Cuộc chiến đấu dũng cảm, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Hà Nội trong thời kỳ lịch sử 1946-1954 đã góp phần xứng đáng vào bước phát triển có ý nghĩa quyết định trong cuộc cách mạng của toàn dân tộc, mở đường cho việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trọng tâm
Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên Chi tiết
Theo Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, một số khu vực ở miền bắc nước ta trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Hà Nội, với thời gian là 80 ngày. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Báo Nhân Dân thực hiện chuyên đề đặc biệt về sự kiện lịch sử này, nhằm chuyển tải những thông tin tư liệu quý giá và ghi lại những ký ức, cảm xúc về không khí hào hùng của ngày 10/10/1954; đồng thời phác họa những chặng đường lịch sử của Hà Nội; những giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến và tầm nhìn phát triển của thủ đô trong tương lai.
Ông Nguyễn Văn Khang (sinh năm 1935), Trưởng ban liên lạc của Đội Thanh niên công tác tiếp quản thủ đô bấy giờ, vẫn kể vanh vách từng nhiệm vụ và cảm xúc của những thanh niên 18-19 tuổi trong ngày lịch sử của 70 năm trước.
Ở tuổi 91, bà Đỗ Hồng Phấn vẫn rất mẫn tiệp. Bồi hồi nhớ lại một thời sôi sổi của hơn 70 năm trước, bà cho chúng tôi xem còn vết sẹo hằn trên cánh tay, dấu vết của một thời gan lì, tự cắt mạch máu để phản đối lính Pháp trong xà lim Hỏa Lò nhằm giữ vững phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội thời kỳ tạm chiếm 1947-1954. Bà bảo, sự can đảm ấy, có được, có lẽ do “không khí cách mạng” đã dần ăn sâu vào tiềm thức của bà ngay từ khi học tiểu học khi còn chưa biết mặt chữ quốc ngữ.
Trải qua những năm tháng bị tra tấn dã man vì hành động cướp tù táo bạo giữa ban ngày trong lòng địch, nhưng ông Nguyễn Tiến Hà (Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân) vẫn kiên định không khai tới cùng, bảo toàn cho tổ chức.
Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân tràn ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, cuộc kháng chiến của quân dân Thủ đô chống thực dân Pháp chuyển thành cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp chuyển giao thành phố cho ta theo đúng tinh thần Hiệp định Genève, giải phóng Thủ đô khỏi ách đế quốc xâm lược.
Là người nghiên cứu sâu lịch sử chiến tranh, lịch sử quân đội của Việt Nam, Lady Borton đã có dịp tiếp xúc với nhiều cựu chiến binh Sư đoàn Quân tiên phong, Trung đoàn Thủ Đô, Tiểu đoàn Bình Ca... Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2004), Lady Borton đã viết bài này trên báo Vietnam News (tiếng Anh).
Ngày 10/10/1954, cả "rừng" người náo nức chào đón đoàn quân trở về tiếp quản ở Hà Nội. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột Cờ cổ kính, đánh dấu ngày Thủ đô được hoàn toàn giải phóng.
Trải qua những biến thiên của thời gian, những di tích từng chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô, cũng như thời khắc hạnh phúc khi đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội, nay đã có nhiều thay đổi. Nhưng những câu chuyện mà các di tích này “kể lại” với đời sau vẫn còn nguyên vẹn.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.
Ngày 10/10/1954, Hà Nội hoàn toàn giải phóng trong cảm xúc hân hoan của người dân Thủ đô. Và dù 70 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức ấy không hề phai nhạt mà vẫn chảy rất mạnh mẽ trên khắp các ngõ phố của thành phố Hà Nội.
Ít ai biết rằng để có được cuộc tiến quân lịch sử vào Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954, chúng ta đã phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ càng. Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô - Sư đoàn 308) khi ấy được Trung ương tin tưởng, lựa chọn giao nhiệm vụ bảo vệ những địa bàn quan trọng của Thủ đô từ ngày 8 đến 10/10, không cho địch phá hoại.
