Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.
75 năm trước, vào đêm 19/12/1946, với ý chí “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, toàn dân tộc Việt Nam nhất tề đứng dậy, anh dũng chống thực dân Pháp xâm lược, mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc.
Cách đây 75 năm, vào đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến - lời hiệu triệu, cổ vũ tinh thần yêu nước của toàn dân đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược.
Ngày 9/10/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đăng Lời kêu gọi nhân ngày Thủ đô giải phóng trên Báo Nhân Dân, trong đó có đề cập đến các vấn đề như giữ gìn trật tự, an ninh, duy trì và khôi phục mọi hoạt động sản xuất, buôn bán cũng như văn hóa…, đồng thời yêu cầu nhân dân, bộ đội và cán bộ phải thi hành đúng chính sách và tuân theo kỷ luật mà Ủy ban Quân chính đã công bố.
NDĐT - Ra đời trong thời khắc lịch sử đặc biệt, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tác động đến sâu thẳm lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Đã 70 năm trôi qua (19-12-1946 - 19-12-2016) nhưng lời kêu gọi bất hủ có giá trị lịch sử sâu sắc đó đã trở thành một văn kiện, một bản thiên cổ hùng văn, trường tồn cùng lịch sử Việt Nam trong thời đại mới.
60 năm Trước (10-10-1954 – 10-10-2014), Hà Nội được giải phóng, không những là niềm vui của người dân Thủ đô mà còn là một sự kiện lịch sử, một ngày hội lớn của nhân dân cả nước.
75 năm đã trôi qua nhưng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vẫn vang vọng, như nhắc mọi người nhớ về một thời khắc lịch sử gian khó nhưng thật hào hùng.
Trải qua thời gian, những ký ức về Hà Nội có thể phôi pha, nhưng vẫn còn đó những mảnh ký ức được ghi lại từ sử liệu, sách báo, và những câu chuyện kể từ các thế hệ trước qua thế hệ sau. Sự thanh lịch, hào hoa của Hà Nội cũng vậy, nó mai một những giá trị không còn phù hợp và biến đổi theo thời đại.
Đúng ngày này cách đây 65 năm, những đoàn quân đã trở về tiếp quản Thủ đô giữa vòng tay hân hoan chào đón của hàng vạn người dân Hà Nội. Hôm nay, những cựu chiến binh còn lại năm ấy luôn giữ nguyên ký ức bi tráng và lòng yêu nước nồng nàn.
Trong khuôn khổ Chương trình “Ký ức mùa thu” tại Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), ngày 6-10 diễn ra sự kiện ra mắt cuốn sách ảnh “Chúng ta đem vinh quang, sức dân tộc trở về” (NXBĐHQG Hà Nội). Cuốn sách không những mang đến cho người xem nhiều tư liệu trực quan quý giá về tiến trình tiếp quản, giải phóng Thủ đô mà còn truyền cảm hứng lịch sử từ mùa thu 65 năm trước tới không khí tự hào trong mùa thu năm nay, tại Lễ kỷ niệm sự kiện hào hùng này.
Ngày 10-10-1954, hàng vạn người dân Hà Nội vỡ òa trong niềm vui đón đoàn quân trở về sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” với cờ, hoa rợp trời. Ít ai biết, trước đó hai ngày, có một đội quân đã lặng lẽ thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là tiếp quản và giữ gìn an toàn những cơ sở quan trọng của Hà Nội. Họ là 214 chiến sĩ của Tiểu đoàn Bình Ca, Sư đoàn 308, được phân công nhiệm vụ về bảo vệ Hà Nội trước ngày giải phóng.
65 năm đã qua nhưng với những người lính, người dân được chứng kiến giờ phút lịch sử khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô, cảm xúc vẫn đặc biệt như ngày nào, bởi từ đây, Thủ đô Hà Nội và đất nước ta đã bước sang một trang mới đầy tự hào.
NDĐT- Buổi ra mắt và giao lưu với tác giả cuốn sách “Hà Nội, Mũ rơm và Tem phiếu” trong khuôn khổ Hội sách Hà Nội năm 2019 chiều muộn ngày 2-10, đã làm sống lại với bạn đọc ký ức về một thời Hà Nội xưa khác. Tác giả cũng là nhân chứng lịch sử đã chứng kiến, trải nghiệm những vận động, đổi thay của Hà Nội nói riêng và cả đất nước nói chung qua mấy chục năm anh hùng và lãng mạn, dù chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn.
