Với tình yêu nghề, Tạ Thị Thương Huyền, Bí thư Ðoàn Thanh niên Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cô gái trẻ cũng là người có nhiều sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả công việc.
Đúc đồng Ngũ Xã là một trong bốn nghề nổi tiếng của đất Kinh kỳ xưa (dệt Yên Thái, gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Ngũ Xã). Tuy nhiên, thăng trầm của thời cuộc đã làm nghề xưa mờ dần trong nhịp sống hôm nay. Song, bên bờ hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) nhiều năm nay vẫn có một gia đình miệt mài giữ nghề, mặc những biến thiên của thời gian.
Mảnh đất Thăng Long-Hà Nội luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của nhiều văn nghệ sĩ. Với nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng vậy, cả cuộc đời văn chương của ông là hành trình không mệt mỏi để kiếm tìm, truyền tải vẻ đẹp của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Mới đây, ông là một trong 10 cá nhân vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Bằng tình yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc với những trẻ không may mắc chứng tự kỷ, chị Đào Thanh Hoàn đã gây dựng nên Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng tâm lý-giáo dục Ngọc Ân. Sau bốn năm hoạt động, trung tâm đã trở thành ngôi nhà hạnh phúc.
Luôn cầu thị, lắng nghe nhưng cũng rất quyết đoán và quyết liệt vì việc chung, đó là phong cách của nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, người luôn hết mình vì sự phát triển của Thủ đô.
Với mong muốn san sẻ bớt gánh nặng với những bệnh nhân ung thư, chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, 45 tuổi, sửa lại căn nhà ở gần Bệnh viện K Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) và mời họ về ở trọ miễn phí.
Là một người con của Hà Nội, cựu học sinh Trường trung học phổ thông Chuyên Hà Nội-Amsterdam, nhiều năm qua, dù sống và làm việc tại Pháp, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Phương (trong ảnh) vẫn luôn hướng về Thủ đô, mong muốn làm được nhiều điều có ý nghĩa cho quê hương.
Những ngày đầu tháng 9, cơn bão số 3 đổ bộ vào miền bắc đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều tỉnh, thành phố. Trong khó khăn, hoạn nạn, nhiều câu chuyện về tinh thần tương thân, tương ái, nghĩa đồng bào lại hiện diện khắp nơi.
Trong những ngày qua, 579 đội hình “Thanh niên tình nguyện xung kích” thuộc 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã ra quân, phối hợp các lực lượng chức năng thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
Với mong muốn hạn chế rác thải ra môi trường và giới thiệu đến các gia đình những bó rau sạch, chị Lê Thị Hải Quỳnh, 44 tuổi, ở Hà Nội sáng lập dự án “Đổi rác lấy rau hữu cơ”.
Hành động dũng cảm cứu bạn khỏi đuối nước của học sinh lớp 5; giành Huy chương vàng quốc tế sau những nỗ lực bền bỉ của học sinh lớp 12 đi học xa nhà hơn 20 km, là những tấm gương xứng đáng được lan tỏa của ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô trước thềm năm học mới.
Những năm gần đây các sân chơi nghiên cứu khoa học quốc tế ngày càng thu hút học sinh Việt Nam tham gia. Trước đây thường có đánh giá học sinh Việt Nam chỉ giỏi lý thuyết, thiếu thực hành, thì qua các cuộc thi này, học sinh Việt Nam đang chứng minh năng lực nghiên cứu ứng dụng thực tiễn được quốc tế ghi nhận.
Những ngày diễn ra Lễ Quốc tang, trời Hà Nội đang nắng bỏng rát bỗng chốc đổ cơn mưa lớn, nhưng lực lượng tình nguyện viên Thủ đô vẫn có mặt đầy đủ tại các vị trí được phân công, hỗ trợ các lực lượng chức năng phân luồng và phục vụ nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hà Nội có biết bao thức quà chỉ cần nghe tên thôi đã gói ghém đủ tinh túy của mảnh đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến. Một trong những thứ quà phải kể đến ấy là trà sen Tây Hồ hay còn được mệnh danh là “thiên cổ đệ nhất trà”.
20 năm đi vào hoạt động, tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân, hàng nghìn chiếc tay, chân giả đã được lắp miễn phí cho người khuyết tật - đó là những con số biết nói để kể câu chuyện về người bác sĩ cũng là thương binh, luôn đau đáu với những số phận kém may mắn trong cuộc sống.
Với mong muốn giúp các em nhỏ có một kỳ nghỉ hè an toàn và bổ ích, một lớp học vẽ miễn phí được phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình) thành lập, duy trì gần 30 năm qua. Lớp học tổ chức hai buổi/tuần, kéo dài từ tháng 6 đến giữa tháng 7 hằng năm.
