Chúng tôi đón Bác về lại Thủ đô
Tạ Quang Chiến (Nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể thao, cán bộ Bộ Tư lệnh cảnh vệ) kể, Nguyễn Đức Quý ghi
Các chiến sỹ cảnh vệ luôn theo sát, bảo vệ tuyệt đối an toàn Bác Hồ trên đường đi công tác (Việt Bắc, 1951).
Các chiến sỹ cảnh vệ luôn theo sát, bảo vệ tuyệt đối an toàn Bác Hồ trên đường đi công tác (Việt Bắc, 1951).
Ngày 19/8/2009, Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khánh thành nhà truyền thống tại số 1-Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội. Ban tổ chức buổi lễ có mời ông Tạ Quang Chiến, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao đến dự buổi lễ khánh thành vì ông có 12 năm công tác trong lực lượng cảnh vệ và là người vinh dự được bảo vệ Bác Hồ; ông là một trong tám chiến sĩ cận vệ được Bác Hồ đặt tên: Trường-Kỳ-Kháng-Chiến-Nhất-Định-Thắng-Lợi. Tên tuổi của ông đã đi vào lịch sử lực lượng cảnh vệ.

Trong sự kiện quan trọng ấy, vì lý do sức khỏe ông không đến được, nhưng một tháng sau với tâm huyết của người nghiên cứu lịch sử (trước đây ông làm Vụ trưởng Vụ tư liệu, Viện Nghiên cứu lịch sử Đảng) và muốn về thăm đơn vị cũ, ôn lại những ngày vinh dự được bảo vệ Bác Hồ, ông đã đến tham quan nhà truyền thống của Bộ Tư lệnh cảnh vệ.
Tôi và một số đồng chí làm công tác nghiên cứu lịch sử và truyền thống cảnh vệ đã được "tháp tùng” ông trong chuyến thăm và được ông tham gia góp ý về sưu tầm tư liệu, sắp xếp trưng bày tư liệu hiện vật. Đặc biệt, gần đây ông cung cấp rất nhiều tư liệu quý báu về công tác bảo vệ Bác Hồ.
Bác cháu ta cùng quen chịu đựng gian khổ, nay về Hà Nội địch chiếm đóng lâu năm đầy rẫy cảnh sống xa hoa, trụy lạc nên dễ nảy sinh tư tưởng thèm muốn hưởng thụ. Vì vậy, Bác dặn các cô, các chú phải vững vàng, đừng sa ngã trước “viên đạn bọc đường”.
Bác Hồ đến thăm Hợp tác xã Đại Thắng, Nam Định, tháng 3/1959.
Bác Hồ đến thăm Hợp tác xã Đại Thắng, Nam Định, tháng 3/1959.
Hỏi về những ngày vinh dự được bảo vệ Bác Hồ, như sống lại những ngày trai trẻ, ông kể lại: Trong 12 năm được vinh dự bảo vệ Bác Hồ, tôi có rất nhiều kỷ niệm về Người. Nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất là được bảo vệ Bác về tiếp quản thủ đô Hà Nội tháng 10/1954, Ngày ấy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đi đến thống nhất nước nhà.
Kế hoạch bảo vệ Bác Hồ về tiếp quản Thủ đô được Trung ương chỉ đạo thống nhất và hết sức chặt chẽ. Trung ương giao cho đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng, thành lập một tổ công tác tiền trạm để gấp rút tiến hành những công việc chuẩn bị đón Bác, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, Chính phủ về Hà Nội.
Đồng chí Lê Thanh Nghị trực tiếp chỉ định những đồng chí trong tổ công tác tiền trạm gồm: đồng chí Phan Văn Xoàn, đồng chí Quách Quý Hợi (Cục Cảnh vệ), đồng chí Nông Đức Chiến (Bộ Tổng Tham mưu), đồng chí Tạ Đình Hiểu-Chính uỷ Trung đoàn 600 thuộc Đại đoàn 350 và tôi làm tổ trưởng (ngày đó tôi công tác tại Văn phòng Phủ Thủ tướng, phụ trách thanh niên xung phong).
