Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.

Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.

Vịnh Hạ Long

Ngày 17/12/1994, vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) là di sản đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào Danh mục di sản thế giới bởi giá trị ngoại hạng về phương diện cảnh quan, thẩm mỹ. Tháng 12/2000, vịnh Hạ Long lần thứ hai được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất - địa mạo. Gần 30 năm sau lần ghi danh đầu tiên, danh thắng nổi tiếng thế giới này một lần nữa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới cùng với quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng). Thêm một điểm nhấn trong năm 2024, Di sản vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được Liên hiệp Khoa học Địa chất quốc tế (IUGS) trao tặng bằng công nhận danh hiệu Di sản Địa chất quốc tế.

30 năm giữ danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới, vịnh Hạ Long luôn thể hiện được tầm vóc và giá trị mang tính toàn cầu, góp phần lan tỏa hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến với năm châu. Danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới của vịnh Hạ Long là niềm tự hào đồng thời cũng mang lại trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong việc bảo tồn và phát huy di sản thiên nhiên quý giá của nhân loại.

Việt Nam-Malaysia

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, quan hệ giữa Việt Nam và Malaysia không ngừng được củng cố và phát triển tích cực, tốt đẹp trên mọi lĩnh vực. Với mối quan hệ ngày càng phát triển toàn diện và thực chất, lãnh đạo và nhân dân hai nước quyết tâm chung tay hướng tới tương lai của tình hữu nghị, thống nhất và đoàn kết, nhằm đưa quan hệ hợp tác song phương đi vào thực chất và hiệu quả hơn, đóng góp vào việc xây dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Việt Nam - Pháp

Hơn 50 năm qua, Việt Nam và Pháp đã cùng bước trên chặng đường hợp tác có bề dày lịch sử, cùng vượt qua những thử thách của thời đại để xây dựng mối quan hệ ngày càng tốt đẹp, tin cậy.

Hà Nội

Thủ đô Hà Nội, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua hơn 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời, Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của lịch sử hào hùng của dân tộc. Hà Nội ngày nay đang phát triển nhanh, bền vững, nỗ lực hoàn thành mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội “văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Việt Nam-Ấn Độ

Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ truyền thống và hữu nghị bền chặt, được các vị lãnh tụ vĩ đại của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mahatma Gandhi đặt nền móng và các thế hệ lãnh đạo, cùng nhân dân hai nước dày công vun đắp. Chính phủ, nhân dân Ấn Độ đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như công cuộc xây dựng, phát triển đất nước hiện nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những năm gần đây, dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng kinh tế nước ta vẫn là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu. Uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Đó là thành tựu nối tiếp của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Gắn liền với niềm tự hào ấy là tên tuổi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người mà nhân dân ta gọi là nhà lãnh đạo có tâm, có tầm của Đảng, luôn hết lòng vì nước, vì dân. Đồng chí không những là nhà lý luận sắc sảo, mà còn là người hành động quyết liệt, nhân văn, hiệu quả, bảo vệ danh dự, uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, là người góp phần quan trọng trong việc mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế để phát triển đất nước.

Vĩ tuyến 17

Năm 1954, Hiệp định Geneva tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam - bắc qua Vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt của dân tộc ròng rã hơn 20 năm. Nằm ở Vĩ tuyến 17, vùng đất Vĩnh Linh thuộc bờ bắc sông Bến Hải với vị trí “đầu sóng ngọn gió”, “đứng mũi chịu sào” vào năm 1955 đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ quyết định thành lập thành một đơn vị hành chính đặc biệt (đặc khu) - “ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”, với tên gọi chính thức là Khu vực Vĩnh Linh. Kể từ đó, Vĩnh Linh vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.

Hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, vượt lên bom đạn của kẻ thù, của nỗi đau li tán là khát vọng hòa bình, thống nhất non sông luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân nơi Vĩ tuyến 17. 

