Ảnh minh họa: un.org.

Sự tăng nhiệt trên toàn cầu

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S cho biết, thế giới vừa trải qua tháng 2 nóng nhất từ trước đến nay. Đây cũng là tháng thứ 9 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiệt độ tăng vọt trên khắp hành tinh trong tháng trước, từ Siberia đến Nam Mỹ, trong đó châu Âu cũng trải qua mùa đông ấm thứ hai trong lịch sử. Sự nóng lên trên toàn cầu đang đặt ra thách thức chưa từng có đối với các thành phố, các nền văn hóa, hệ thống giao thông và hệ thống năng lượng hiện nay.
Người biểu tình phản đối Thủ tướng Haiti Ariel Henry gây bạo loạn tại Port-au-Prince, ngày 7/2/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giải pháp bảo đảm an ninh Trung Mỹ và Caribe

Tình hình an ninh đang xấu đi nhanh chóng tại Haiti đẩy quốc gia vùng Caribe này vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, buộc chính phủ nước này phải ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp và giới nghiêm. Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) kêu gọi tất cả các chủ thể chính trị ở Haiti đối thoại rộng rãi để giải quyết tình hình nhằm ngăn chặn nguy cơ gây mất ổn định khu vực.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện bầu cử "Siêu thứ Ba" ở bang Florida ngày 5/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những bài toán khó tại cuộc đua vào Nhà trắng

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 bước vào giai đoạn tăng tốc khi ngày “Siêu thứ ba” vừa diễn ra đã phác họa nên bức tranh rõ nét hơn về hai gương mặt đại diện cho đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ tham gia cuộc đua vào Nhà trắng. Dù ứng cử viên cho cương vị Tổng thống Mỹ là ai, quan điểm của họ về các vấn đề nóng tại Xứ Cờ hoa cũng sẽ đóng vai trò quyết định kết quả của cuộc đua.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Động lực mới cho nền kinh tế Nhật Bản

Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua dự thảo ngân sách 112.570 tỷ yen (750 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo bắt đầu vào tháng 4/2024 nhằm ổn định an sinh xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Gói ngân sách này được kỳ vọng tạo thêm động lực phát triển mới, trong bối cảnh nền kinh tế của đất nước Mặt trời mọc đang xuất hiện những tín hiệu khả quan.
Ảnh: plenglish.com.

Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe

Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác để chống đói nghèo và biến đổi khí hậu là trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các nước trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn chờ đợi khu vực Mỹ Latin và Caribe ở phía trước.
Quốc kỳ các quốc gia thành viên Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Những mảng màu đối lập ở Tây Phi

Ba quốc gia châu Phi, gồm Niger, Guinea và Mali, vừa được Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, đáp lại thiện chí của ECOWAS, hai trong ba nước nêu trên là Mali và Niger cùng với Burkina Faso đều tuyên bố, rút khỏi khối này ngay lập tức.
Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại Thế giới (MC13). Nguồn: Báo Công thương

WTO ứng phó những “cơn gió ngược”

Tại cuộc họp cấp bộ trưởng ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cảnh báo những “cơn gió ngược” đối với kinh tế và căng thẳng địa chính trị đang đe dọa thương mại toàn cầu cũng như các hệ thống thương mại đa phương, đồng thời thúc đẩy cải cách, tạo cơ hội để các nước đang phát triển và kém phát triển nhất tăng cường năng lực thu hút đầu tư. Tổ chức thương mại đa phương đang nỗ lực củng cố khuôn khổ thương mại toàn cầu bằng cách tránh chủ nghĩa bảo hộ, thúc đẩy nền kinh tế linh hoạt, trong bối cảnh xuất hiện các dấu hiệu “phân mảnh” trong nền kinh tế toàn cầu.
Xe tăng của lực lượng Nga ở ngoại ô thành phố cảng Mariupol, phía nam Ukraine, ngày 20/3/2022. (Ảnh: Reuters)

Hệ lụy từ cuộc chiến dai dẳng

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang năm thứ ba mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, bất chấp các nỗ lực của cộng đồng quốc tế kêu gọi chấm dứt giao tranh. Cuộc đối đầu dai dẳng giữa hai bên, kéo theo căng thẳng giữa Nga với phương Tây đã gây tác động tới hòa bình và an ninh khu vực, ảnh hưởng an ninh lương thực, năng lượng trên phạm vi toàn cầu và để lại những hệ lụy khôn lường.
Các đại biểu dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Brazil. (Ảnh AP)

Gỡ “nút thắt” cho các vấn đề toàn cầu

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil vừa qua nhấn mạnh sự cần thiết cải cách thể chế quản trị toàn cầu, đặc biệt là Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hội nghị cũng là cơ hội để G20 tìm giải pháp cho hàng loạt vấn đề nóng mà thế giới đang đối mặt, như đói nghèo, biến đổi khí hậu, xung đột.
Người mua hàng tại một phố mua sắm sầm uất ở Hamburg. Ảnh: REUTERS

“Cơn bão hoàn hảo” bao trùm kinh tế Đức

Nội các Đức đã thông qua việc điều chỉnh giảm mạnh mức tăng trưởng kinh tế trong năm nay từ 1,3% như dự báo trước đó xuống còn 0,2%. Chông chênh giữa tình trạng trì trệ và suy thoái trong những quý gần đây, nền kinh tế Đức được Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck ví như đối mặt “một cơn bão hoàn hảo”, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu, bất ổn địa chính trị và lạm phát “thâm niên” đã cản trở sự phục hồi của nền kinh tế đầu tàu châu Âu sau một thời gian bị rơi vào suy thoái.
Một người đi ngang qua tấm biển "#COP28" trong The Changemaker Majlis - hội thảo lãnh đạo cấp giám đốc điều hành - tập trung vào hành động vì khí hậu, tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arba thống nhất, ngày 1/10/ 2023. (Ảnh: Reuters)

