Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là địa bàn có diện tích nhỏ nhất thành phố, nhưng lại là trung tâm du lịch, thương mại phát triển nhất Thủ đô. Xác định văn hóa ứng xử, văn minh thương mại có vai trò quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hoá, đặc biệt là văn hóa của khu phố cổ, Hoàn Kiếm chú trọng việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử gắn với gìn giữ nét thanh lịch của người Hoàn Kiếm, qua đó, tăng sức hấp dẫn cho du lịch trên địa bàn.
Làng tranh Kim Hoàng (huyện Hoài Ðức, Hà Nội) đã từng thất truyền đến tám thập niên, nhưng bây giờ, ngay giữa ngôi làng cổ có một xưởng làm tranh dân gian Kim Hoàng. Nhiều khách du lịch, nhiều học sinh đến tham quan, tìm hiểu. Chủ nhân của xưởng làm tranh ấy là nghệ nhân Ðào Ðình Chung. Ðến với tranh dân gian muộn, nhưng tình yêu với dòng tranh quê hương giúp anh gắn bó và lan tỏa nét đẹp dòng tranh này đến cộng đồng.
Ông Tohru Ninomiya vừa mới trở về Nhật Bản cách đây ít ngày. Trước khi rời Việt Nam, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có buổi gặp mặt, tri ân doanh nhân Nhật Bản này, bởi suốt 12 năm qua, ông nổi tiếng với cái tên “người Nhật nhặt rác” ở hồ Gươm. Việc làm của ông đã đánh thức trách nhiệm cộng đồng, thu hút được nhiều người tham gia. Khi ông rời Việt Nam, công việc nhặt rác quanh hồ Gươm được trao lại cho những người bạn Việt Nam của ông.
Dù tuổi đời còn trẻ nhưng nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn (làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, huyện Phú Xuyên) đã góp phần đem lại sinh khí mới cho nghề khảm trai Chuôn Ngọ. Anh là một trong những người tiên phong làm các sản phẩm khảm trai chân dung; đồng thời cũng là người ứng dụng công nghệ mở kênh giới thiệu nét tài hoa về khảm trai trên các nền tảng Facebook và YouTube. Hoạt động này giúp cộng đồng hiểu thêm về giá trị văn hóa, kinh tế của các sản phẩm khảm trai.
Quạt Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) từng đứng trước nhiều khó khăn, làng nghề có nguy cơ mai một, nhưng giờ đây, nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế tìm về Chàng Sơn để tham gia các hoạt động trải nghiệm, mua sắm. Quạt Chàng Sơn nay không được sử dụng như là vật dụng sinh hoạt như trước đây, mà được dùng để trang trí, làm quà lưu niệm. Nghệ nhân Nguyễn Thị Tuấn chính là một trong những người đem lại sức sống mới cho quạt Chàng Sơn.
Sơn mài Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) là làng nghề nổi tiếng của Hà Nội, có nhiều sản phẩm trang trí, đồ lưu niệm hấp dẫn. Trong bối cảnh xã hội có nhiều thay đổi, nhiều người chuyển sang làm sơn mài "công nghiệp" bằng cách thay chất liệu, rút bớt công đoạn. Tuy nhiên, nghệ nhân Vũ Huy Mến vẫn kiên trì gìn giữ sơn mài truyền thống, sử dụng sơn ta và giữ vững các công đoạn, bởi với ông, chính việc gìn giữ nét đẹp truyền thống này mới thật sự tạo tương lai cho làng nghề.
Hà Nội hiện giờ có nhiều câu lạc bộ, giáo phường ca trù. Ca trù đang trên đường hồi sinh, nhưng với đào nương tài hoa Kim Ngọc, điều đó đem đến niềm vui xen lẫn nỗi lo, bởi khi phát triển “nóng” sẽ có thể có nhiều sai lạc. Bởi thế, biết rằng chặng đường còn gian nan, cô âm thầm nghiên cứu, tìm hiểu và tìm lại những chuẩn mực ca trù cổ.
Giữa một thành phố sôi động, náo nhiệt, hối hả, thì những phố đi bộ là một không gian để chúng ta chậm lại quan sát, ngắm nhìn nhịp sống của chính mình và những người chung quanh.