Bước ra khỏi chiến tranh, những "vùng đất lửa" năm nào ở đôi bờ Bến Hải đã và đang đổi thay từng ngày, trở thành biểu tượng của niềm vui đoàn tụ, khát vọng hòa bình của thời đại.

Việt Nam-Hàn Quốc

Quan hệ giữa hai nước có nền tảng vững chắc dựa trên nhiều nét tương đồng về truyền thống, văn hóa, lịch sử, cơ cấu kinh tế bổ sung cho nhau, đặc biệt là tình cảm hữu nghị và sự nỗ lực hướng tới tương lai của Chính phủ và Nhân dân hai nước.

Hiệp định Geneva

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Việt Nam - Liên bang Nga

Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và LB Nga trên chặng đường hơn 70 năm qua, có thể thấy, mối quan hệ giữa hai nước luôn nồng ấm và tin cậy, ngày càng phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, văn hóa-xã hội, khoa học-công nghệ… Trong suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ, sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Liên Xô (trước đây) và ngày nay là LB Nga.

Phở Việt Nam

Bắt nguồn từ một món ăn dân dã dành cho người lao động, phở đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Việt Nam. Xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, trải qua hơn 100 năm, đến nay phở Việt có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, được ghi vào từ điển Oxford và từng lọt top 50 món ngon nhất trên thế giới do CNN bình chọn.

Việt Nam-Nhật Bản

Là quốc đảo nằm ở khu vực Đông Bắc Á, Nhật Bản hiện là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hoà bình và thịnh vượng ở châu Á vào năm 2014. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ năm 1999.

Quảng Ninh: 60 năm phát triển

60 năm qua, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh với bản lĩnh và ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Sự phát triển bứt phá với những thành tựu quan trọng đã đưa Quảng Ninh từ một địa phương nằm trong tình trạng yếu kém, chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của Trung ương trở thành một trong những tỉnh năng động, sáng tạo, đi đầu cả nước trên nhiều lĩnh vực, trở thành trung tâm đổi mới của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là cực tăng trưởng toàn diện của phía bắc.

Thị trường carbon

Thị trường carbon là một trong những công cụ chính sách chủ yếu để giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, trên thế giới, thị trường carbon đang phát triển nhanh cả về thị phần giao dịch cũng như các tổ chức tham gia. Việt Nam cũng đã tham gia và tích cực chuẩn bị cho quá trình hình thành và phát triển thị trường carbon trong nước, tiến tới hội nhập với khu vực và toàn cầu.

Nhạc sĩ Văn Cao

Văn Cao, tác giả của bài Tiến quân ca - Quốc ca Việt Nam, là một trong những nghệ sĩ tài hoa bậc nhất Việt Nam, với những đóng góp không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc mà còn ở thi ca, hội họa. Riêng với âm nhạc, ông đã lưu những dấu ấn sáng tạo mang tính khai phá, mở lối, trong đó đặc biệt phải kể đến vai trò định hình ở các thể loại tình ca, trường ca và nhạc cách mạng.

19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Sau 5 năm thành lập (29/9/2018-29/9/2023), Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. 19 Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước giao; thể hiện vai trò nòng cốt trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

Việt Nam-Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

Là quốc đảo nằm ở Tây Âu, Anh là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và hiện là nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới. Việt Nam và Anh thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, ký Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9/2010, chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do vào cuối năm 2020, có mối quan hệ truyền thống hợp tác tốt đẹp, hiệu quả, trong đó lĩnh vực hợp tác kinh tế-thương mại là điểm sáng.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những nhà lãnh đạo có công cùng Bộ Chính trị và Trung ương Đảng khởi xướng và tích cực chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả đường lối đổi mới. Đặc biệt, trong cương vị Tổng Bí thư, đồng chí nổi tiếng với những bài báo với bút danh N.V.L trong mục "Những việc cần làm ngay" trên Báo Nhân Dân, bàn về những việc cần phải chấn chỉnh trong xã hội, những “căn bệnh” tham nhũng, lãng phí, quan liêu cản trở công cuộc Đổi mới.