Có thể chỉ là một gốc bàng nghiêng mình đổ lá, là cây cột điện hoen màu thời gian, cũng có thể là một khu tập thể cũ kỹ…, nhưng đó lại là miền ký ức thương nhớ của nhiều người Hà Nội. Ai cũng có những câu chuyện, kỷ niệm về một thời mình sống. Hoạt động của nhóm “Ký họa đô thị Hà Nội”, một tập hợp của các kiến trúc sư, họa sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đã khơi dậy những tình cảm ấy, thể hiện qua góc nhìn mỹ thuật, từ đó lan tỏa tình yêu đến với cộng đồng.
Những thông tin, sự việc về sự xuống cấp của cầu Long Biên đang kéo theo mối quan tâm của dư luận và tiếp tục gợi lên nhiều ý kiến chuyên gia, người dân về việc ứng xử, chuyển đổi công năng, phát huy giá trị đa dạng của cây cầu này. Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng (ảnh), Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam chia sẻ với Thời Nay.
Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.
Ngày 7/10, tại Thư viện Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội khai mạc trưng bày sách, báo trực tuyến kỷ niệm 67 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2021).
Mùa thu năm 1945, cả dân tộc Việt Nam đã vùng lên giành độc lập và thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chứng tích lịch sử 76 năm trước vẫn còn ghi dấu ấn lên những con đường, góc phố, vườn hoa của Hà Nội ngày nay. Quá khứ vẫn nằm trong lòng hiện tại, nhắc nhớ chúng ta mỗi dịp thu về…
Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức các hoạt động chào mừng, trong đó có chương trình “Ký ức Hà Nội - 65 năm” tại không gian tranh bích họa phố Phùng Hưng.
NDĐT - Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng thủ đô, ngày 10-10, tại phố bích họa Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 65 năm”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10-10-1954 - 10-10-2019).
Ở mảnh đất Thăng Long-Hà Nội ngàn năm văn vật này, ký ức về thành phố là một kho tàng đồ sộ. Đó là miên man những phố, những làng, những nghề… tuổi muôn năm cũ, khi xã hội đổi thay, cái mất cái còn. "Ký ức Hà Nội" tại Hoàng thành Thăng Long là món quà mừng năm mới 2016 do Sở Du lịch đem tới công chúng, mà ở đây, người ta tìm được lại những nét văn hóa của đất Thăng Long - Kẻ Chợ khi xưa.
NDĐT - Từ ngày 30-12 đến 4-1-2016, Sở Du lịch, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Công ty Cổ phần Truyền thông DC phối hợp triển khai thực hiện chương trình “Ký ức Hà Nội” nhằm tái hiện hình ảnh Hà Nội xưa với đông đảo người dân thủ đô, du khách trong nước và quốc tế tại khu Di sản Văn hóa Thế giới - Hoàng thành Thăng Long Hà Nội.
Rất nhiều người đã lưu những tấm hình do Cao Anh Tuấn chụp vào kho ảnh về Hà Nội, nhưng cũng không nhiều người để ý tác giả của chúng là ai. Cao Anh Tuấn luôn mỉm cười mỗi khi được nghe những câu chuyện như thế. Bởi đó chính là điều mà chàng trai Hà Nội này mong muốn - chia sẻ, và nhân lên những tình yêu Hà Nội.
Trên đường Ðiện Biên Phủ, ngay dưới chân Cột cờ Hà Nội rêu phong, cổ kính có một địa danh nổi tiếng trong và ngoài nước - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - "cuốn sử sống", bảo tàng đầu ngành của hệ thống bảo tàng quân đội. Gần sáu thập kỷ qua, lớp lớp cán bộ nơi đây đã, đang lặng lẽ tìm tòi, lưu giữ những kỷ vật, hiện vật để kể lại cho thế hệ mai sau về lịch sử dựng nước, đấu tranh giữ nước của dân tộc, trong đó có Chiến thắng Ðiện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ðêm 12, rạng sáng 13-4, chương trình "Ðêm trắng cầu Long Biên - Hành trình đi tìm ký ức" diễn ra trên không gian cầu Long Biên, Hà Nội, khởi đầu cho năm sự kiện tương tự sẽ tổ chức định kỳ hằng tháng tại đây.
Dù trong hoàn cảnh gian khó, thiếu thốn song giới văn nghệ, nhạc sĩ Thủ đô đã trải qua giai đoạn hoạt động âm nhạc nghệ thuật hết sức sôi nổi. “Ngoài những bài hát Chiến thắng Điện Biên, Tiến về Hà Nội… các em nhỏ ở các phố vẫn ca múa Mí đồ đồ, múa sạp, múa vui sản xuất…” Thời Nay xin trích lược một số hoạt động âm nhạc trước và sau ngày giải phóng Thủ đô được nhắc đến trong khối tài liệu của nhạc sĩ Minh Tâm, để độc giả có được cái nhìn khái quát về sức sống và các hoạt động đặc sắc, đầy ý nghĩa của các nhạc sĩ, nhạc công trong một giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc.