Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng công bố kết quả bỏ phiếu Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Thông qua Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Chiều 23/2, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh, đã công bố kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng Thẩm định quy hoạch tỉnh đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Cả ba nội dung bỏ phiếu đều được thông qua với tỷ lệ 100%.

1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
Hà Nội
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.

Cơ hội hóa giải áp lực đô thị

Trước tình trạng xen cấy các công trình hỗn hợp cao tầng tại khu vực trung tâm nội đô, khu đô thị mới, nhiều chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng đồng bộ hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu, những công cụ để kiểm soát quy hoạch, xây dựng…, phát triển đô thị bền vững.

Tập trung nguồn lực tạo nguồn cung nhà ở

Mấy năm gần đây, nguồn cung nhà ở tại Hà Nội liên tục giảm, một phần do hàng loạt dự án phải tạm dừng. Năm 2022, nguồn cung nhà ở trên địa bàn Hà Nội tiếp tục giảm, trong đó, quý III chỉ có thêm hơn 3.600 sản phẩm, nhưng chủ yếu là hàng tồn kho, tập trung chủ yếu tại các quận Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.

Linh hoạt trong cải tạo, xây mới chung cư cũ

Những rào cản từ chính sách cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, quyền lợi của người dân liên quan vấn đề này, đã và đang được thành phố dần được tháo gỡ trong thời gian gần đây. Kỳ vọng, sự linh hoạt trong triển khai sẽ giúp một số dự án được khởi công vào nửa đầu năm 2023.
Đồng chí Đinh Tiến Dũng trò chuyện với người dân có đất nằm trong dự án Vành đai 4-Vùng Thủ đô trên địa bàn huyện Hoài Đức.

Hà Nội bảo đảm khởi công dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô vào tháng 6/2023

Ngày 24/11, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đã đi khảo sát thực địa và làm việc với các cơ quan liên quan của thành phố Hà Nội về tình hình thực hiện dự án, trọng tâm là dự án thành phần giải phóng mặt bằng.

Quy hoạch đô thị có chiều sâu

Đô thị hóa quá nhanh lại đầu tư phát triển thiếu trọng tâm, đồng bộ đã khiến áp lực đô thị ngày một lộ rõ. Câu chuyện Bí thư Thành ủy Hà Nội chia sẻ về vấn đề lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè... trong buổi tiếp xúc cử tri vừa qua càng cho thấy câu chuyện quy hoạch đô thị có chiều sâu phải được quan tâm đúng mức hơn.
Lãnh đạo UBND huyện Mê Linh vận động người dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. (Ảnh: Vũ Cường)

Huyện Mê Linh triển khai giải phóng mặt bằng phục vụ dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô

Tuyến đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô Hà Nội, đoạn đi qua huyện Mê Linh (Hà Nội) có chiều dài 11,2km. Ban Thường vụ Huyện ủy Mê Linh đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chi tiết để chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ. Tiến độ thực hiện dự án tại huyện Mê Linh rất khẩn trương.
Quang cảnh hội nghị chiều 28/9.

Hà Nội bàn các giải pháp phát triển khu công nghiệp và phòng, chống cháy nổ

Chiều 28/9, Thường trực Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban quý III/2022 với lãnh đạo quận, huyện, thị xã theo hình thức trực tuyến, về tiến độ các dự án phát triển khu, cụm công nghiệp và tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ trên địa bàn thành phố.
Nhiều dự án tại huyện Mê Linh chậm triển khai. (Ảnh: Ngọc Anh)

Hà Nội chấm dứt, dừng thực hiện nhiều dự án chậm triển khai

Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về việc chấm dứt, dừng thực hiện đối với một số dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm Luật Đầu tư, Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.

Tăng diện tích không gian xanh

Từ nay đến năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới sáu công viên. Người dân Thủ đô kỳ vọng, tiến độ đầu tư, xây dựng được triển khai đúng kế hoạch, thêm không gian công cộng hữu ích cho người dân.
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4 qua Hà Nội và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. (Ảnh: NGỌC HẢI)

Hà Nội ủy quyền cho Chủ tịch UBND các quận, huyện phê duyệt thủ tục đầu tư các khu tái định cư phục vụ dự án đường Vành đai 4

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định số 3283/QĐ-UBND về việc ủy quyền phê duyệt và giao nhiệm vụ triển khai thủ tục đầu tư các dự án xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng các đoạn tuyến của Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Nâng chất lượng sống của cư dân đô thị

Với định hướng phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, Thành ủy Hà Nội khóa 17 đã ban hành Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”. Các sở, ban, ngành, địa phương đưa ra nhiều chỉ tiêu, trong đó một nhiệm vụ trọng tâm là cải tạo, chỉnh trang đô thị, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Tránh lãng phí nguồn lực đất đai

Việc chậm đưa đất vào sử dụng đúng mục đích ở hàng trăm dự án luôn là vấn đề dư luận quan tâm. Bởi tình trạng đó gây lãng phí nguồn lực phát triển, làm chậm tiến trình đô thị hóa, ảnh hưởng tới sinh kế của một bộ phận người dân sau khi thu hồi đất.
Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.

Hà Nội thông qua danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch

Sáng 8/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1). Theo đó, 9 cơ sở nhà, đất do các doanh nghiệp (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) hiện đang quản lý, sử dụng sẽ phải di dời đợt này.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết. (Ảnh: DUY LINH)

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 tất cả các khu công nghiệp có khu nhà ở xã hội

Sáng 8/7, kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình phát triển nhà ở Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2025, thành phố bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân, quy định nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp. Đến năm 2030, tất cả các khu công nghiệp đều có khu nhà ở xã hội.

Cơ sở để tái thiết đô thị

Để đẩy nhanh tiến độ di dời trụ sở bộ, ngành của trung ương, nhà máy, xí nghiệp… ra khỏi khu vực nội đô Hà Nội, tạo cơ sở tái thiết đô thị, cần có một cơ chế đủ mạnh và sự nghiêm minh trong thực hiện triển khai quy hoạch xây dựng.

Khu đất vàng tại 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Hà Nội không xây dựng chung cư cao tầng tại khu đất 148 đường Giảng Võ

Ngày 7/7, tại phiên tái chất vấn kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội,  Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, khu đất 148 Giảng Võ, quận Ba Đình (Triển lãm Giảng Võ cũ) sẽ được điều chỉnh quy hoạch theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh, làm trung tâm dịch vụ, thương mại, văn hóa, không xây dựng chung cư.

back to top