Đại diện lãnh đạo UDIC nhận chứng nhận Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024.

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 nhà thầu xây dựng của năm 2024

Tại Lễ công bố Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 và Top 5 công ty bất động sản - xây dựng - vật liệu xây dựng năm 2024, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC) tiếp tục được vinh danh là doanh nghiệp trong Top 10 nhà thầu xây dựng của năm.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
Hà Nội
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
11-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
30-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
26-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
23-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
24-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về "Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
13-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
15-NQ/TW
NGHỊ QUYẾT của Bộ Chính trị
Ngày 30/12/2022, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
31-NQ/TW
Ngôi đình Phả Trúc Lâm, một di tích nhỏ nằm khiêm nhường trong phố cổ trở nên sống động hơn nhờ những hoạt động nghệ thuật.

Kể chuyện di sản phố cổ bằng ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại

Khu phố cổ Hà Nội chỉ rộng khoảng 80 ha, nhưng trong lòng nó chứa biết bao câu chuyện từ quá khứ. Phố cổ có nhiều di tích nằm ngay trong lòng những con phố nhỏ, ngõ nhỏ, rất dễ bị “ngủ quên”. Tuy nhiên, những dự án nghệ thuật đã góp phần đánh thức những di sản ấy thông qua ngôn ngữ nghệ thuật đương đại.
Ðồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất hệ thống tàu điện một ray bố trí dọc hai bên sông Hồng. (Ảnh ÐĂNG ANH)

Quy hoạch hệ thống tàu điện một ray dọc sông Hồng

Theo Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vừa được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua, đề xuất của Ủy ban nhân dân thành phố về bố trí các tuyến tàu điện một ray (monorail) dọc hai bên sông Hồng đã được chấp thuận.
Khu đất dịch vụ X2 tại xã Song Phương, huyện Hoài Ðức, Hà Nội.

Sớm hoàn thiện hạ tầng các khu đất dịch vụ

Sau nhiều năm mòn mỏi chờ đợi, nhiều người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội rất vui mừng khi được chính quyền bố trí đất dịch vụ. Tuy nhiên, không ít khu đất dịch vụ chưa được đầu tư điện, nước sạch sinh hoạt, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn thành công với công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo tay như khảm trai.

Mang sinh khí mới cho nghề khảm trai

Dù tuổi đời còn trẻ nhưng nghệ nhân Nguyễn Thanh Tuấn (làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ, huyện Phú Xuyên) đã góp phần đem lại sinh khí mới cho nghề khảm trai Chuôn Ngọ. Anh là một trong những người tiên phong làm các sản phẩm khảm trai chân dung; đồng thời cũng là người ứng dụng công nghệ mở kênh giới thiệu nét tài hoa về khảm trai trên các nền tảng Facebook và YouTube. Hoạt động này giúp cộng đồng hiểu thêm về giá trị văn hóa, kinh tế của các sản phẩm khảm trai.

Cảm xúc tháng Tư

Tháng Tư trong tôi ấp ủ những chờ đợi, thương yêu, đợi chờ những ngày chớm hạ, cuối xuân với biết bao nhiêu hồi ức về một khoảng mong nhớ, ngọt ngào. Nhớ bố mẹ và góc vườn con mướt xanh những luống rau muống đầu mùa, giàn mướp xanh um vướng vít những trái đung đưa trong gió. Nhớ cánh đồng làng rộng mênh mông, lúa đương thì con gái bừng sức sống. Nhớ con đường nhỏ trước cổng trường cũ, bằng lăng ấp ủ những giấc mơ học trò đầy những khát khao.

Tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải hành khách

Cuối tuần này, người dân sẽ bước vào kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài năm ngày. Do thời gian nghỉ dài ngày, dự báo lượng hành khách đi lại trên các tuyến vận tải khách sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường. Tại các bến xe lớn trên địa bàn Hà Nội như Giáp Bát, Mỹ Ðình, Gia Lâm..., dự kiến từ khoảng ngày 25 đến 27/4 và ngày 1 đến 3/5, lượng khách sẽ tăng mạnh, khoảng 22.000 lượt/ngày, tương đương khoảng từ 300-350% so với ngày thường.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua 18 nghị quyết tại kỳ họp thứ 15, khóa 16.

Đề cao trách nhiệm giải trình trong đầu tư công

Tại kỳ họp thứ 15, khóa 16 vừa qua, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã xem xét, quyết nghị nội dung về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố và phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Các quyết nghị của kỳ họp cho thấy, các cấp, các ngành của thành phố thực hiện nghiêm túc yêu cầu về đề cao trách nhiệm giải trình, tiếp thu giải trình trong các lĩnh vực, nhất là trong đầu tư công.
Các bạn nhỏ tham gia hoạt động trải nghiệm tại Phố Sách Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng

Với mục đích xây dựng Hà Nội thành thủ đô của tri thức, thủ đô của văn hóa đọc, nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), khắp nơi trên địa bàn thành phố đã diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu sách, các buổi tọa đàm, các trò chơi... nhằm lan tỏa, tôn vinh văn hóa đọc. Các hoạt động chủ yếu hướng đến giới trẻ với hình thức thể hiện sinh động, giúp văn hóa đọc ngày càng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Người dân đến làm thủ tục tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội, chi nhánh huyện Thanh Trì.

Đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết thủ tục đất đai

Nhờ kịp thời triển khai các biện pháp nghiệp vụ, bố trí sắp xếp cán bộ làm việc cả thứ bảy, chủ nhật, công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội từng bước ổn định trở lại. Tuy nhiên, để giải quyết nhanh chóng, hiệu quả lượng hồ sơ gia tăng, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội cần mở rộng hình thức giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến.
Anh Nguyễn Văn Thanh tham gia chương trình "Gặp mặt người hiến tiểu cầu tiêu biểu" năm 2023. (Ảnh Viện Huyết học)

Được cho đi là hạnh phúc

Đó là chia sẻ của chàng trai trẻ Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1996), ở xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh, người đã có 124 lần hiến máu và tiểu cầu. Văn Thanh là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023 vừa được Thành đoàn Hà Nội công bố.
Phiên giao dịch việc làm tại quận Hà Đông thu hút nhiều người lao động đến tìm kiếm cơ hội. (Ảnh NAM DUY)

Tăng cường kết nối việc làm

Từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp các đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm. Các phiên giao dịch được tổ chức theo từng khu vực và chuyên đề khác nhau nhằm kết nối "người tìm việc - việc tìm người" một cách hiệu quả nhất.
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc

Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc

Cuối tuần qua, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Nổi bật trong dịp này là trưng bày, triển lãm 500 tựa sách, tài liệu về thành tựu đổi mới; quá trình chuyển đổi số trên các lĩnh vực...

Cần các giải pháp đồng bộ giảm ùn tắc giao thông

Theo số liệu của Sở Giao thông vận tải, hiện trên địa bàn thành phố có 33 điểm ùn tắc giao thông, trong đó có 22 điểm có từ trước và 11 điểm phát sinh. Tốc độ tăng trưởng phương tiện giai đoạn 2019-2023 là hơn 10%/năm đối với ô-tô, 3%/năm đối với xe máy; tuy nhiên, diện tích đất cho giao thông bình quân hằng năm chỉ tăng từ 0,26 đến 0,3%. Trong khi đó, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Sự chênh lệch đó tất yếu dẫn đến quá tải hạ tầng giao thông ngày càng trầm trọng, nhất là trên những tuyến đường hướng tâm, đường vành đai, các cầu vượt sông Hồng...
back to top