Hà Nội là thành phố đầu tiên của Việt Nam gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Dù trải qua hai năm gián đoạn bởi dịch Covid-19, Hà Nội vẫn đạt được nhiều thành tựu.
Tại kỳ họp thứ 18, kỳ họp chuyên đề, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024; phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công sử dụng ngân sách cấp thành phố và cấp huyện.
Ðổi mới phương thức lãnh đạo gắn với nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ðây là tinh thần được Thành ủy quán triệt, triển khai thực hiện, đem lại những kết quả ấn tượng trong những nhiệm kỳ vừa qua, tạo tiền đề để đổi mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo của Thủ đô.
Màn diễu hành của 9.000 người gồm các nghệ nhân, nghệ sĩ, lực lượng vũ trang và người dân trong Ngày hội văn hóa vì hòa bình vừa giúp người dân ôn lại những giai đoạn lịch sử hào hùng, vừa giới thiệu về sự phong phú của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Chương trình đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Tự hào, xúc động, thêm hiểu, thêm yêu Hà Nội, mỗi người đều cảm thấy mình có thêm phần trách nhiệm trong dựng xây Thủ đô ngày một giàu đẹp.
Hơn 70 năm xây dựng và phát triển, thành phố Hà Nội đã có bảy lần xây dựng, điều chỉnh quy hoạch chung và bốn lần điều chỉnh địa giới vào các năm 1960, 1978, 1991 và 2008. Ðồ án Ðiều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 - lần điều chỉnh thứ tám đã được xây dựng, chuẩn bị kỹ lưỡng và đi đến những bước cuối cùng để cấp có thẩm quyền phê duyệt.
70 năm sau ngày giải phóng, từ một thành phố tiêu thụ hàng hóa, quy mô nhỏ, có nền công nghiệp sơ khai, Hà Nội đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn, đầu tàu kinh tế khu vực phía bắc, phát triển theo hướng hiện đại, áp dụng công nghệ cao và bền vững.
Thời gian qua, nhờ triển khai đồng bộ các chương trình cải tạo, chỉnh trang, phát triển đô thị, diện mạo Hà Nội ngày càng khang trang, đáp ứng yêu cầu phát triển xanh, thông minh, hiện đại, xứng tầm vị thế Thủ đô.
Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Ðức Chính sở hữu chất giọng nam cao dày, mượt, ấm áp và truyền cảm, người đã gắn tên tuổi cùng ca khúc “Mãi vẫn là tuổi thơ tôi Hà Nội”, vừa vinh dự được trao tặng Giải thưởng Ðào Tấn năm 2024 với vai trò “Ca sĩ, nhạc sĩ hát và viết về Thủ đô Hà Nội xuất sắc”.
Những năm qua, công tác cán bộ luôn được Thành ủy Hà Nội đặc biệt chú trọng và đạt kết quả cao. Điều này thể hiện rõ qua công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng được nâng lên, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đại hội đảng bộ các cấp đã đề ra.
Hàng chục nghìn lượt người đến tham quan, tìm hiểu tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX cho thấy sức hút to lớn của hội sách. Hoạt động của hội sách không chỉ lan tỏa văn hóa đọc, mà còn góp phần thiết thực xây dựng Hà Nội thành Thủ đô của tri thức.
Chỉ sau thời gian ngắn chính thức triển khai, ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi đã trở thành nơi gửi gắm hàng nghìn kiến nghị của người dân tới các cơ quan quản lý. Khoảng cách giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp đã được kéo gần hơn; các vấn đề, sự việc được các cơ quan tiếp nhận và xử lý nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Đối mặt với những thách thức không nhỏ của một đô thị lớn, Hà Nội đã có nhiều giải pháp để giải quyết các vấn đề, bất cập do tăng dân số cơ học nhanh; hạ tầng giao thông quá tải, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước… Một trong những việc thành phố đã làm và được người dân đánh giá cao đó là việc xây dựng cơ chế, chính sách tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu phát triển thành phố thông minh.
Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống cây xanh tại Hà Nội. Theo thống kê đầy đủ, toàn thành phố có hơn 40 nghìn cây bị gãy, đổ. Ngay sau khi bão tan, thành phố Hà Nội đã tập trung xử lý, dọn dẹp cây xanh và khẩn trương trồng lại, trồng mới những cây không thể hồi sinh. Đến nay phần lớn những cây đổ đã được trồng lại.
Với thế mạnh là thị trường có sức tiêu thụ rất lớn, thương mại, dịch vụ phát triển, thời gian qua, thành phố Hà Nội lồng ghép hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và phát triển đô thị, tạo nên những vùng quê trù phú.
Kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) với mỗi người dân Hà Nội đều thật ý nghĩa. Nhưng với những người lính từng tham gia tiếp quản Thủ đô, cảm xúc lại càng đặc biệt, nhất là khi được chứng kiến những đổi thay của thành phố sau 70 năm xây dựng, phát triển.
Từ những năm 1930, cư dân từ các làng bên Hồ Tây (Hà Nội) như Quảng Bá, Nghi Tàm, Tây Tựu, Vạn Phúc, Xuân Tảo, Ngọc Hà đã giã biệt cố hương “hành phương nam” lập nghiệp. Họ lập nên một vùng cư dân mới từ những ngày Đà Lạt còn là một đô thị non trẻ - đó là ấp Hà Đông - một trong những ấp người Việt thuở đầu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên. Đó cũng là làng hoa đầu tiên của thành phố hoa Đà Lạt…
Chỉ ít ngày trước khi quân ta giải phóng Thủ đô, chùa Một Cột đã bị lính Pháp phá hoại bằng một vụ nổ. Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô, giữa bộn bề khó khăn, thành phố đã khẩn trương tiến hành phục dựng, để đến hôm nay, chùa Một Cột trở thành biểu tượng của Thủ đô, là điểm du lịch hấp dẫn. Câu chuyện chùa Một Cột là hình ảnh biểu trưng cho quá trình bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô những năm qua.