Trên phố Hàng Quạt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), có một cửa hàng khắc dấu gỗ nhỏ xíu. Chiều rộng của cửa hàng chỉ hơn 1m, nhưng lúc nào cũng có những vị khách xúm xít ngắm người thợ cặm cụi làm con dấu. Người thợ khắc dấu đó là ông Phạm Văn Toàn. Nhiều người Việt Nam không biết đến ông, nhưng ông lại khá nổi tiếng khi xuất hiện trên nhiều tờ báo nước ngoài.
Văn hóa Hà Nội luôn có sức hút đặc biệt, vì thế, sau khi những nhà nghiên cứu nổi tiếng như: Nguyễn Vinh Phúc, Giang Quân… qua đời, lại có những thế hệ tiếp nối nghiên cứu chuyên sâu về Hà Nội. Một trong số đó phải kể đến nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến. Sau những năm tháng lao động miệt mài, ông đã cho ra đời nhiều cuốn sách về Hà Nội như: Đi dọc Hà Nội, Đi ngang Hà Nội, Hà Nội còn một chút này… Năm 2023, nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến vinh dự được trao danh hiệu “Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2023”.
Từ trước Trung thu cả tháng, nghệ nhân Bùi Viết Tưởng ở xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội đã vô cùng bận rộn. Càng gần đến ngày rằm tháng 8 (âm lịch), công việc càng nhiều hơn, bởi anh là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường, lịch diễn luôn dày đặc. Song, nghệ nhân Bùi Viết Tưởng còn bận bịu vì một lý do đặc biệt: Anh vừa múa lân, vừa là người làm ra những chiếc đầu lân, anh còn là người truyền lửa cho thế hệ trẻ tiếp nối, yêu mến văn hóa cổ truyền.
Tôi xa Hà Nội vào đúng những ngày mùa thu đẹp nhất. Chuyến công tác không quá dài nhưng đủ làm tôi bâng khuâng nhớ về Hà Nội. Cái nắng ẩn hiện của vùng cao nguyên tưởng như đang mời gọi, nhưng lại làm tôi xao xuyến nhớ ánh nắng trong veo rơi nhẹ trên những gợn sóng Hồ Gươm. Cái lạnh buốt buổi chiều nơi đây khiến tôi thêm cồn cào nhớ một chút se se những đêm thu Hà Nội.
Xôi vốn là món quà sáng dân dã, thân thuộc với nhiều gia đình. Có một người đã góp phần biến món quà ấy thành tinh hoa ẩm thực là Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thị Tuyến (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ). Những món xôi do bà nấu từng phục vụ nhiều vị khách quốc tế, hay cả trong một số sự kiện quan trọng của đất nước. Dẫu đã thành danh nhưng hằng ngày, bà vẫn dậy từ sớm tinh mơ để bắc bếp, đồ xôi.
Năm 2006, một nhóm sinh viên tập hợp nhau lại tình nguyện hướng dẫn khách du lịch tham quan, khám phá Hà Nội. Đến nay, sau 17 năm, câu lạc bộ của những bạn trẻ yêu văn hóa Hà Nội vẫn được duy trì, hoạt động ngày một bài bản, chuyên nghiệp hơn. Đó là Câu lạc bộ dẫn tour tiếng Anh tình nguyện HanoiKids (Những đứa con Hà Nội).
Phố Hàng Bạc là một trong những phố nghề đặc sắc, tiêu biểu của Thăng Long - Kẻ Chợ, nơi sinh ra nhiều nghệ nhân tài hoa. Do những biến đổi của xã hội, phố Hàng Bạc giờ đã chuyển sang kinh doanh vàng bạc, đá quý, chỉ có duy nhất một gia đình còn gắn bó với nghề kim hoàn. Ðó là ông Nguyễn Chí Thành, người hơn 60 năm giữ nghề chạm bạc.
Cuối năm 2022, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã vinh danh một nghệ nhân đặc biệt - ông Nguyễn Văn Lũy (phường Phúc Lợi, quận Long Biên), người có công lớn trong việc hồi sinh và gìn giữ nghệ thuật hát múa Ải Lao.
Nghệ nhân Bùi Quốc Thi được mọi người tôn vinh là "đại thụ" của hát chầu văn. Không chỉ là một kho tàng văn hóa về thờ Mẫu, ở mỗi màn diễn xướng, ông như có sự liên thông về tâm tưởng của thanh đồng, để luyến láy những ngón đàn, điệu hát thăng hoa.
