Người tiêu dùng mua sắm thực phẩm tại siêu thị Big C Thăng Long.

Hà Nội bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán

Để phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân Thủ đô, góp phần ổn định thị trường, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn thành phố, đồng thời, sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán 2021, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Hà Nội tập trung triển khai tốt công tác tổ chức, phục vụ Tết. 

1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
Hà Nội
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận một cửa UBND huyện Phúc Thọ. Ảnh: THANH HẢI

Phúc Thọ tập trung cải cách hành chính, tinh giản bộ máy

Nhằm xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp và hiện đại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Phúc Thọ đã tập trung tinh giản bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Lực lượng chức năng quận Cầu Giấy giải phóng mặt bằng dự án Đầu tư mở rộng đường Vành đai 3 (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long). Ảnh: TRẦN HOÀNG

Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng tại quận Cầu Giấy

Công khai, minh bạch, lấy các hộ trong diện thu hồi đất làm trung tâm để tuyên truyền, vận động, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân. Đó là những kinh nghiệm mà quận Cầu Giấy đang triển khai trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án, nhằm cải thiện hạ tầng đô thị trên địa bàn.
Cán bộ bộ phận một cửa quận ủy Thanh Xuân giải quyết thủ tục hành chính về công tác Đảng cho đảng viên.

Kết quả bước đầu của Năm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

Bài 2: Tăng cường kiểm tra, siết chặt kỷ luật công vụ

Trong Năm “nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, nhiều cơ quan, đơn vị của TP Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đi liền với nâng cao hiệu quả công việc, siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo, bước đầu đạt kết quả tích cực.

Để rừng mãi là lá phổi xanh

Hà Nội có nhiều cánh rừng hùng vĩ, trải rộng trên khắp bảy huyện, thị xã, nhất là các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức... với tổng diện tích lên tới gần 28 nghìn ha. Rừng vừa là nguồn kinh tế, vừa là lá phổi xanh cho thành phố. Song song với quá trình đô thị hóa, bảo vệ rừng là nhiệm vụ quan trọng của Thủ đô. Tuy nhiên, thời gian qua, đã có không ít diện tích rừng trên địa bàn bị sử dụng sai mục đích.

Dự án khu đô thị mới Cầu Bươu có diện tích gần 20 ha tại huyện Thanh Trì chỉ có một tòa nhà và vài biệt thự được xây dựng nhưng bỏ hoang. Ảnh: TRẦN KHÁNG

Kiên quyết thu hồi các dự án “ôm” đất

383 dự án vốn ngoài ngân sách sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP Hà Nội đã và đang làm lãng phí nguồn tài nguyên đất, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của người dân. Để chấn chỉnh tình hình này, thời gian tới, TP Hà Nội sẽ rà soát, thu hồi đất tại các dự án mà chủ đầu tư không còn năng lực triển khai thực hiện.
Cán bộ Ủy ban MTTQ phường Giang Biên (quận Long Biên) thảo luận việc triển khai giám sát, nhận xét đảng viên hai chiều tại nơi cư trú. Ảnh: TUỆ PHƯƠNG

Tăng cường giám sát, nâng cao chất lượng đảng viên nơi cư trú

Tăng cường kết nối với cơ sở, khắc phục tình trạng xa dân của cán bộ, đảng viên. Những kết quả bước đầu ấy của Hà Nội khi Mặt trận Tổ quốc tham gia giám sát đối với đảng viên nơi cư trú theo tinh thần Quy định 76-QĐ/TW của Bộ Chính trị sẽ tiếp tục được phát huy để nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở.

Siết chặt quản lý hoạt động chợ đêm Văn Quán

Giữa khu dân cư đông đúc, đô thị hiện đại, nhiều năm qua vẫn tồn tại khu chợ đêm nông sản lấn chiếm lòng đường, gây ùn tắc giao thông, xả rác thải bừa bãi. Đó là tình trạng đang diễn ra tại phường Văn Quán (quận Hà Đông) đòi hỏi chính quyền có giải pháp xử lý kịp thời.

