Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Mọi người dân đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được hỗ trợ phát triển, làm giàu; đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của thế giới, hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu.
Đích đến của kỷ nguyên vươn mình là dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Ưu tiên hàng đầu trong kỷ nguyên mới là thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới là Đại hội XIV của Đảng, từ đây, mọi người dân Việt Nam, trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.
Trọng tâm
Khơi thông mọi nguồn lực cho đất nước vươn mình Chi tiết
Để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà điểm khởi đầu là Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bảy nội dung trọng tâm, đó là: Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chuyển đổi số; Chống lãng phí; về cán bộ; về kinh tế. Đây không chỉ là những quan điểm mang tính định hướng chiến lược mà còn là các giải pháp cơ bản, hữu hiệu để hành trình bước vào kỷ nguyên mới “đúng đường, đúng lối” và về đích đúng hẹn.
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024).
Ngoài các giải pháp trọng tâm, trong bài viết với tiêu đề: “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” và các phát biểu trên nghị trường Quốc hội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặc biệt nhấn mạnh 2 nội dung: Các cơ quan trung ương phải gương mẫu thực hiện đầu tiên và phải gắn việc tinh giản biên chế với vấn đề cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đạt được hiệu quả cao nhất…
Trong bài viết “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả” mới đây, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã thẳng thắn chỉ ra rằng, cho đến nay, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ,…
Tiên phong, gương mẫu đi đầu, ngay từ khi còn đang giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm (nay là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm) đã cùng Đảng ủy Công an Trung ương, tập thể lãnh đạo Bộ Công an đặc biệt quyết liệt trong việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cùng với Bộ Công an, một số bộ, ngành, địa phương khác cũng rất tích cực thực hiện nhiệm vụ này và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận…
Đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra rằng, ngoài những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo…
Trong bài viết “Chống lãng phí”, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”.
Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã nhấn mạnh, xây dựng luật phải trên tinh thần cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, xuất phát từ thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu Quốc hội phát huy dân chủ, trí tuệ, chuyên nghiệp, khoa học, tập trung góp ý toàn diện cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp của các dự án luật. Đây là những đường hướng cơ bản để nhiệm vụ đổi mới tư duy lập pháp sẽ ngày càng đạt kết quả cao hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ thực tiễn trong giai đoạn mới.
Đảng đã chỉ đạo, Quốc hội đã lĩnh hội và quyết tâm thực hiện, chắc chắn rằng, công cuộc đổi mới tư duy lập pháp ngay trong hiện tại và thời gian sắp tới sẽ cần tập trung triển khai nhiều giải pháp phù hợp, đồng bộ và khả thi hơn…
Tất cả mọi cuộc cách mạng đều có những mục tiêu, cuộc cách mạng số không là ngoại lệ. Theo Ủy ban Chuyển đổi số quốc gia, “chuyển đổi số là phát triển chính quyền số giúp người dân được phục vụ tốt hơn, là phát triển kinh tế số giúp người dân giàu hơn và là phát triển xã hội số giúp người dân hạnh phúc hơn”. Và chúng ta phải tạo dựng rất nhiều điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số.
Công tác phòng, chống lãng phí là một “cuộc chiến” lâu dài, bền bỉ, đòi hỏi sự kiên quyết, kiên trì và đồng bộ nhiều giải pháp bài bản, khoa học... Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu, đó là thay đổi nhận thức, phải gắn công tác phòng, chống lãng phí với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…
Thời gian qua, quá trình chuyển đổi số quốc gia diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, đặc biệt là trong các bộ, ngành, với mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử và tiến tới chính quyền số, mang lại kết quả thực chất hơn cho doanh nghiệp, người dân.
Phương thức lãnh đạo của Đảng thuộc phương pháp cách mạng. Phương thức lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò, uy tín, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng không chỉ liên quan đến Đảng, mà có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị; đến mối liên hệ Đảng với nhân dân.
Trong bài giảng chuyên đề tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 31/10/2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã luận giải khá kỹ càng, sâu sắc về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Sau khi chỉ ra bản chất, đặc trưng, tính chất của kỷ nguyên vươn mình và đích đến của dân tộc ta, đất nước ta trong kỷ nguyên đó, đồng chí Tổng Bí thư đã trình bày khái quát bảy định hướng chiến lược để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi chuyên đề: Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đây là chuyên đề đặc biệt quan trọng để chuẩn bị cho việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện đại hội đảng bộ các ngành, các cấp, các địa phương, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng và định hướng xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến ngày 23/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Đại học Quốc gia Malaya (Liên bang Malaysia). Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa có bài viết về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh-gọn-mạnh-hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư.
