Bảo đảm các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định

Thực hiện Nghị quyết số 1286/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025, Hà Nội đang khẩn trương sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
Hà Nội
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.

Tăng giá vé xe buýt cần đi đôi tăng chất lượng dịch vụ

Từ ngày 1/11/2024, thành phố Hà Nội chính thức áp dụng mức giá vé mới đối với các tuyến xe buýt có trợ giá. Bên cạnh đó, thành phố vẫn duy trì chính sách miễn tiền vé xe buýt cho người thuộc các đối tượng chính sách, người từ 60 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.

Gấp rút giải ngân vốn đầu tư công

Năm 2024, thành phố Hà Nội được giao giải ngân vốn đầu tư công 81.033 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, việc triển khai kế hoạch đầu tư công đã có chuyển biến tích cực, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công đến hết quý III năm 2024 của thành phố về giá trị tuyệt đối đứng thứ hai cả nước và cao hơn cùng kỳ năm 2023.

Tạo nét đặc trưng, hút khách cho phố đi bộ mới

Quận Ba Ðình vừa khai trương khu phố kinh doanh dịch vụ-đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh và phụ cận trên địa bàn phường Ngọc Khánh, để phục vụ cộng đồng, sau khi được quận đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị khu vực với tổng mức đầu tư gần 30 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách quận.

Quản lý chặt xe đưa đón học sinh

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa kiểm tra, rà soát 95 trường học trên địa bàn thành phố có ký hợp đồng với 295 đơn vị vận tải, cung cấp 1.505 phương tiện vận chuyển, đưa đón học sinh. Kết quả kiểm tra cho thấy, về cơ bản các lái xe và phương tiện đều bảo đảm điều kiện tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô-tô; các đơn vị vận tải có ký hợp đồng với các trường học theo quy định.

Phát huy sức mạnh của nhân dân cùng xây dựng Thủ đô

Nằm trên địa bàn quận Thanh Xuân (Hà Nội), đường Nguyễn Tuân dài khoảng 1,1 km, kết nối hai tuyến giao thông trọng điểm là đường Nguyễn Trãi và đường Lê Văn Lương. Trong đó, đoạn đường khoảng 480m từ nút giao Lê Văn Lương đến đầu ngõ 162 Nguyễn Tuân đã được mở rộng, cải tạo, giao thông thuận tiện. Riêng đoạn từ ngõ 162 Nguyễn Tuân đến đường Nguyễn Trãi dài 720m, do chưa được mở rộng đã tạo thành “nút thắt cổ chai” khiến tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra vào giờ cao điểm.

Tăng trưởng cùng đất nước

Kể từ Ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954) đến nay, Hà Nội đã phát triển trở thành trung tâm kinh tế lớn, đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm giai đoạn 2011-2020 đạt 6,84%. Bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 6,04%/năm. Tuy đạt thấp so với kế hoạch 5 năm (từ 7,5-8,0%) nhưng cao hơn khoảng 1,16 lần mức tăng của cả nước.

Ổn định đời sống người dân vùng bãi sông Hồng

Hội đồng nhân dân quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng và phát triển kinh tế vùng bãi ngoài sông Hồng. Quận Hoàng Mai có diện tích bãi ngoài đê sông Hồng khoảng 964 ha, hơn 14.000 nhân khẩu thuộc bốn phường đang sinh sống. Khu đất này nằm trong ranh giới quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5.000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022.

Xây dựng thói quen tham gia giao thông văn minh cho người đi bộ

Ðể tăng cường bảo đảm an toàn giao thông tại tuyến đường có mật độ giao thông đông, gần các khu vực đông dân cư, trường học, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội danh mục đầu tư 29 cầu vượt cho người đi bộ trên địa bàn thành phố, với tổng kinh phí dự kiến 300,035 tỷ đồng.

Đề phòng phát sinh dịch bệnh sau lũ

Trong tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 9 ổ dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện: Ba Đình, Đan Phượng, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Oai, Thạch Thất; tăng 37 ca, giảm 1 ổ dịch so với tuần trước đó. Tổng cộng từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 2.966 trường hợp sốt xuất huyết (giảm 71,4% so với cùng kỳ năm 2023) và chưa có ca tử vong; 142 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 18 ổ dịch đang hoạt động.

