Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp. (Ảnh VIẾT CHUNG)

Thúc đẩy thị trường khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việc đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả là rất quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai quy trình đó còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ để phát triển thị trường khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Công bố 10 địa phương đạt Chỉ số PII cao nhất.

Hà Nội dẫn đầu cả nước về Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

Chiều 12/3, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố kết quả Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII-Provincial Innovation Index) năm 2023. Kết quả, Hà Nội là địa phương có điểm số cao nhất, đạt 62.86 điểm, dẫn đầu cả nước. Sau Hà Nội lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Quảng Ninh và Thái Nguyên.
Ảnh minh họa (nguồn: Reuters).

Nhận diện, xử lý “truyền thông bẩn” trên mạng xã hội

Những năm trở lại đây, thuật ngữ “truyền thông bẩn” xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn, kéo theo đó hàng loạt ảnh hưởng không nhỏ trong cộng đồng, nhất là đối với các bên liên quan. Từ những “chiêu trò” như tung tin giả, sai sự thật, bịa đặt… nhiều đối tượng đã lợi dụng kẽ hở pháp luật, ngang nhiên xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thu lời bất chính cho bản thân.
Nghiên cứu khoa học tại Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: XUÂN TRIỆU)

Thí điểm cơ chế, chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn chưa thật sự là động lực và nền tảng cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Một nguyên nhân là, nhiều quy định trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn bất cập, chậm được tháo gỡ. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các bộ, cơ quan, liên quan rà soát, xây dựng các chính sách đặc thù nhằm đổi mới mạnh mẽ, thúc đẩy khoa học, công nghệ và khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Nhiều giống lúa được nghiên cứu nhằm thích ứng biến đổi khí hậu.

Khoa học, công nghệ ứng phó biến đổi khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, nhưng cũng là khu vực đang phải đối mặt nhiều thách thức do biến đổi khí hậu tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực, thành phần kinh tế. Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổ Phụ nữ chuyển đổi số của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hướng dẫn hội viên cách sử dụng điện thoại thông minh.

Phụ nữ trên hành trình chuyển đổi số

Nhờ sự linh hoạt trong chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và sự nhạy bén, chủ động, trách nhiệm của mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ, các hoạt động của Hội đang từng bước được đổi mới về nội dung và phương thức truyền tải để phù hợp thời đại công nghệ số. Nhờ đó, giúp hội viên, phụ nữ dần tham gia mạnh mẽ vào quá trình chuyển đổi số, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong hoạt động Hội cũng như trong sản xuất, kinh doanh.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tham gia các hoạt động xúc tiến song phương tại Australia.

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Australia trong lĩnh vực hydrogen

Trong khuôn khổ Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia và thăm chính thức Australia, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có các hoạt động tiếp xúc song phương, gặp mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Australia và làm việc với một số đối tác tại Australia trong lĩnh vực hydrogen.
Thành viên hội đồng khoa học Tổng cục Hải quan. (Ảnh Viện Nghiên cứu Hải quan cung cấp)

Dấu ấn 30 năm thành lập và phát triển Viện nghiên cứu Hải quan (7/3/1994-7/3/2024)

Viện Nghiên cứu Hải quan là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Hải quan, thành lập từ ngày 7/3/1994. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Viện Nghiên cứu Hải quan đã khẳng định là đơn vị có truyền thống, bề dày kinh nghiệm để thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, quản lý khoa học và thông tin khoa học, theo dõi, cập nhật và biên soạn các tài liệu liên quan quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển của Hải quan Việt Nam, góp phần không nhỏ vào thành công của công cuộc cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan.
Hội đồng Giáo sư nhà nước triển khai các hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư.

Minh bạch, chính xác trong xét tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư

Trong 5 năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành liên quan đến đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ giáo sư, phó giáo sư (GS, PGS). Vì vậy, hoạt động của hội đồng giáo sư các cấp đã được đổi mới, đóng góp tích cực vào phát triển đội ngũ trí thức cả về số lượng và chất lượng.
Bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng ngày 26/1/2024. Ảnh: THANH TÙNG

Cơ hội phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Cuối tháng 1/2024, UBND thành phố Đà Nẵng chính thức công bố quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng. Đây là một trong ba trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia được quy hoạch lộ trình xây dựng từ nay đến năm 2030, cùng với các trung tâm đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo nền tảng để phát triển Mạng lưới Trung tâm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bán dẫn quốc gia.
Hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Viện Công nghệ thông tin.

Thành tựu mới trong ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Các nhà khoa học của Viện Công nghệ thông tin (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: Hiện nay, cơ hội để nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo rất lớn, nhưng nếu không có cơ chế thúc đẩy kịp thời thì sản phẩm công nghệ của nước ngoài sẽ lấn át, các trang thiết bị đầu tư trong nước không được khai thác hiệu quả…
back to top