Dù ở những năm tháng hào hùng của quá khứ hay những giây phút hòa bình của hiện tại, các thế hệ trẻ Hà Nội vẫn luôn có những góc nhìn trân trọng với một Thủ đô kiên cường.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946 ở Hà Nội, cuộc ra đi để lại đô thành “nghi ngút khói sau lưng” sau đó đã ngay lập tức dấy lên một cảm thức hướng tới ngày trở về trong những người đi kháng chiến và tản cư. “Ngày về” đã trở thành từ khóa cho những bài ca thời kháng chiến chống Pháp, đặc biệt tô đậm hình ảnh Hà Nội, nơi còn lưu giữ ấn tượng về một thời khắc nước Việt Nam tuyên bố độc lập chưa xa. Dòng chảy những bài hát này có khi băng băng như sông Hồng cuồn cuộn, có khi tinh tế như con suối róc rách tâm tư của những người đi kháng chiến ở rừng núi dõi mắt về Thủ đô.
Nhân kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã cho ra mắt hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, với những tâm sự của một người con Hà Nội trước những thay đổi từng ngày của thành phố. Hai tác phẩm được phát hành trên nền tảng số của các kênh âm nhạc.
Bài viết của Phạm Ngọc Trương - Cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, đăng trong Sách "Trung đoàn Thủ đô anh hùng - Ngày về vinh quang", Nhà xuất bản Hà Nội, 2014.
Đêm 20, rạng sáng ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết. Pháp và các nước tham gia Hội nghị Giơ ne-vơ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương nhưng Hà Nội vẫn còn nằm trong vùng tập kết 80 ngày của quân đội Pháp.
Ngay sau khi giải phóng, phát huy truyền thống tốt đẹp của người Tràng An, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là Đảng bộ Thủ đô, Hà Nội đã nhanh chóng khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học-kỹ thuật, quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, trở thành hậu phương vững chắc của tiền tuyến lớn miền nam, xứng đáng là “lương tâm của thời đại”, “Thủ đô của phẩm giá con người”.
60 ngày đêm chiến đấu (từ 19/12/1946 đến 17/2/1947) trong lòng Hà Nội là bản hùng ca mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô quả cảm đã lao vào cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội thân yêu với lực lượng, vũ khí và trang bị rất chênh lệch so với kẻ thù.
Giải phóng Thủ đô khỏi ách xâm lược của đế quốc Pháp là sự nghiệp cách mạng vẻ vang của toàn Đảng, toàn dân, trực tiếp là sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Theo Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, một số khu vực ở miền bắc nước ta trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Hà Nội, với thời gian là 80 ngày. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân tràn ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...
Ngày 10/10/1954, cả "rừng" người náo nức chào đón đoàn quân trở về tiếp quản ở Hà Nội. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên đỉnh Cột Cờ cổ kính, đánh dấu ngày Thủ đô được hoàn toàn giải phóng.
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, cuộc kháng chiến của quân dân Thủ đô chống thực dân Pháp chuyển thành cuộc đấu tranh đòi thực dân Pháp chuyển giao thành phố cho ta theo đúng tinh thần Hiệp định Genève, giải phóng Thủ đô khỏi ách đế quốc xâm lược.
Mới tờ mờ đất, ngày 9 tháng 10, tiếng hát “Vì nhân dân quên mình” bỗng vang lên trên các ngả đường vào Bạch Mai, Kim Liên, ô Cầu Giấy. Các đơn vị tiền phong của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàng ngũ nghiêm chỉnh, tiến vào giải phóng Thủ đô. Trên quốc lộ số 1, nhìn về Hà Nội, ánh đèn điện Bạch Mai ngày càng gần lại. Ánh điện báo hiệu công nhân và toàn thể nhân dân Hà Nội vẫn giữ vững đấu tranh đợi bộ đội về.
Thành phố Hà Nội của chúng ta đã giải phóng sau 8 năm kháng chiến toàn quốc. Thành phố Hà Nội đã trở về nhân dân Việt Nam, trở về chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vậy chúng ta sẽ tiếp thu và quản lý Hà Nội như thế nào?