Chủ động ứng phó với những tác động sau bão

Bão số 3 đi qua địa bàn thành phố Hà Nội đã gây ra mưa to và dông lốc, gió mạnh, làm gãy đổ nhiều cây xanh, mất điện ở một số huyện, ngập úng cục bộ. Nhờ việc chuẩn bị kỹ các phương án, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tích cực truyền thông để người dân hợp tác, chấp hành công tác phòng, chống bão cho nên thành phố giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của do bão gây ra.

Tăng cường tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tình hình tai nạn giao thông tại Hà Nội đã giảm sâu trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Để có kết quả này, trong bốn ngày của kỳ nghỉ lễ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã huy động toàn bộ cán bộ, chiến sĩ ứng trực, phối hợp các lực lượng triển khai phương án bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại tất cả các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn Thủ đô, không để ùn tắc giao thông kéo dài tại các cửa ngõ, tuyến nội đô, điểm vui chơi công cộng.

Siết chặt việc đấu giá quyền sử dụng đất

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, khiến dư luận hoài nghi có sự bắt tay, liên kết của một số đối tượng "thổi giá" đất nhằm tạo mặt bằng giá mới từ đó khi bán sẽ hưởng chênh lệch các lô đất trong cùng khu vực, dẫn đến nhiễu loạn thị trường bất động sản, gây bất ổn xã hội.

Bứt tốc để hoàn thành giải phóng mặt bằng đường vành đai 4

Sau 15 tháng khởi công, đến nay, tiến độ giải phóng mặt bằng của Dự án đường vành đai 4-vùng Thủ đô Hà Nội cơ bản đạt tiến độ đề ra, trong đó thành phố Hà Nội đã đạt 98,34% khối lượng. Tuy phần diện tích cần giải phóng mặt bằng để phục vụ dự án còn lại không nhiều (chỉ 1,66%), nhưng nếu tiến hành muộn sẽ ảnh hưởng tiến độ của dự án.

Cần đầu tư xây dựng thêm trường trung học phổ thông công lập

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo Thủ đô đạt được nhiều kết quả toàn diện ở các cấp học, ngành học, hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm; trong đó, bậc học trung học phổ thông, với 237 trường, gần 303.000 học sinh, hơn 17.000 giáo viên, đạt nhiều thành tích đáng ghi nhận.

Nỗ lực hoàn thành tiêu chí nâng huyện thành quận

Đến thời điểm này, huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã hoàn thành các tiêu chí xây dựng, phát triển các huyện thành quận và đủ điều kiện theo tiêu chuẩn tối thiểu quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hiện nay, hai huyện đang phối hợp Sở Xây dựng và Sở Quy hoạch-Kiến trúc hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Xây dựng xem xét, công nhận các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng khu vực dự kiến thành lập quận, phường, làm cơ sở hoàn thiện Đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt đề án thành lập quận.

Nhanh chóng đưa ứng dụng iHanoi vào cuộc sống

Ngày 28/6 vừa qua, nền tảng Công dân Thủ đô số (ứng dụng iHanoi) chính thức vận hành. Ngay sau đó, ngày 5/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 05/CĐ-UBND về tăng cường phương thức tương tác trực tuyến trên môi trường số giữa công dân, doanh nghiệp với chính quyền các cấp qua nền tảng ứng dụng iHanoi.

Tạo điều kiện để đón các nhà đầu tư, tập đoàn lớn

Tính đến hết tháng 6 năm 2024, Hà Nội tiếp tục là địa chỉ thu hút đầu tư vốn nước ngoài lớn của cả nước. Thành phố đã thu hút 1.165,3 triệu USD vốn FDI (tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023); trong đó, có 120 dự án đăng ký mới với tổng vốn đầu tư đạt 1.036,5 triệu USD; 78 lượt tăng vốn với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 55,21 triệu USD và 104 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị vốn góp đạt 73,6 triệu USD.

Ngăn chặn sự bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm

Hiện nay, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc, nhất là Thủ đô Hà Nội đang trong giai đoạn thời tiết nắng nóng, mưa nhiều và là cao điểm mùa du lịch. Đây là những điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm có xu hướng lây lan và gia tăng số ca mắc. Trong khi đó, với những bệnh đã có vắc-xin dự phòng thì tỷ lệ tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng lại không đạt tiến độ đề ra. Chính vì vậy, nguy cơ dịch chồng dịch luôn hiện hữu.
back to top