Chúng tôi nhanh chóng xây dựng kế hoạch bảo vệ trên đường về, tính toán từng trạm nghỉ dừng chân trên đường, phối hợp với Ban Tài chính quản trị Trung ương lo địa điểm nơi ở và làm việc của Bác, bố trí lực lượng trinh sát và cùng với lực lượng quân đội, công an các địa phương có liên quan phối hợp bảo vệ.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi được lệnh quay lại chiến khu Việt Bắc để đón Bác Hồ về Hà Nội. Đoàn bảo vệ Bác và một số đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng, ngay từ đầu tháng 8/1954 đã chuyển địa điểm từ Yên Sơn (Tuyên Quang) về thôn Vai Cây, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo đường mà chúng tôi chuẩn bị trước. Tại đây Bác đã triệu tập toàn bộ cán bộ bảo vệ và phục vụ để căn dặn trước khi về thủ đô Hà Nội.
Như người Cha già dặn dò con cháu khi đến công tác tại một môi trường mới, Người nói: "Bác cháu ta cùng quen chịu đựng gian khổ, nay về Hà Nội địch chiếm đóng lâu năm đầy rẫy cảnh sống xa hoa, trụy lạc nên dễ nảy sinh tư tưởng thèm muốn hưởng thụ. Vì vậy, Bác dặn các cô, các chú phải vững vàng, đừng sa ngã trước “viên đạn bọc đường”. Lời dạy của Bác có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn với lực lượng công an và quân đội về tiếp quản Thủ đô.
Trong những ngày lưu lại ở Vai Cầy, chúng tôi bảo vệ Bác đến thăm Đền Hùng tại xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Tại đây, Bác đã nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong (tức Đại đoàn 308-lực lượng chủ lực về tiếp quản Thủ đô); Người đã căn dặn cán bộ chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Nói chuyện xong, Người trở lại Vai Cây, nơi dừng chân cuối cùng ở căn cứ địa Việt Bắc trước khi trở về tiếp quản Thủ đô.
Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong tại đền Giếng, Đền Hùng, Phú Thọ, ngày 19/9/1954.
Bác Hồ nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong tại đền Giếng, Đền Hùng, Phú Thọ, ngày 19/9/1954.
Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.


Các chiến sĩ Cảnh vệ và phục vụ bảo vệ Bác Hồ trên đường công tác tại đèo Khế (Đồng Hỷ, Thái Nguyên), tháng 10/1947.
Các chiến sĩ Cảnh vệ và phục vụ bảo vệ Bác Hồ trên đường công tác tại đèo Khế (Đồng Hỷ, Thái Nguyên), tháng 10/1947.
Bác Hồ ăn cơm với các chiến sĩ Cảnh vệ trên đường chỉ đạo chiến dịch Biên giới, tháng 9/1950.
Bác Hồ ăn cơm với các chiến sĩ Cảnh vệ trên đường chỉ đạo chiến dịch Biên giới, tháng 9/1950.
Ngày 21/12/1965, Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho những cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 600 Công an nhân dân vũ trang đạt nhiều thành tích trong công tác bảo vệ.
Ngày 21/12/1965, Bác Hồ tặng huy hiệu của Người cho những cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 600 Công an nhân dân vũ trang đạt nhiều thành tích trong công tác bảo vệ.
Ngày 12/10/1954, chúng tôi bảo vệ Bác rời Đại Từ (Thái Nguyên) về thị xã Sơn Tây. Tại thị xã Sơn Tây, Bác ở và làm việc tại một trạm thuỷ lợi ngay chân đê thuộc thôn Phù Sa, xã Viên Sơn, Địa điểm này là ngôi nhà cấp 4 nhưng rất thoáng mát. Bảo vệ Bác gồm các đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Long Văn Nhất, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Nền kiêm lái xe.
Ngày 14/10/1954, Bác rời thị xã Sơn Tây về Hà Nội, không khí những ngày Thủ đô mới được tiếp quản thật náo nhiệt, cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ đỏ rực các đường phố Hà Nội. Những ngày đầu về Thủ đô, Bác ở và làm việc tại ngôi nhà trong Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).
Phòng Bác ở và làm việc là một gian đầu hồi trên tầng hai có cửa sổ nhìn xuống cổng phía đường Trần Khánh Dư, ở vị trí này rất dễ quan sát khi có động tĩnh lại thoáng mát, vì là địa điểm được chúng tôi chuẩn bị trước nên công tác bảo vệ không những bảo đảm chặt chẽ mà còn có nhiều thuận lợi. Lực lượng vũ trang của trung đoàn 600 có một trung đội bảo vệ vòng ngoài, các lối đi, cổng ra vào đều bố trí trạm gác, tuần tra, bên trong do lực lượng bảo vệ tiếp cận canh gác thường xuyên 24/24 giờ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cảnh vệ trong chuyến thăm xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ngày 20/3/1961.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cảnh vệ trong chuyến thăm xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ngày 20/3/1961.