Tháo gỡ vướng mắc trong việc giao đất dịch vụ tại huyện Mê Linh

Đến nay, huyện Mê Linh còn 5.134 hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để thực hiện các dự án nhưng chưa được giao đất dịch vụ. Điều này không chỉ khiến nhiều dự án chậm được triển khai, mà còn dẫn đến khiếu kiện kéo dài trên địa bàn. Thực tế đó đòi hỏi các cơ quan chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ để xử lý dứt điểm tình trạng này.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Intracom tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động và khám sức khỏe cho công nhân. Ảnh: HOÀI THU

Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động

Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2018 (từ ngày 1 đến 31-5) với chủ đề “Chủ động phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” đang được triển khai tại Hà Nội. Thành phố yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các cấp, ngành chủ động đầu tư, tăng cường quản lý, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ, góp phần giữ gìn an toàn lao động, giảm và ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang có xu hướng gia tăng.

Hướng dẫn người dân hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - chi nhánh quận Nam Từ Liêm. Ảnh: DUY LINH

Giải quyết dứt điểm việc giao đất dịch vụ

Sau hơn một năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 1-9-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đạt kết quả rõ nét. Thành phố đã xét duyệt, giao đất dịch vụ cho hơn 38 nghìn trường hợp, đạt gần 58%. Thành phố đặt mục tiêu trong năm nay hoàn thành nhiệm vụ này.

Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội thăm, kiểm tra hoạt động sản xuất đầu năm tại Công ty Năng lực Việt (Khu công nghiệp Nam Thăng Long). Ảnh: Duy Linh

Những tín hiệu tốt lành

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, từ ngày 21-2 (tức ngày mồng 6 tháng Giêng), nhiều cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Thủ đô đã trở lại cơ quan, công sở. Ghi nhận thực tế cho thấy, tất cả các cơ quan hành chính của thành phố đã làm việc nghiêm túc. Tại các doanh nghiệp, 98% công nhân lao động đã đi làm với khí thế khẩn trương, phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đó là những tín hiệu tốt lành hứa hẹn một năm mới đầy thành công.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại một cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Thanh Xuân. Ảnh: HƯƠNG GIANG

An toàn thực phẩm khi ăn cỗ đông người

Qua hai năm triển khai thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) bữa cỗ tập trung đông người tại bốn quận, huyện ở Hà Nội gồm: Long Biên, Thanh Oai, Phú Xuyên và Quốc Oai, đã có nhiều chuyển biến trong thực hiện ATTP. Trong năm 2018, ngành y tế Hà Nội tiếp tục nhân rộng mô hình tại sáu huyện khác của thành phố.
Lực lượng liên ngành Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội kiểm tra lô rượu nhập ngoại không rõ nguồn gốc. Ảnh: TRẦN VIỆT

Ngăn chặn hàng lậu dịp cuối năm

Đã thành quy luật, thời điểm gần Tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu, buôn bán vận chuyển hàng giả, gian lận thương mại trên thị trường Hà Nội càng diễn ra phức tạp. Để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, lực lượng chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn, kiểm tra sát sao và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Lãnh đạo HĐND thành phố tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ảnh: HỒNG NHUNG

Chú trọng tháo gỡ vướng mắc ngay từ cơ sở

Sau hơn ba năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5-2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC), thành phố Hà Nội đã thu được nhiều kết quả tích cực, góp phần giải tỏa các mâu thuẫn phát sinh ngay từ cơ sở, giữ vững ổn định, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, công tác này vẫn đang tiềm ẩn không ít diễn biến phức tạp, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Ba tòa nhà tái định cư tại Khu đô thị Sài Đồng được đề xuất phá bỏ.

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm các bên liên quan

Vừa qua, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) đã đề xuất về việc phá bỏ ba tòa nhà tái định cư tại khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) bị bỏ không hơn mười năm nay để xây dựng nhà ở thương mại. Dư luận cho rằng, thành phố cần chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành thẩm định chất lượng ba tòa nhà này, cũng như làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc để công trình hơn mười năm không có người dân đến ở, từ đó quyết định phương án xử lý phù hợp, tránh gây lãng phí.

Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận một cửa UBND quận Long Biên. Ảnh: MINH HÀ

Điểm sáng về cải cách hành chính của Thủ đô

Mặc dù trên địa bàn vẫn còn những hộ gia đình làm nông nghiệp, nhưng quận Long Biên lại là đơn vị dẫn đầu thành phố về cải cách hành chính (CCHC), nhất là giải quyết thủ tục hành chính cấp độ 3, cấp độ 4. Người dân đã bắt đầu quen với việc ngồi ngay tại nhà để thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) qua mạng. Tại một số địa bàn, kết quả giải quyết còn được trả tại nhà. Với việc ban hành Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC, các bước giải quyết TTHC được quản lý chặt chẽ về thời gian, rõ trách nhiệm với từng cá nhân.

Người dân mua hoa quả ở các hàng rong trên phố Hồ Tùng Mậu. Ảnh: CHÍ HIẾU

Siết chặt quản lý kinh doanh trái cây

Lâu nay, việc kinh doanh trái cây ở Hà Nội vẫn diễn ra trong tình trạng thiếu các điều kiện bảo quản, khó kiểm soát nguồn gốc, chất lượng, an toàn thực phẩm. Để tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực này, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, thành phố Hà Nội vừa phê duyệt triển khai đề án "Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành".
Các cửa hàng kinh doanh để xe đúng nơi quy định, không lấn chiếm vỉa hè trên phố Lê Quang Đạo. Ảnh: MINH HÀ

Bảo đảm trật tự đô thị ở quận Nam Từ Liêm

Mặc dù có lợi thế là địa bàn có nhiều khu đô thị, hạ tầng được xây dựng mới, nhưng công tác bảo đảm trật tự đô thị tại quận Nam Từ Liêm còn nhiều bất cập. Để khắc phục, quận đang nỗ lực xây dựng các tuyến đường đạt tiêu chí đường thông, hè thoáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, kết hợp với xử lý nghiêm những vi phạm về trật tự xây dựng, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Thanh tra Sở Giao thông vận tải xử lý xe hợp đồng dừng đỗ sai quy định. Ảnh: HẢI ĐÔ

Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải

Nhờ đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, xử lý, cho nên tình trạng xe “dù”, bến “cóc” trên địa bàn Hà Nội đã giảm. Tuy nhiên, các lực lượng chức năng vẫn gặp không ít khó khăn khi xử lý xe hợp đồng, do những kẽ hở trong quy định quản lý và thiếu chế tài mạnh để chống tái diễn vi phạm.

Từ khi đưa vào hoạt động, tuyến BRT01 đã vận chuyển hơn 665 nghìn lượt hành khách. Ảnh: DUY LINH

Kiên trì các biện pháp bảo đảm hiệu quả xe buýt nhanh

Sau hai tháng đưa vào hoạt động, xe buýt nhanh (BRT) thu hút nhiều người dân sử dụng, dù vẫn còn phải đối mặt không ít khó khăn. Với chủ trương ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, thành phố kiên trì khắc phục những khó khăn, tạo điều kiện cho phương tiện này phát huy tốt hơn nữa vai trò, hiệu quả của mình trong việc đi lại ở Thủ đô.

Cán bộ MTTQ phường Yết Kiêu, quận Hà Đông (Hà Nội) trao đổi, giám sát công việc cải tạo một công trình văn hóa. Ảnh: BÁ HOẠT

Tăng cường vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc các cấp

Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức đoàn thể. Năm 2017, MTTQ các cấp thành phố Hà Nội xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần đáp ứng hơn nữa yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Cán bộ bộ phận "một cửa" UBND quận Nam Từ Liêm hướng dẫn người dân đến làm thủ tục hành chính.

Giữ gìn, phát huy truyền thống văn minh, thanh lịch người Hà Nội

Người Hà Nội vốn có truyền thống thanh lịch, văn minh. Nhưng những năm gần đây, truyền thống ấy đang ít nhiều mai một, xuất hiện ngày càng nhiều các hành vi lệch chuẩn văn hóa. Thực tế đòi hỏi cần có một chuẩn mực mới trong văn hóa ứng xử, nhằm chấn chỉnh những hành vi lệch chuẩn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của người Hà Nội, đáp ứng yêu cầu trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô trong tình hình mới.

Bất cập vì quá tầm

Sự việc con ngựa công đức mới toanh được đưa vào đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm) vẫn còn âm ỉ trong dư luận, khi nhiều người băn khoăn, không biết con ngựa đồng này có được đưa ra khỏi di tích hay không. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khác được đặt ra qua câu chuyện này.

