Dù hiện tại chưa có báo cáo thiệt hại về tài sản hay người dân ở các làng gần núi, nhưng nhà chức trách Indonesia vẫn khuyến cáo người dân duy trì sự cảnh giác cao độ.
Nhiệt độ kỷ lục, các hiện tượng thời tiết cực đoan, ô nhiễm không khí và sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đang đe dọa sức khỏe của con người trên khắp thế giới.
Quỹ bảo hiểm sẽ được kích hoạt khi tổng chi phí cứu trợ vượt qua ngưỡng tối thiểu, nhằm bảo vệ ngân sách viện trợ đang ngày càng eo hẹp so với các thảm họa khí hậu.
Do ảnh hưởng của bão số 7, ở khu vực bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 4-6m, vùng gần tâm bão 7-9m; biển động dữ dội. Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trên biển đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Một trong những mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 là thành lập mới 61 khu bảo tồn; nâng tổng diện tích khu bảo tồn lên 6,6 triệu ha.
Chính phủ Cuba cho biết, tính đến chiều muộn hôm qua Cuba đã khôi phục gần 20% nguồn điện ở thủ đô Havana, hai ngày sau khi cơn bão Rafael đổ bộ làm sập lưới điện của nước này khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh mất điện.
Dự báo, hôm nay (9/11), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì thời tiết không mưa, ngày nắng, sáng sớm có sương mù nhẹ; trời lạnh về đêm và sáng sớm, riêng vùng núi Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Hồi 4 giờ ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 ở trên vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 480km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Tình hình thiên tai, nhất là sạt lở, dông lốc, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long ngày càng diễn biến phức tạp. Các cấp, các ngành, chính quyền địa phương ở Vĩnh Long đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, tích cực, chủ động phòng, chống thiên tai bằng nhiều giải pháp, cho nên đã giảm bớt thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất…
Cơ quan thời tiết quốc gia Tây Ban Nha AEMET cho biết, quốc gia này vừa trải qua tháng 10 có lượng mưa lớn nhất trong lịch sử, đỉnh điểm là trận lũ lụt khiến hơn 220 người thiệt mạng.
Do ảnh hưởng của bão số 7, ở khu vực bắc Biển Đông gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 4-7m, vùng gần tâm bão 6-8m; biển động dữ dội. Cảnh báo, tàu thuyền hoạt động trên biển đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh và sóng lớn.
Ngày 8/11, bão số 7 trên vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa hơn 700km. Sau khi đi sâu vào Biển Đông nhiệt độ bề mặt thấp cộng thêm không khí khô, không khí lạnh phía bắc tràn xuống nên có thể bão sẽ suy yếu. Chiều 8/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cuộc họp ứng phó với diễn tiến bão số 7.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết, trên đỉnh núi Phú Sĩ, biểu tượng của nước này, nằm giữa hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka ngày 7/11 đã có thể quan sát thấy tuyết lần đầu tiên của mùa đông này, đây là kỷ lục về tuyết xuất hiện muộn nhất trong 130 năm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão số 7 ở trên vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Ngày 8/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) phối hợp Học viện Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính và Trường đại học Nha Trang tổ chức Hội thảo quốc gia năm 2024 với chủ đề “Chính sách tài chính công thích ứng biến đổi khí hậu”.
Nhà chức trách Mỹ hôm qua cho biết, hơn 10.000 người đã được lệnh đi sơ tán khi những cơn gió mùa dữ dội gây cháy rừng lan các nông trại và khu dân cư, phá hủy hàng chục ngôi nhà ở phía tây bắc Los Angeles (Mỹ).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 8/11, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/giờ), giật cấp 17. Bão di chuyển theo hướng tây, tốc độ khoảng 10-15km/giờ.
Suốt 15 năm qua, việc giữ đất trước tình trạng sạt lở ven sông, ven biển nơi cực nam Tổ quốc chưa lúc nào ngơi nghỉ. Cà Mau đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với nhiều giải pháp, cách làm khác nhau nhưng sạt lở chỉ giảm chứ chưa thể khắc phục hoàn toàn…
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã cam kết cắt giảm 47% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2035 so với mức năm 2019. Đây là bước đi quan trọng nằm trong kế hoạch khí hậu quốc gia.
Hơn 10 nghìn người đã được lệnh sơ tán khỏi các cộng đồng ở phía tây bắc Los Angeles (Mỹ) khi lửa từ một đám cháy rừng theo gió mùa tràn tới các trang trại và nhà dân.
Dự báo, hôm nay (8/11), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì thời tiết lạnh về đêm và sáng sớm, ngày nắng. Khu vực Nam Bộ mưa dông, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm). Trong mưa dông đề phòng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão Yinxing đã đi vào vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Trong bối cảnh chất lượng không khí tại thủ đô Delhi ngày càng xấu đi, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định tăng gấp đôi tiền phạt đối với hành vi đốt rơm rạ.
Ngày 7/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa và các bộ, ngành liên quan chủ động ứng phó với bão Yinxing.
Ngày 6/11, một đám cháy rừng nguy hiểm do gió mạnh đã bùng phát và lan nhanh ngoài tầm kiểm soát ở khu vực phía nam bang California (Mỹ), buộc hàng nghìn cư dân phải đi sơ tán.
Để bảo vệ đa dạng sinh học tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần sự kết nối chặt chẽ và lâu dài giữa các tổ chức trong và ngoài nước; đồng thời bảo đảm được các nguồn lực tài chính từ cả khu vực kinh tế công lẫn tư nhân.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 7/11, vùng biển phía bắc khu vực giữa Biển Đông và vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2-5m. Độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2; riêng vùng biển phía đông khu vực bắc Biển Đông đêm 7/11 lên cấp 3.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, hiện khoảng 700 triệu người trên thế giới vẫn phải đối mặt với nguy cơ từ sóng thần và cảnh báo sớm sẽ là chìa khóa cứu sống con người.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu hôm nay cho biết, năm 2024 "hầu như chắc chắn" sẽ vượt qua năm 2023 trở thành năm nóng nhất trong lịch sử.