Cuộc đua Trí tuệ nhân tạo toàn cầu

Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được xem là một trong những công nghệ quan trọng hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Sự đầu tư vào trí tuệ nhân tạo của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này trong tương lai. Với “cú huých” mang tên ChatGPT - một chatbot tích hợp AI, một cuộc đua nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã và đang hình thành trên phạm vi toàn cầu…

Tháng Thanh niên

Năm 2003, Tháng Thanh niên lần đầu được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức với tinh thần “Thanh niên hành động vì cộng đồng, xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên”, nhằm tạo cơ hội để các bạn trẻ thể hiện nhiệt huyết, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc. Cuối năm 2003, Trung ương Đảng và Chính phủ đồng ý chọn tháng 3 hằng năm là Tháng Thanh niên, bắt đầu từ năm 2004.

Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943

Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là bản tuyên ngôn, là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, có vai trò định hướng cho nhận thức và phương châm hoạt động văn hóa, văn nghệ của toàn Đảng, toàn dân, là ngọn đèn soi rọi cho nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Từ đó đến nay, nền văn hóa Việt Nam phát triển đa dạng, phong phú, dân tộc, khoa học, đại chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành nguồn lực phát triển đất nước.

Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Trận động đất có cường độ 7,8 làm rung chuyển miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực tây bắc Syria ngày 6/2/2023 đã gây hậu quả thảm khốc, cướp đi khoảng 50.000 sinh mạng. Ở cả 2 quốc gia, đã có hàng chục nghìn người bị thương, nhiều nhà cửa và cơ sở vật chất bị hủy hoại. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá đây là "thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất" trong vòng 100 năm qua tại châu Âu.

Việt Nam-Brunei

Việt Nam và Brunei đã thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Hai nước đã đạt được bước tiến quan trọng với việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác toàn diện năm 2019. Trong suốt chặng đường 30 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, mang lại thành quả trong nhiều lĩnh vực hợp tác.

Việt Nam-Singapore

Việt Nam và Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973. Nhằm đưa quan hệ hai nước phát triển sâu rộng và hiệu quả, hai bên nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược vào năm 2013. Trải qua nửa thế kỷ, quan hệ Việt Nam và Singapore càng trở nên gắn bó, với độ tin cậy cao.

Đảng Cộng sản Việt Nam

Sứ mệnh và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được khẳng định ngay từ khi mới thành lập và được chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. Thực tiễn phong phú, sinh động của cách mạng Việt Nam trong 93 năm qua đã chứng tỏ, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, lập nên nhiều kỳ tích trên đất nước Việt Nam. Thông qua quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta được tôi luyện và ngày càng trưởng thành, xứng đáng với vai trò và sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và sự tin cậy, kỳ vọng của Nhân dân.

Hiệp định Paris

Hiệp định Paris 1973 là thắng lợi tổng hợp của cuộc đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao; là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Văn kiện lịch sử này đánh dấu bước trưởng thành tột bậc của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh.

Tết Nguyên đán

Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây; là dịp để gắn kết gia đình, gia tộc và cộng đồng, để muôn người con Việt nhìn lại nguồn cội và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Hà Nội 12 ngày đêm

Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã anh dũng chiến đấu, giành thắng lợi vang dội trước chiến dịch tập kích bằng B-52 của đế quốc Mỹ với mật danh Linebacker II. Chiến thắng của quân và dân miền bắc trong 12 ngày đêm (18/12/1972 – 29/12/1972) là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần tạo ra bước ngoặt lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử này tiếp tục để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giải thưởng VinFuture

Quỹ VinFuture được thành lập vào ngày 20/12/2020 nhân Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại. Hoạt động cốt lõi của Quỹ là trao Giải thưởng VinFuture - Giải thưởng vinh danh những trí tuệ xuất chúng, những thành tựu khoa học công nghệ và phát minh có tiềm năng tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trên quy mô toàn cầu, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu người trên khắp hành tinh.