Công an phường Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm) phối hợp lực lượng bảo vệ dân phố, tự quản chuyên trách thường xuyên tuần tra, nhắc nhở các hộ kinh doanh không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Ảnh: NGÂN HẠ

Khoanh vùng điểm nóng và đề cao vai trò của nhân dân

Hà Nội thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị" trong bối cảnh hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa hoàn thiện, tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác quản lý trật tự đô thị chủ yếu là những giải pháp tình thế. Đặt ra "đầu bài khó" như vậy cho thấy quyết tâm của thành phố trong việc đột phá vào lĩnh vực luôn tồn tại những bức xúc, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người dân cũng như sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Không chỉ là chuyện "cát"

Nạn "cát tặc" dọc các sông thuộc địa phận Hà Nội diễn biến phức tạp, tới mức Chính phủ, Bộ Công an và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã phải vào cuộc. Từ đầu tháng 12-2013, Công an TP Hà Nội qua rà soát các tuyến, bãi tập kết mua bán vận chuyển cát dọc sông Hồng, sông Đuống (qua địa bàn Hà Nội) đã phát hiện trong 120 điểm, có tới 44 điểm hoạt động không phép, tuy nhiên vẫn chỉ ở mức độ xử phạt hành chính.

Cơ sở may của anh Nguyễn Văn Đức tại thôn Chung, xã Vân Từ

Cụm công nghiệp làng nghề "nằm trên giấy"

Nghề truyền thống đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân các làng nghề huyện Phú Xuyên, tuy nhiên, việc sản xuất mới dừng lại ở quy mô hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ. Để phát triển làng nghề bền vững, đạt hiệu quả kinh tế cao, cần xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tập trung. Thế nhưng, tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề chưa tiến triển nhiều, do khó khăn về kinh phí.

Có quy định, vẫn lo

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quy chế đánh số, gắn biển số nhà và biển chỉ dẫn công cộng trên địa bàn thành phố. Theo quy chế này, sẽ có bảy trường hợp phải đánh lại số và gắn biển số nhà mới theo quy định. Ðó là, các tuyến giao thông đã đánh số nhà nhưng phát sinh nhiều nhà xây mới hoặc tồn tại nhiều số nhà tự phát với số lượng trên 30% số nhà toàn tuyến. Các tuyến giao thông đã đặt tên và đánh số nhà nhưng được mở rộng, cải tạo, nhà cũ đã giải phóng mặt bằng, các ngõ được mở rộng thành đường, phố và được đặt tên. Các tuyến đường phố đã đánh số nhưng được mở nối dài từ phía đầu đường mà phần đường đó không được đặt t&

Phố Hàng Gai được chỉnh trang, quy hoạch đường thông, hè thoáng, góp phần làm đẹp Thủ đô.

Lo về độ bền

Thành phố đã chính thức chọn năm 2014 là Năm trật tự và văn minh đô thị, với mục tiêu tăng cường kỷ cương, trật tự và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, tạo sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của từng cấp, ngành và của từng người dân Thủ đô. Chỉ thị số 01/CT-UBND cũng nêu rõ ba nhiệm vụ trọng tâm. Ðó là, thực hiện tốt công tác bảo đảm trật tự, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường để thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp; tăng cường trật tự an toàn giao thông, bảo đảm đường thông, hè thoáng và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Không quyết liệt sẽ quá muộn!

Hà Nội chẳng còn đất trồng húng Láng. Cốm làng Vòng giờ phải làm từ lúa trồng ở tỉnh khác. Chuyện này được nhắc đến nhiều lắm rồi, ở nhiều diễn đàn, cuộc họp. Nguyên nhân cũng quá rõ: Ðô thị hóa. Ðất xây nhà còn chẳng có, giữ gì đất trồng rau. Nhiều nuối tiếc, có cả những giải pháp, đề án, với mong muốn giữ lại một chút sản vật của Thăng Long - Hà Nội. Nhưng khó lắm thay, dẫu ai cũng mong làm được như thế. Vì không có quy hoạch từ sớm. Giờ thì tiền đâu đủ đền bù để phá đi vài trăm căn nhà, giành lại đất cho húng Láng?

back to top