9 giờ 25 sáng quân đội ta đã vào Phủ toàn quyền cũ và đến 10 giờ 30 đã vào Bắc Bộ phủ. Đến 4 giờ chiều, toàn bộ quân đội liên hiệp Pháp đã rời khỏi Hà Nội, rút hết sang phía Đông cầu Long Biên. Toàn thể nhân dân Hà Nội tưng bừng, náo nhiệt hoan nghênh quân đội nhân dân ta trở về Thủ đô Hà Nội.
75 năm trước, vào đêm 19/12/1946, với ý chí “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, toàn dân tộc Việt Nam nhất tề đứng dậy, anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc.
Cách đây 75 năm, vào đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến - lời hiệu triệu, cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
Ngày 9/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đăng Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng trên Báo Nhân Dân, trong đó có đề cập đến các vấn đề như giữ gìn trật tự, an ninh, duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán cũng như văn hóa…, đồng thời yêu cầu nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và tuân theo kỷ luật mà Ủy ban Quân chính đã công bố.
NDĐT - Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Đã 70 năm trôi qua (19-12-1946 - 19-12-2016) nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc đó đã trở thành một văn kiện, một bản thiên cổ hùng văn, trường tồn cùng lịch sử Việt Nam trong thời đại mới.
60 năm Trước (10-10-1954 – 10-10-2014), Hà Nội được giải phóng, không những là niềm vui của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước.
Ở tuổi 91, bà Đỗ Hồng Phấn vẫn rất mẫn tiệp. Bồi hồi nhớ lại một thời sôi sổi của hơn 70 năm trước, bà cho chúng tôi xem còn vết sẹo hằn trên cánh tay, dấu vết của một thời gan lì, tự cắt mạch máu để phản đối lính Pháp trong xà lim Hỏa Lò nhằm giữ vững phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội thời kỳ tạm chiếm 1947-1954. Bà bảo, sự can đảm ấy, có được, có lẽ do “không khí cách mạng” đã dần ăn sâu vào tiềm thức của bà ngay từ khi học tiểu học khi còn chưa biết mặt chữ quốc ngữ.
Ngày 10/10/1954, Hà Nội hoàn toàn giải phóng trong cảm xúc hân hoan của người dân Thủ đô. Và dù 70 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức ấy không hề phai nhạt mà vẫn chảy rất mạnh mẽ trên khắp các ngõ phố của thành phố Hà Nội.
Trải qua những năm tháng bị tra tấn dã man vì hành động cướp tù táo bạo giữa ban ngày trong lòng địch, nhưng ông Nguyễn Tiến Hà (Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân) vẫn kiên định không khai tới cùng, bảo toàn cho tổ chức.
Bài viết của Phạm Ngọc Trương - Cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, đăng trong Sách "Trung đoàn Thủ đô anh hùng - Ngày về vinh quang", Nhà xuất bản Hà Nội, 2014.
Ngày 15/9/1993, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã được Thượng tướng Song Hào - nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Chính ủy Đại đoàn 308 Quân tiên phong - tặng 5 trang sổ công tác do đồng chí ghi chép trong buổi Bác Hồ gặp cán bộ Đại đoàn 308 ngày 19/9/1954.
Thắng lợi vĩ đại trong Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ của quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải chấp nhận cử đại diện tới Giơnevơ tham dự cuộc hội nghị quốc tế giải quyết cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Trong chặng đường lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển, kể từ ngày giải phóng Thủ đô đến nay, phụ nữ Hà Nội đã có những đóng góp nổi bật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, thông qua những phong trào hành động cách mạng của giới nữ. Một trong những phong trào có dấu ấn đặc biệt đó là phụ nữ Hà Nội với phong trào Ba đảm đang.
Ngày 19/8/2009, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khánh thành nhà truyền thống tại số 1-Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. Ban tổ chức buổi lễ có mời ông Tạ Quang Chiến, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao đến dự buổi lễ khánh thành vì ông có 12 năm công tác trong lực lượng cảnh vệ và là người vinh dự được bảo vệ Bác Hồ; ông là một trong tám chiến sĩ cận vệ được Bác Hồ đặt tên: Trường-Kỳ-Kháng-Chiến-Nhất-Định-Thắng-Lợi. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử lực lượng cảnh vệ.
Trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, ngày 2/9/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chín năm sau, cũng tại mảnh đất thiêng này, cuộc diễu binh diễu hành đã được tổ chức trọng thể, chào mừng Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô yêu quý đã được giải phóng khỏi ách chiếm đóng của thực dân Pháp.
Trong ký ức của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Tiến Hà, ngày đoàn quân giải phóng tiến về tiếp quản Thủ đô 68 năm về trước vẫn rõ nét, không thể phai mờ.
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Quang Phùng vẫn nhớ như in những ngày tháng 10 lịch sử của Thủ đô Hà Nội 68 năm về trước. Những ký ức hào hùng được ông lưu giữ trong bộ ảnh tư liệu quý giá của riêng mình.
Theo Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, một số khu vực ở miền bắc nước ta trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Hà Nội, với thời gian là 80 ngày. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
75 năm đã trôi qua nhưng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn vang vọng, như nhắc mọi người nhớ về một thời khắc lịch sử gian khó nhưng thật hào hùng.
Trải qua thời gian, những ký ức về Hà Nội có thể phôi pha, nhưng vẫn còn đó những mảnh ký ức được ghi lại từ sử liệu, sách báo, và những câu chuyện kể từ các thế hệ trước qua thế hệ sau. Sự thanh lịch, hào hoa của Hà Nội cũng vậy, nó mai một những giá trị không còn phù hợp và biến đổi theo thời đại.
Đúng ngày này cách đây 65 năm, những đoàn quân đã trở về tiếp quản Thủ đô giữa vòng tay hân hoan chào đón của hàng vạn người dân Hà Nội. Hôm nay, những cựu chiến binh còn lại năm ấy luôn giữ nguyên ký ức bi tráng và lòng yêu nước nồng nàn.
Trong khuôn khổ Chương trình “Ký ức mùa thu” tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), ngày 6-10 diễn ra sự kiện ra mắt cuốn sách ảnh “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về” (NXBĐHQG Hà Nội). Cuốn sách không những mang đến cho người xem nhiều tư liệu trực quan quý giá về tiến trình tiếp quản, giải phóng Thủ đô mà còn truyền cảm hứng lịch sử từ mùa thu 65 năm trước tới không khí tự hào trong mùa thu năm nay, tại Lễ kỷ niệm sự kiện hào hùng này.
Ngày 10-10-1954, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” với cờ, hoa rợp trời. Ít ai biết, trước đó hai ngày, có một đội quân đã lặng lẽ thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là tiếp quản và giữ gìn an toàn những cơ sở quan trọng của Hà Nội. Họ là 214 chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca, Sư đoàn 308, được phân công nhiệm vụ về bảo vệ Hà Nội trước ngày giải phóng.
65 năm đã qua nhưng với những người lính, người dân được chứng kiến giờ phút lịch sử khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô, cảm xúc vẫn đặc biệt như ngày nào, bởi từ đây, Thủ đô Hà Nội và đất nước ta đã bước sang một trang mới đầy tự hào.
NDĐT- Buổi ra mắt và giao lưu với tác giả cuốn sách “Hà Nội, Mũ rơm và Tem phiếu” trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội năm 2019 chiều muộn ngày 2-10, đã làm sống lại với bạn đọc ký ức về một thời Hà Nội xưa khác. Tác giả cũng là nhân chứng lịch sử đã chứng kiến, trải nghiệm những vận động, đổi thay của Hà Nội nói riêng và cả đất nước nói chung qua mấy chục năm anh hùng và lãng mạn, dù chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn.
Có thể chỉ là một gốc bàng nghiêng mình đổ lá, là cây cột điện hoen màu thời gian, cũng có thể là một khu tập thể cũ kỹ…, nhưng đó lại là miền ký ức thương nhớ của nhiều người Hà Nội. Ai cũng có những câu chuyện, kỷ niệm về một thời mình sống. Hoạt động của nhóm “Ký họa đô thị Hà Nội”, một tập hợp của các kiến trúc sư, họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã khơi dậy những tình cảm ấy, thể hiện qua góc nhìn mỹ thuật, từ đó lan tỏa tình yêu đến với cộng đồng.