Vừa làm thầy dạy cho ca nương, vừa hướng dẫn các ngón đàn đáy cho kép đàn. Không chỉ dạy miễn phí, mà còn bỏ tiền mua trang phục cho các cháu nhỏ để các cháu gắn bó với ca trù. Hiếm nghệ nhân nào phải "đóng" nhiều vai như nghệ nhân Nguyễn Thị Tam suốt mấy chục năm ròng như thế. Nhờ đó mà ca trù Thượng Mỗ hồi sinh.
Trong trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, có một chiếc máy bay B-52 đã bị bắn cháy và rơi xuống nội thành Hà Nội. Bên xác chiếc máy bay ấy, những nhân chứng lịch sử đã làm sống lại những ký ức về một thời lửa đạn xưa.
Năm 2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Hà Nội được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao hơn 3.074 tỷ đồng thực hiện các dự án thuộc các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; môi trường, hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát nước.
Vốn đam mê đọc sách, yêu văn hóa xứ Đoài, anh Nguyễn Mạnh Hùng đã dành tâm huyết thành lập kho sách mang tên Xứ Đoài books tại thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng). Nơi đây có hàng nghìn cuốn sách về danh nhân xứ Đoài, do các tác gia xứ Đoài sáng tác. Nhiều nhất trong đó là các tác phẩm văn chương. Xứ Đoài thi quán mở cửa miễn phí với tất cả mọi người, là nơi giao lưu về văn hóa xứ Đoài.
Xứ Đoài là một miền cổ tích với nhiều điều bí ẩn. Ở Liệp Tuyết (huyện Quốc Oai, Hà Nội) xưa kia có tục lệ 36 năm mới tổ chức lễ hội hát dô một lần. Lời nguyền ấy không ai dám vượt qua, khiến cái hay, cái đẹp hát dô có nguy cơ biến mất. Chấp nhận những “rủi ro” có thể đến, bà Nguyễn Thị Lan đã đi tìm lại những điệu hát dô suốt 30 năm qua.
Xấp xỉ 80 tuổi, nhưng Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An (trong ảnh) vẫn năng nổ trên khắp các lĩnh vực công tác. Không chỉ tham gia các dự án khoa học, bà còn tích cực tham gia nhiều diễn đàn, đưa ra những ý kiến, những phản biện xác đáng cho sự phát triển của thành phố.
Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở đã giúp thay đổi diện mạo thành phố theo hướng hiện đại, văn minh.
Tình yêu, niềm say mê với nghề mây tre đan được gia đình Nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh (trong ảnh) trao truyền qua các thế hệ. Ba thế hệ của gia đình ông đều được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ở lĩnh vực này. Sản phẩm mây tre đan của gia đình ông chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Toàn bộ sân vườn nhà ông Tạ Hồng Điệp (thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội) được phủ kín bởi những chậu sen. Mùa này, không gian như được ướp hương sen.
Tối 9/7, tại Trung tâm Bảo trợ và Phát triển nghệ thuật APD (phố Lương Yên, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Mạng lưới Vì một Hà Nội đáng sống đã ra mắt Giải thưởng Vì một Hà Nội đáng sống.
Chỉ còn ít ngày nữa, lễ khai mạc SEA Games 31 sẽ chính thức diễn ra. Thủ đô Hà Nội là địa bàn trọng điểm, nơi tổ chức lễ khai mạc, bế mạc và 18 môn thi đấu, tại 14 địa điểm.
Sinh ra ở làng đàn Đào Xá, là con của Nghệ nhân Ưu tú duy nhất của làng, nhưng anh Đào Anh Tuấn lại chọn con đường lập nghiệp theo hướng khác. Nhưng rồi, sau những bôn ba, khi đã qua nhiều trải nghiệm cuộc sống, anh Tuấn mới hiểu nỗi lòng, hiểu công việc của cha anh. Tiếng đàn Đào Xá đã “gọi” anh về...
Đã bước qua tuổi 80, con cái đều thành đạt, nhưng ngày ngày, bà Lê Thị Quyến (phố Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm) vẫn mở cửa hiệu, tiếp khách và kỳ cạch ngồi may áo bằng chiếc máy khâu cũ. Đã hơn bảy mươi năm bà Quyến gắn bó với chiếc áo dài truyền thống.