Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-17 được Triều Tiên phóng thử tại sân bay quốc tế Bình Nhưỡng. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Lo ngại về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên

Hãng thông tấn Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, sáng 19/3, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra vùng biển phía đông nước này. Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, tên lửa được phóng đi từ khu vực Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan vào lúc 11 giờ 5 phút (giờ địa phương). Tên lửa bay được khoảng 800 km trước khi rơi xuống biển.
Đại sứ Việt Nam tại Argentina và Thứ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Pablo Tettamanti thăm gian hàng Việt Nam tại hội chợ. (Ảnh: TTXVN)

Văn hóa Việt Nam lôi cuốn bạn bè quốc tế

Với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩm thực hấp dẫn, trang phục truyền thống như áo dài và nón lá cũng như tạp chí và sách du lịch, gian trưng bày của Việt Nam tại hội chợ Bazar ở Argentina đã thu hút đông đảo người tham quan, tìm hiểu. Theo TTXVN, không gian văn hóa Việt Nam đã lôi cuốn bạn bè Argentina và quốc tế.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Tokyo, ngày 18/3/2023. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Đức và Nhật Bản nâng tầm quan hệ đối tác

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm Nhật Bản và tiến hành cuộc tham vấn liên chính phủ lần đầu tiên giữa hai nước. Với nội dung thảo luận tập trung vào hợp tác kinh tế, thương mại, chuyến thăm nhằm nâng tầm mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước vốn chia sẻ nhiều giá trị chung.
Người dân tham gia một cuộc biểu tình phản đối kế hoạch cải cách lương hưu của Chính phủ Pháp tại Nantes ngày 18/3/2023. (Ảnh: Reuters)

Các nước châu Âu đối mặt làn sóng tuần hành

Pháp chuẩn bị đương đầu với làn sóng biểu tình mới trong bối cảnh chính phủ nước này áp đặt thông qua dự luật cải cách hưu trí gây tranh cãi. Từ tối 17/3, hàng nghìn người đã tham gia tuần hành tại Paris, tập trung ở phía đối diện tòa nhà Quốc hội để bày tỏ phản đối. Cảnh sát phải sử dụng súng hơi cay để giải tán đám đông. Khoảng 60 người đã bị bắt giữ sau vụ việc.
Ảnh: pewresearch.org

Nước Mỹ vẫn chia rẽ về mục tiêu tham chiến

Hai mươi năm trước, Mỹ đã phát động cuộc tấn công quân sự lớn tại Iraq với lý do "chống khủng bố". Thoạt đầu, chính quyền Tổng thống George W. Bush đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Tuy nhiên, theo một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ), đến nay, 62% số người được hỏi cho rằng chiến dịch tại Iraq “không đáng để tham chiến”.
Tiết mục múa trong chương trình. (Ảnh: Thanh Thể)

Giai điệu Việt Nam trong lòng nước Nga

Tối 18/3, tại thủ đô Moskva của Nga, Ban chấp hành đơn vị lưu học sinh Việt Nam phối hợp Ban chấp hành Liên chi đoàn Đại học tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN) tổ chức Đêm văn nghệ “Giai điệu Việt Nam”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa Việt Nam tại RUDN.
Chủ tịch Hội hữu nghị Bangladesh-Việt Nam Shamsher M. Chowdhury phát biểu khai mạc sự kiện. (Ảnh: baoquocte.vn)

Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam-Bangladesh

Tại buổi lễ ra mắt Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam, Chủ tịch Hội, Ðại sứ Shamsher M.Chowdhury nhấn mạnh, việc thành lập Hội Hữu nghị Bangladesh-Việt Nam là minh chứng cho quan hệ hữu nghị, bền chặt giữa nhân dân hai nước. Ðại sứ nhấn mạnh, niềm yêu mến Việt Nam và mong muốn đóng góp cho quan hệ hữu nghị, nhất là thúc đẩy giao lưu nhân dân, trao đổi văn hóa giữa Bangladesh và Việt Nam, đã thôi thúc ông cùng những người bạn Bangladesh thành lập Hội.
Thu hoạch lúa mỳ tại Nga. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Nga đề nghị loại bỏ rào cản xuất khẩu nông sản

Nga tiếp tục lên tiếng đề nghị các nước phương Tây loại bỏ rào cản đối với nông sản xuất khẩu của Nga. Hãng tin Nga TASS dẫn phát biểu của Ðại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vasily Nebenzya trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 17/3 nêu rõ: Bản ghi nhớ Nga ký với Liên hợp quốc năm 2022 bao gồm cả nghĩa vụ đưa mặt hàng lương thực và phân bón xuất khẩu của Nga ra khỏi các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, các nước phương Tây đã phớt lờ, khiến thỏa thuận nêu trên không được thực hiện.
Các tay súng trung thành với Phong trào Houthi diễu binh trên đường phố thủ đô Sanaa, Yemen. (Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN)

Cơ hội hạ nhiệt xung đột ở Yemen

Sau nhiều năm đối đầu căng thẳng, Iran và Saudi Arabia đã nhất trí khôi phục quan hệ ngoại giao. Nỗ lực "phá băng" quan hệ của hai nước có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực làm dấy lên hy vọng về khả năng "chảo lửa Trung Ðông" hạ nhiệt, qua đó giúp ổn định tình hình tại các điểm nóng, trong đó có Yemen.
Các dự án nông nghiệp giúp xóa đói, giảm nghèo ở khu vực nông thôn của Nepal. (Ảnh ADB)

Nepal tiệm cận nhóm quốc gia đang phát triển

Tháng 11/2021, Ðại hội đồng Liên hợp quốc thông qua kế hoạch đưa Nepal vào nhóm các nước đang phát triển trước tháng 12/2026. Tại Hội nghị lần thứ 5 của Liên hợp quốc về các nước kém phát triển nhất (LDC 5) mới đây ở Doha (Qatar), trong vai trò chủ tịch nhóm các quốc gia kém phát triển, phái đoàn Nepal cũng đã kêu gọi hỗ trợ và khẳng định lại cam kết của chính phủ nước này về mục tiêu trở thành quốc gia đang phát triển vào năm 2026.
(Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN)

Nguy cơ lỡ cơ hội chuyển đổi xanh

Liên hợp quốc dự báo, 17 công nghệ tiên phong trong quá trình chuyển đổi xanh có thể tạo ra thị trường trị giá hơn 9.500 tỷ USD vào năm 2030, gấp khoảng ba lần quy mô nền kinh tế Ấn Độ hiện nay. Tuy nhiên, nếu các chính phủ và cộng đồng quốc tế không có hành động quyết đoán ngay bây giờ, nhiều nước đang phát triển có thể tụt lại phía sau trong cuộc cách mạng công nghệ xanh.
Súng được bày bán tại cửa hàng ở Costa Mesa, bang California (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chính phủ Mỹ thắt chặt kiểm soát súng đạn

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký một sắc lệnh hành pháp mới nhằm tăng cường xác minh thông tin cá nhân của người mua súng, đồng thời bảo đảm để các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ tận dụng tối đa luật kiểm soát súng lưỡng đảng được ban hành năm 2022. Đây là động thái mới nhất trong chính sách kiểm soát súng đạn được chính quyền Mỹ xem là toàn diện nhất mà không cần Quốc hội thông qua.
back to top