Đêm 9 tháng 10 năm 1954, giữa lúc người Hà Nội thao thức chờ đón ngày hôm sau - ngày mà đại diện Đảng, Chính phủ cùng với đoàn quân chiến thắng chính thức tiến vào tiếp quản Thủ đô - thì bên ngọn tháp cao của Cột cờ thành Hoàng Diệu đã diễn ra một cuộc “chiến đấu” gay go thầm lặng ít ai biết đến.
Sáng 10/10/1954, cả Hà Nội nhộn nhịp, ngập trong rừng cờ, hoa, cổng chào, băng rôn và biểu ngữ. Hàng vạn người dân tràn ra đường, rạo rực trong ngày hội lớn, chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...
Trải qua những biến thiên của thời gian, những di tích từng chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô, cũng như thời khắc hạnh phúc khi đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội, nay đã có nhiều thay đổi. Nhưng những câu chuyện mà các di tích này “kể lại” với đời sau vẫn còn nguyên vẹn.
Thành phố Hà Nội của chúng ta đã giải phóng sau 8 năm kháng chiến toàn quốc. Thành phố Hà Nội đã trở về nhân dân Việt Nam, trở về chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa. Vậy chúng ta sẽ tiếp thu và quản lý Hà Nội như thế nào?
Trưng bày giới thiệu nhiều tư liệu, hình ảnh, những cuốn sách quý về Bác Hồ với Thủ đô, ý nghĩa của ngày Giải phóng Thủ đô và những tấm gương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn.
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, đoàn quân chiến thắng đã tiến về giải phóng Thủ đô trong niềm hân hoan chào đón của người dân. Vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), với trưng bày "Khúc ca khải hoàn", Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tái hiện không khí hào hùng mà xúc động của ngày trở về mùa thu năm ấy.
Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), ngày 5/10, tại di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt Trưng bày “Khúc ca khải hoàn”.
Những thông tin, sự việc về sự xuống cấp của cầu Long Biên đang kéo theo mối quan tâm của dư luận và tiếp tục gợi lên nhiều ý kiến chuyên gia, người dân về việc ứng xử, chuyển đổi công năng, phát huy giá trị đa dạng của cây cầu này. Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng (ảnh), Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ với Thời Nay.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.
Ngày 7/10, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khai mạc trưng bày sách, báo trực tuyến kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021).
Mùa thu năm 1945, cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành độc lập và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chứng tích lịch sử 76 năm trước vẫn còn ghi dấu ấn lên những con đường, góc phố, vườn hoa của Hà Nội ngày nay. Quá khứ vẫn nằm trong lòng hiện tại, nhắc nhớ chúng ta mỗi dịp thu về…
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức các hoạt động chào mừng, trong đó có chương trình “Ký ức Hà Nội - 65 năm” tại không gian tranh bích họa phố Phùng Hưng.
NDĐT - Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thủ đô, ngày 10-10, tại phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 65 năm”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019).
Ở mảnh đất Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn vật này, ký ức về thành phố là một kho tàng đồ sộ. Đó là miên man những phố, những làng, những nghề… tuổi muôn năm cũ, khi xã hội đổi thay, cái mất cái còn. "Ký ức Hà Nội" tại Hoàng thành Thăng Long là món quà mừng năm mới 2016 do Sở Du lịch đem tới công chúng, mà ở đây, người ta tìm được lại những nét văn hóa của đất Thăng Long - Kẻ Chợ khi xưa.
NDĐT - Từ ngày 30-12 đến 4-1-2016, Sở Du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Công ty Cổ phần Truyền thông DC phối hợp triển khai thực hiện chương trình “Ký ức Hà Nội” nhằm tái hiện hình ảnh Hà Nội xưa với đông đảo người dân thủ đô, du khách trong nước và quốc tế tại khu Di sản Văn hóa Thế giới - Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Rất nhiều người đã lưu những tấm hình do Cao Anh Tuấn chụp vào kho ảnh về Hà Nội, nhưng cũng không nhiều người để ý tác giả của chúng là ai. Cao Anh Tuấn luôn mỉm cười mỗi khi được nghe những câu chuyện như thế. Bởi đó chính là điều mà chàng trai Hà Nội này mong muốn - chia sẻ, và nhân lên những tình yêu Hà Nội.