Gẩy đàn tranh bằng cây vĩ kéo, thổi kèn trumpet theo nhịp trống chèo-những sự kết hợp tưởng chừng như không thể, nhưng lại vô cùng ăn ý. "Cha đẻ" cho ý tưởng kết hợp táo bạo ấy chính là chàng trai trẻ Nguyễn Quốc Hoàng Anh (trong ảnh).
Khi xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trung Kính vào rạng sáng 24/5, có bốn thanh niên không quản ngại nguy hiểm, leo thang dây, cầm búa đập tường cứu sống được bốn người đang mắc kẹt trong căn nhà cháy.
Quyết định khởi nghiệp với hướng đi riêng, Nguyễn Mạnh Hiếu (sinh năm 1991), chủ cơ sở sản xuất giày dép Huy Hoàng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Yên (Phú Xuyên, Hà Nội) đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thậm chí có lúc đã muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, tình yêu làng nghề, khát vọng đưa sản phẩm truyền thống vươn xa đã giúp Hiếu vượt qua, thu hái trái ngọt.
Nhà ăn Không đồng Bạch Mai ở ngõ 15 Phương Mai, quận Đống Đa (Hà Nội) đã duy trì hoạt động suốt hai năm qua, chia sẻ khó khăn với bệnh nhân nghèo đang điều trị tại các bệnh viện, bằng những suất cơm 0 đồng.
Em Nguyễn Thiên Kim, học sinh lớp 6A11, Trường THCS Ngũ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) vừa được Thành đoàn Hà Nội vinh danh là “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu” bởi sở hữu nhiều huy chương trong nước và nước ngoài ở môn cờ tướng. Kim cũng là người trẻ tuổi nhất trong số 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.
Năm nay mới 19 tuổi, nhưng Đinh Cao Sơn (trong ảnh), sinh viên năm thứ nhất Trường đại học Sư phạm Hà Nội đã sở hữu nhiều thành tích khiến bao người nể phục. Em đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì, Huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế… Chàng trai trẻ này vừa vinh dự nhận danh hiệu “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” và danh hiệu “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu” năm 2023.
Đó là chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1996), ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, người đã có 124 lần hiến máu và tiểu cầu. Văn Thanh là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vừa được Thành đoàn Hà Nội công bố.
Tận tâm, nhiệt huyết, trách nhiệm là ba từ khóa luôn được Phan Việt Dũng, Bí thư chi đoàn 1 Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng trong công việc hằng ngày. Điều này cũng giúp chàng trai trẻ có nhiều sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu suất làm việc.
Khi Tổ quốc cần, biết bao người lính đã không tiếc máu xương để bảo vệ Tổ quốc. Trở về địa phương khi đất nước lặng yên tiếng súng, những cựu chiến binh luôn nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, hăng say xây dựng quê hương, đất nước, trở thành tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.
Nếu mục tiêu của các bạn quá lớn, hãy chia nó thành từng mục tiêu nhỏ để thực hiện và hãy luôn kiên định trên con đường của mình, đừng bao giờ từ bỏ con đường ấy dù ai có nói gì. Ðó là bí quyết để Dương Công Sơn, chàng sinh viên vừa giành được giải thưởng CSC AWARD 2023 (lần thứ 11) - giải thưởng thường niên của Quỹ Hỗ trợ sinh viên tài năng ngành xây dựng dành cho một sinh viên xuất sắc nhất mỗi năm học, muốn gửi gắm đến các bạn trẻ.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, cùng với đồng đội, Thượng úy Nguyễn Duy Tuấn (cán bộ Đội Chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực số 5, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thành phố Hà Nội) luôn đối mặt với hiểm nguy. Tuy nhiên, vì sự an toàn về tính mạng, tài sản của người dân, anh và đồng đội chưa bao giờ chùn bước.
Gần mười năm gắn bó với công tác đoàn, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Trường đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đồng hành cùng rất nhiều lứa sinh viên. Ngọc Anh cũng là người góp phần thực hiện nhiều mô hình sáng tạo trang bị kiến thức, kỹ năng cho sinh viên.
Với mong muốn mang tới các giải pháp y tế số thông minh, chi phí thấp, mở ra khả năng tiếp cận ở quy mô lớn nhằm nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, TS Phạm Huy Hiệu, giảng viên Trường đại học VinUni đã dành tâm huyết cho các nghiên cứu trong lĩnh vực y tế.
7 giờ 30 phút sáng, thanh âm trong trẻo của tiếng đọc bài, tập tính đã phá tan màn sương nơi con ngõ nhỏ của phường Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội)… 25 năm qua, cô giáo Phạm Thị Huyền vẫn miệt mài lên lớp để mang cái chữ cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.
Sinh ra và lớn lên ở vùng hoa Mê Linh (Hà Nội), ông Phạm Đức Tài sớm gắn bó với nghề trồng hoa. Song, điều khiến cây hoa hồng trong nhà vườn Tài Lý của ông Tài có giá trị cao là nhờ ông dày công tìm tòi, học hỏi để tạo ra những gốc hồng bonsai.