Bác ở và làm việc tại Nhà thương Đồn Thủy đến ngày 19/12/1954. Đúng 8 năm sau ngày toàn quốc kháng chiến, Trung ương mời Người về khu Phủ Chủ tịch ở và làm việc. Theo ý định của Trung ương muốn mời Bác về ở và làm việc tại ngôi nhà Phủ Toàn quyền Đông Dương được sửa sang tu sửa lại sạch sẽ để tiện chủ trì các cuộc họp Chính phủ, tiếp khách trong nước và nước ngoài. Khi nghe đồng chí Nguyễn Lương Bằng báo cáo ý định này của Trung ương, Bác đến xem, Người khen ngôi nhà to và đẹp nhưng quyết định không ở và đề nghị tu sửa lại căn nhà ba gian gần bờ ao cách Phủ Chủ tịch khoảng 300m để ở. Căn nhà này vốn là nơi ở của người thợ điện làm việc cho chế độ cũ nay bỏ không. Người nói: “Một mình Bác ở như vậy là vừa rồi, lại gần Phủ Chủ tịch khi hội họp tiếp khách đi bộ sang cũng tiện".
Cảnh vệ theo chân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm hỏi bà con nông dân tại xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên vào tháng 12/1954.
Cảnh vệ theo chân Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm hỏi bà con nông dân tại xã Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên vào tháng 12/1954.
Công tác bảo vệ Bác tại đây có nhiều thuận lợi, lực lượng vũ trang của trung đoàn 600 bảo vệ vòng ngoài; vòng trong lực lượng cảnh vệ lập các trạm gác hóa trang, có bảo vệ tiếp cận ngày đêm nơi Bác ở và làm việc...
Lực lượng Cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, ngày 2/3/1946.
Lực lượng Cảnh vệ bảo vệ Bác Hồ tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I, ngày 2/3/1946.
Lực lượng Liêm phóng và Cảnh sát tự vệ bảo vệ Bác Hồ và lãnh đạo Mặt trận Việt Minh tại lễ Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945.
Lực lượng Liêm phóng và Cảnh sát tự vệ bảo vệ Bác Hồ và lãnh đạo Mặt trận Việt Minh tại lễ Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội, ngày 2/9/1945.
Bác Hồ đến thăm và căn dặn cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 11 Trung đoàn 600, trước khi về tiếp quản thủ đô năm 1954.
Bác Hồ đến thăm và căn dặn cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 11 Trung đoàn 600, trước khi về tiếp quản thủ đô năm 1954.
Tiểu đoàn 600 bảo vệ kỳ họp thứ 3 Quốc hội tại Việt Bắc tháng 12/1953.
Tiểu đoàn 600 bảo vệ kỳ họp thứ 3 Quốc hội tại Việt Bắc tháng 12/1953.
Hồ Chủ tịch đến thăm đơn vị công binh hoàn thành nhiệm vụ bắc cầu phao vượt sông Hồng phục vụ vận tải sẵn sàng chiến đấu, khi cầu Long Biên bị máy bay Mỹ đánh hỏng, vào ngày 5/2/1966.
Hồ Chủ tịch đến thăm đơn vị công binh hoàn thành nhiệm vụ bắc cầu phao vượt sông Hồng phục vụ vận tải sẵn sàng chiến đấu, khi cầu Long Biên bị máy bay Mỹ đánh hỏng, vào ngày 5/2/1966.
Có thể nói mặc dù tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội ở thủ đô Hà Nội những ngày mới giải phóng hết sức phức tạp, bọn phản động tay sai đế quốc Mỹ và Pháp như Đại Việt, Việt Nam quốc dân đảng, Phục quốc... tìm mọi cách chống phá ta, tìm cách cài lại bọn tay sai để thực hiện âm mưu phá hoại, nhất là tìm cách ám hại lãnh tụ. Nhưng với sự chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ của Trung ương và trực tiếp là Bộ Công an, lực lượng cảnh vệ đã phối hợp với lực lượng quân đội và các lực lượng có liên quan bảo vệ an toàn Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước những ngày về tiếp quản thủ đô Hà Nội.
Nguồn: Báo Công an nhân dân điện tử ngày 9/10/2011
Nội dung: Bài viết trong Sách “Thiên sử vàng của quân dân Thủ đô anh dũng”, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, NXB Hà Nội-2014.
Trình bày: Hạnh Vũ
Ảnh: TTXVN