Trên đường Ðiện Biên Phủ, ngay dưới chân Cột cờ Hà Nội rêu phong, cổ kính có một địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - "cuốn sử sống", bảo tàng đầu ngành của hệ thống bảo tàng quân đội. Gần sáu thập kỷ qua, lớp lớp cán bộ nơi đây đã, đang lặng lẽ tìm tòi, lưu giữ những kỷ vật, hiện vật để kể lại cho thế hệ mai sau về lịch sử dựng nước, đấu tranh giữ nước của dân tộc, trong đó có Chiến thắng Ðiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ðêm 12, rạng sáng 13-4, chương trình "Ðêm trắng cầu Long Biên - Hành trình đi tìm ký ức" diễn ra trên không gian cầu Long Biên, Hà Nội, khởi đầu cho năm sự kiện tương tự sẽ tổ chức định kỳ hằng tháng tại đây.
Ngày 17-10, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có thông cáo cho biết, Tổ chức Kỷ lục châu Á vừa xác lập chùa Một Cột tại Hà Nội đạt Kỷ lục châu Á với kiến trúc độc đáo nhất.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946 ở Hà Nội, cuộc ra đi để lại đô thành “nghi ngút khói sau lưng” sau đó đã ngay lập tức dấy lên một cảm thức hướng tới ngày trở về trong những người đi kháng chiến và tản cư. “Ngày về” đã trở thành từ khóa cho những bài ca thời kháng chiến chống Pháp, đặc biệt tô đậm hình ảnh Hà Nội, nơi còn lưu giữ ấn tượng về một thời khắc nước Việt Nam tuyên bố độc lập chưa xa. Dòng chảy những bài hát này có khi băng băng như sông Hồng cuồn cuộn, có khi tinh tế như con suối róc rách tâm tư của những người đi kháng chiến ở rừng núi dõi mắt về Thủ đô.
Là người nghiên cứu sâu lịch sử chiến tranh, lịch sử quân đội của Việt Nam, Lady Borton đã có dịp tiếp xúc với nhiều cựu chiến binh Sư đoàn Quân tiên phong, Trung đoàn Thủ Đô, Tiểu đoàn Bình Ca... Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2004), Lady Borton đã viết bài này trên báo Vietnam News (tiếng Anh).
Là người thực hiện chương trình khai mạc “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” với chủ đề “Dấu son Hà Nội”, đạo diễn Phạm Hoàng Giang đã gửi tình yêu của mình với thành phố mà mình đã gắn bó cả cuộc đời. Với anh, đây là dịp anh được “trả ơn” với Hà Nội, nơi anh sống, yêu và biết ơn vì đã cho anh cuộc sống, sự nghiệp như ngày hôm nay.
Cùng với những ca khúc khải hoàn, Ngày Giải phóng Thủ đô cũng đem lại những cảm xúc thăng hoa cho các nhà thơ, nhà văn, từ đó có những áng thơ văn mang tính biểu tượng, còn lại mãi với thời gian, và cũng có những vần thơ “tiên đoán” trước ngày giải phóng.
Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến luôn là cảm hứng sáng tác vô tận cho các văn nghệ sĩ. Đặc biệt, những năm tháng chiến tranh, trước và sau ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, đã để lại dấu ấn trong hàng trăm tác phẩm nghệ thuật ở mọi thể loại, trong đó có âm nhạc. Nhiều tác phẩm đã trở thành bất hủ, thậm chí thành biểu tượng của Hà Nội.
Hướng về dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc, phải kể đến giá trị to lớn, lâu dài của kho tàng các ca khúc cách mạng, được sản xuất và lưu trữ từ khi thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam năm 1945 cho đến nay.