Thời gian qua, nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội bị ngập lụt kéo dài, gây mất vệ sinh môi trường và phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tiêu chảy... Ngành Y tế thành phố đang triển khai nhiều giải pháp để phòng chống dịch bệnh sau thời gian mưa lũ.
Do ảnh hưởng của bão số 3 và lũ rừng ngang, đến nay tại các huyện ngoại thành Hà Nội vẫn còn nhiều diện tích lúa bị ngập úng, có nguy cơ thóc nảy mầm, hư hỏng. Lực lượng quân đội, công an tích cực giúp nông dân thu hoạch lúa mùa.
Theo quy định tại Luật Thủ đô năm 2024 về tổ chức chính quyền đô thị, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội sẽ có thêm hơn 80 nội dung nhiệm vụ, quyền hạn. Luật cũng quy định việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Các quy định mới sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm thực chất và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Hơn một nghìn năm lịch sử, Hà Nội đã trải qua nhiều đổi thay để dần hình thành nên diện mạo hôm nay. Là công dân của Thủ đô trong thời đại 4.0, tôi nhận ra, bên cạnh việc bảo tồn những vẻ đẹp gắn liền với mảnh đất văn hiến này thì Hà Nội vẫn tiếp tục phát triển, hướng về phía trước, theo kịp thời đại. Nhìn lại những năm vừa qua, Hà Nội đã có những thay đổi phù hợp trên nhiều phương diện…
Với hơn 1,3 triệu lượt thí sinh tham gia, Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô có ý nghĩa to lớn, tạo sự lan tỏa rộng khắp. Qua cuộc thi, mỗi người thêm hiểu, thêm yêu lịch sử Thủ đô, từ đó tạo thêm động lực để cùng đóng góp xây dựng, phát triển Hà Nội.
Từ điểm cao nhất của thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Ðồng) - thủ phủ kinh tế mới của người Hà Nội xưa, tôi ngắm trọn cả bình nguyên bên dưới với xanh tươi vườn cây, ấm áp những nếp nhà, những nhà máy, những con đường uốn lượn. Ngắm quang cảnh ấy, có ai ngờ, gần 50 năm trước, đây là vùng rừng núi hoang vu đầy thú dữ và dấu giày Fulro. Còn giờ đây là huyện Lâm Hà (tỉnh Lâm Ðồng) trù phú. Huyện Lâm Hà ra đời như một mối lương duyên tuyệt vời giữa Thủ đô Hà Nội và tỉnh Lâm Ðồng…
Bắc Từ Liêm có kho di sản văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, lại có lợi thế nằm ven sông Hồng, có làng hoa Tây Tựu nổi tiếng. Những yếu tố này có thể được kết nối với những không gian văn hóa khác của Thủ đô để tạo nên sức hút cho du lịch văn hóa nói riêng, công nghiệp văn hóa nói chung. Tuy nhiên, để biến tài nguyên này thành sản phẩm thì cần có định hướng hợp lý và đầu tư đúng hướng.
Hà Nội đặt mục tiêu tới năm 2025 sẽ có khoảng 1.000 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Ðể đạt được con số này, thành phố đang triển khai nhiều giải pháp để "tiếp sức" cho cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng với mục tiêu từng bước chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý. Ðây cũng là giải pháp đưa phương tiện công cộng trở thành phương tiện đi lại thuận lợi, tiện ích cho người dân.
Tranh thủ thời tiết nắng ráo, những ngày này nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội đang khẩn trương thực hiện các biện pháp tiêu úng đối với diện tích bị ngập; phục dựng diện tích cây trồng bị gãy đổ và thu hoạch nhanh gọn các trà lúa sớm, không để hạt lúa ngâm nước dài ngày.
Theo dữ liệu được công bố mới đây trong báo cáo Prime Benchmark của Savills Châu Á-Thái Bình Dương (ấn phẩm cung cấp dữ liệu về tình hình hoạt động của các phân khúc bất động sản cao cấp), Hà Nội là một trong hai thành phố của Việt Nam thuộc nhóm các thị trường có ngành bất động sản bán lẻ (bất động sản cho thuê) hoạt động tích cực trong các tháng đầu năm 2024.
Tết Trung thu năm nay diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi nhiều tỉnh, thành phố phía bắc, trong đó có Hà Nội đang khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Vì vậy, các hoạt động đón Tết Trung thu được rút gọn, tiết kiệm và ưu tiên dành cho các trẻ em khó khăn, trẻ em vùng bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Bão số 3 đã gây ra thiệt hại lớn cho Hà Nội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng và đời sống dân sinh. Cùng với các cấp, các ngành của thành phố, ngành giao thông đã nỗ lực, kịp thời khắc phục những hậu quả, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường thủy cho người và phương tiện.
Trong những ngày cao điểm của mưa lũ, có hàng chục nghìn người gặp khó khăn cần giúp đỡ; trong đó, 68.604 người phải "chạy lũ" đến nơi an toàn. Mưa lũ qua đi, nhưng tình người còn đọng lại.