Yêu cầu cấp bách về tài chính khí hậu

Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Al Jaber mới đây nhấn mạnh, thế giới cần chi hàng nghìn tỷ USD nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bấp bênh, việc chia sẻ tài chính ngày càng trở nên khó khăn với mọi quốc gia nhưng đây vẫn là trách nhiệm không thể thoái thác để bảo vệ hành tinh xanh.
Phụ nữ và con gái của họ ở Afghanistan nhận được bộ dụng cụ hỗ trợ trong mùa đông từ Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc thời gian trước đây. Ảnh: UNICEF

Giải quyết gánh nặng nhân đạo tại Afghanistan

Liên hợp quốc vừa tổ chức cuộc họp thứ hai về tình hình Afghanistan trong chưa đầy một năm qua. Cuộc khủng hoảng nhân đạo và vấn đề nhân quyền, nhất là quyền của phụ nữ và trẻ em gái, là nội dung chính mà các đại biểu tập trung thảo luận để cộng đồng quốc tế chung tay tìm giải pháp hỗ trợ quốc gia Nam Á vượt qua khó khăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: LEGATUM/VTV

Nỗ lực đưa nền giáo dục châu Phi vượt khó

Liên minh châu Phi (AU) đặt mục tiêu xây dựng một nền giáo dục kiên cường và toàn diện, mang lại cơ hội học tập suốt đời, chất lượng và phù hợp cho người dân trên khắp châu lục. Tuy nhiên, sự gia tăng đáng báo động của các vụ bạo lực nhằm vào trường học được nêu trong báo cáo được công bố gần đây lại đang “phủ bóng đen” lên khát vọng này.
Ứng cử viên Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Bogor ngày 14/2/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Kỳ vọng vào tương lai của Indonesia

Ứng cử viên tổng thống Indonesia, ông Prabowo Subianto vừa tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở quốc gia Đông Nam Á này, đồng thời cho biết đây là chiến thắng của toàn thể người dân. Cử tri Indonesia hy vọng, đội ngũ lãnh đạo mới sẽ lèo lái quốc gia vạn đảo vượt qua những thách thức về an ninh lương thực, biến đổi khí hậu... và phát triển đúng hướng.
Những người xin tị nạn, chủ yếu đến từ Venezuela, nghỉ ngơi trong lều do chính quyền Mexico dựng gần biên giới ở Nuevo Laredo, Mexico, ngày 27/6/2023. Ảnh minh họa: REUTERS

Nỗi lo khủng hoảng di cư ở khu vực Mỹ Latin

Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cảnh báo hàng nghìn người có nguy cơ phải rời khỏi Ecuador và Haiti năm 2024 do khủng hoảng nhân đạo, bạo lực leo thang, biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng. Nhận định này như xát thêm muối vào "vết thương" di cư bất hợp pháp vốn đang nhức nhối ở châu Mỹ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Bài toán cân bằng chính sách nông nghiệp và khí hậu

Nhằm xoa dịu làn sóng biểu tình của nông dân lan rộng trên toàn khối, Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã công bố hàng loạt biện pháp hỗ trợ ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, EU vẫn ở thế khó khi chưa tìm ra lời giải cho bài toán cân bằng giữa nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu tham vọng về khí hậu và bảo đảm lợi ích của nông dân.
Nguồn: World Government Summit

Định hình một tương lai tốt đẹp hơn

Diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Hội nghị cấp cao Chính phủ Thế giới (WGS) năm nay đặt mục tiêu xác định những cơ hội và thách thức mà các vấn đề toàn cầu đặt ra, đồng thời nỗ lực tìm lời giải cho bài toán chung này. Để tìm tiếng nói chung, WGS đưa ra chủ đề "Định hình các chính phủ tương lai" và chương trình nghị sự về những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Một khu phố ẩm thực sầm uất ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: ĐINH TRƯỜNG

Ngành du lịch chuyển mình mạnh mẽ

Ngành du lịch đầu năm 2024 đã có bước chuyển mình mạnh mẽ và đang trên đà phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt nhiều "cơn gió ngược", ngành công nghiệp không khói trở thành điểm sáng, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Người dân Palestine nhận lương thực cứu trợ tại một trung tâm phân phối của Cơ quan cứu trợ và hành động của Liên hợp quốc (UNRWA) tại trại tị nạn ở Rafah, Dải Gaza. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Duy trì nguồn lực cho hoạt động nhân đạo tại Gaza

Người đứng đầu Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA) Philippe Lazzarini đang có chuyến thăm ba quốc gia ở vùng Vịnh, trong nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ sau khi nhiều nước đình chỉ tài trợ cho UNRWA. Tình trạng thiếu kinh phí có thể khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Dải Gaza ngày càng thảm khốc.
Đạo đức và trách nhiệm trong phát triển AI

Đạo đức và trách nhiệm trong phát triển AI

Diễn đàn quốc tế về các vấn đề đạo đức của trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra tại Slovenia từ ngày 5 đến 6/2 thu hút sự chú ý của đông đảo lãnh đạo và chuyên gia. Sự phát triển như vũ bão của AI đã thôi thúc nhiều quốc gia, tổ chức ưu tiên đầu tư vào công nghệ này, nhưng những nguy cơ về đạo đức và an ninh cũng ngày càng bộc lộ rõ.
back to top