Dù trong hoàn cảnh gian khó, thiếu thốn song giới văn nghệ, nhạc sĩ Thủ đô đã trải qua giai đoạn hoạt động âm nhạc nghệ thuật hết sức sôi nổi. “Ngoài những bài hát Chiến thắng Điện Biên, Tiến về Hà Nội… các em nhỏ ở các phố vẫn ca múa Mí đồ đồ, múa sạp, múa vui sản xuất…” Thời Nay xin trích lược một số hoạt động âm nhạc trước và sau ngày giải phóng Thủ đô được nhắc đến trong khối tài liệu của nhạc sĩ Minh Tâm, để độc giả có được cái nhìn khái quát về sức sống và các hoạt động đặc sắc, đầy ý nghĩa của các nhạc sĩ, nhạc công trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc.
Con đường số phận đã đưa nhà mỹ học trẻ Nguyễn Ðình Thi lao mình vào cuộc sống cách mạng và chiến đấu với những xúc cảm to lớn về nhân dân, đất nước. Một tài năng đặc biệt đã bừng dậy trong ông. Bao nhiêu năm qua, bài Diệt phát xít đã trở thành nhạc hiệu của Ðài Phát thanh tiếng nói Việt Nam; bài Người Hà Nội là nhạc hiệu của Ðài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Và không chỉ có vậy...
Vào một buổi chiều tối rét buốt, Văn Cao ra khỏi nhà, đi từ phố Ga sang phố Hàng Bông, rồi sang Bờ Hồ. Dưới ánh điện vàng nhợt, ông thấy một bé gái chừng hơn mười tuổi không mảnh vải che thân ngồi lặng phắc bên lề đường. Ông đau đớn nhận ra em bé đã chết.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Báo Nhân Dân thực hiện chuyên đề đặc biệt về sự kiện lịch sử này, nhằm chuyển tải những thông tin tư liệu quý giá và ghi lại những ký ức, cảm xúc về không khí hào hùng của ngày 10/10/1954; đồng thời phác họa những chặng đường lịch sử của Hà Nội; những giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến và tầm nhìn phát triển của thủ đô trong tương lai.
Nhân kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã cho ra mắt hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, với những tâm sự của một người con Hà Nội trước những thay đổi từng ngày của thành phố. Hai tác phẩm được phát hành trên nền tảng số của các kênh âm nhạc.
Hà Nội sẽ bắn pháo hoa, trình diễn ánh sáng bằng drone trong Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô vào tối 10/10, tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Thành phố Hà Nội sẽ tổ chức 51 chương trình, sự kiện trong cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô, trong đó điểm nhấn là Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" tổ chức vào sáng 6/10, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô vào sáng 10/10 và Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Thành phố Hòa bình - Thành phố Rồng bay" vào tối 10/10.
Trong những năm qua, diện mạo giao thông Thủ đô Hà Nội ngày càng thay đổi theo hướng khang trang, hiện đại. Thành phố đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư các dự án trọng điểm, xây dựng được một hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, đồng bộ, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội của cả nước.
Những ngày này, đường phố Hà Nội không chỉ tràn ngập ánh nắng vàng rực rỡ của mùa thu mà còn được tô điểm thêm màu sắc bởi cờ hoa, băng-rôn, áp-phích chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023).
Thủ đô Hà Nội hiện là đô thị có diện tích lớn, số dân đông, nhưng bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh còn nhiều trở lực trong quá trình phát triển, hạ tầng khu vực nội đô quá tải, môi trường ô nhiễm...
Ngày 9/10, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng Công ty Vietcontent phối hợp Matchroom tổ chức họp báo Giải vô địch Pool 9 bóng Hà Nội mở rộng - Hanoi Open Pool Championship, một giải đấu chính thức thuộc hệ thống World 9 ball Tour. 128 cơ thủ hàng đầu thế giới trên bảng xếp hạng sẽ tranh tài với 128 cơ thủ người Việt Nam và quốc tế đã qua vòng loại 10 tại Cung điền kinh trong nhà Hà Nội, từ ngày 10 đến 15/10.
Diễn ra tại không gian phố đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm trong những ngày tiết thu đẹp trời, Hội sách Hà Nội lần thứ 8 năm 2023 thu hút lượng độc giả đông đảo.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng nhiều công trình hạ tầng giao thông hiện đại, đa dạng, đồng bộ, xứng tầm với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế-xã hội của cả nước.
Sáng 9/10, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương dự Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2023; phát động Phong trào thi đua hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội tổ chức.
Sáng 7/10, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, Ngân hàng nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức Lễ phát động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Sau nhiều năm xây dựng nông thôn mới, khu vực nông thôn của Thủ đô đã “thay da đổi thịt” từng ngày với những con đường giao thông nông thôn được bê-tông hóa rộng rãi thông thoáng, cánh đồng lúa xanh mướt, những ngôi trường khang trang, sạch đẹp.
Hà Nội đã trải qua quá trình biến đổi mạnh mẽ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 khi người Pháp chiếm và quy hoạch, xây dựng lại Hà Nội. Tòa thành cũ mất đi, để lại nhiều nuối tiếc. Nhưng những con phố mới ra đời và định hình nét đẹp kiến trúc Hà Nội cho đến tận hôm nay.
Những nét đẹp trong truyền thống khoa cử, những câu chuyện thú vị về những bậc đại khoa xưa được Trung tâm Hoạt động Văn hóa-khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám giới thiệu đến công chúng thông qua trưng bày “Bia đá kể chuyện”.
Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 là dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đô thị nghìn năm tuổi này. Để hiện thực hóa những định hướng đúng đắn, tầm nhìn chiến lược của Nghị quyết, tạo nên bước chuyển mang tính đột phá trong hành trình xác lập vị thế, bản sắc “Thành phố nhạc trưởng” của vùng Thủ đô và cả nước, rất cần sự nỗ lực, chung sức và những giải pháp quyết liệt, triệt để.
“Các bài viết đã thể hiện những ký ức rất sâu về Hà Nội. Đặc biệt, đó không chỉ là ký ức của những người Hà Nội, mà còn là nỗi nhớ của nhiều người ở những mảnh đất xa xôi cùng có tình yêu với Hà Nội. Dường như càng ở xa, nỗi nhớ ấy càng da diết, càng ở xa càng phát hiện những vẻ đẹp đặc biệt của Hà Nội mà dường như chính chúng ta - những người sống ở Hà Nội nhiều lúc chưa nhận ra…”.
Sau chín năm trường kỳ kháng chiến, đoàn quân chiến thắng đã tiến về giải phóng Thủ đô trong niềm hân hoan chào đón của người dân. Vào dịp kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), với trưng bày "Khúc ca khải hoàn", Ban quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã tái hiện không khí hào hùng mà xúc động của ngày trở về mùa thu năm ấy.
Kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2022), ngày 6/10, Thư viện Hà Nội khai mạc trưng bày sách với chủ đề "Bác Hồ với Thủ đô Hà Nội"; tại Bảo tàng Hà Nội có trưng bày "Nếp xưa" gợi lại cuộc sống của các gia đình khá giả thành thị.
Thông tin từ Viện Phim Việt Nam cho biết, nhân kỷ niệm 68 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), Viện tổ chức đợt chiếu giới thiệu nhiều phim Việt Nam đặc sắc, được khán giả yêu mến. Đây cũng là hoạt động nhằm đưa các tác phẩm điện ảnh Việt Nam đến gần hơn với công chúng.
28/2/1946 Tưởng Giới Thạch ký với Pháp hiệp ước cho quân Pháp thay thế quân Tưởng
18/3/1946 1.200 quân Pháp được phép vào Hà Nội theo Hiệp định Sơ bộ
Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Công nhân nhà máy điện phá máy, Hà Nội mở đầu cuộc kháng chiến
Đêm 17/2/1947 Trung đoàn Thủ đô chia làm nhiều bộ phận rút quân khỏi Hà Nội
20/7/1954 Hiệp định Geneve được ký kết
Những tên lính viễn chinh Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên, sang phía Gia Lâm 16 giờ, 9/10/1954 Quân đội nhân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố
Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội 10/10/1954 15 giờ, lễ chào cờ mừng chiến thắng được tổ chức, Hà Nội giải phóng