Sáng 28/10, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống (1/11/1949-1/11/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ Kỷ niệm. Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Ngày 20/10, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 10, khóa XIII. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại sự kiện này.
Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
LTS-Sáng 19/10, tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong việc tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN" chính thức khai mạc với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, quan sát viên và đối tác phát triển của AIPA. Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có thông điệp gửi Đại hội đồng AIPA-45. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp.
Sáng 17/10, Phiên khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự và có bài phát biểu tại Đại hội. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.
Sáng 10/10, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại buổi lễ.
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ, ngày 5/10 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Trong khuôn khổ chương trình tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, sáng 4/10, tại Paris, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Pháp ngữ về đổi mới, sáng tạo (FrancoTech). Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, chiều 2/10 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới thăm và phát biểu chính sách tại Trường đại học Trinity Dublin. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Chiều 24/9/2024 (giờ địa phương), tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Phiên thảo luận: “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện tại và mai sau”.
Ngày 22/9, Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai đã khai mạc trọng thể tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị.
Ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.
Hưởng ứng sáng kiến của Tổng thống Cộng hòa Namibia Nangolo Mbumba và Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz, ngày 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thông điệp ghi hình tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu về Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, được tổ chức trực tuyến ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc (22-23/9). Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này:
Trong bài giảng chuyên đề tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ngày 31/10/2024, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã luận giải khá kỹ càng, sâu sắc về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Sau khi chỉ ra bản chất, đặc trưng, tính chất của kỷ nguyên vươn mình và đích đến của dân tộc ta, đất nước ta trong kỷ nguyên đó, đồng chí Tổng Bí thư đã trình bày khái quát bảy định hướng chiến lược để đưa đất nước Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới.
Trong suốt 94 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo, uy tín của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ và sự nêu gương về đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng ta lại đặt ra những yêu cầu riêng đối với năng lực, phẩm chất chính trị của người cán bộ, đảng viên. Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, những phẩm chất chính trị mới mang tính thời đại đang tiếp tục được Đảng ta xây dựng và củng cố.
Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra khá nghiêm trọng, luôn đồng hành cùng bệnh quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
Phát triển xã hội là một dòng chảy, một quá trình tiếp nối liên tục, giai đoạn trước đặt tiền đề, điều kiện cho giai đoạn sau, giai đoạn sau tiếp nối giai đoạn trước, nâng giai đoạn trước lên một nấc thang phát triển mới về lượng và chất. Tính tiếp nối của sự phát triển xã hội bao trùm toàn bộ xã hội. Đó là quy luật của sự phát triển xã hội.
Trong những ngày tháng sôi động hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta rất phấn chấn tự hào và tin tưởng sâu sắc với việc phát động một bước chuyển mới trong sự nghiệp cách mạng nước ta của GS. TS, Tổng Bí thư Tô Lâm: “Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân với những thời cơ và thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng chúng ta đã có những điều kiện cần thiết để đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Với thế và lực đã tích lũy được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Trước thềm chuẩn bị cho đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã phát đi một thông điệp về Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như một lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược đến 2030, đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao.
Chiều 25/11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Đây là chuyên đề đặc biệt quan trọng để chuẩn bị cho việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện Đại hội đảng các ngành, các cấp, các địa phương tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và định hướng xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam được dự báo có nhiều biến chuyển nhanh chóng, khó lường, tạo ra những cơ hội, thuận lợi mới, chiến lược cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước, nhưng cũng có nhiều thách thức. Để xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu, đòi hỏi chúng ta phải tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh.
Phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng là vấn đề lý luận - thực tiễn lớn, hệ trọng. Trong bài viết này, tôi xin chỉ tập trung vào hai vấn đề: Thứ nhất, vì sao phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng? Thứ hai, nội dung đổi mới mạnh mẽ, phương thức cầm quyền của Đảng là gì?
Bài viết này phân tích các đặc điểm của quản trị quốc gia hiện đại và hiệu quả trong bối cảnh phát triển của Việt Nam dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Thông qua việc làm rõ các đặc trưng, như tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự tham gia rộng rãi của toàn xã hội và pháp quyền, quản trị quốc gia hiệu quả sẽ giúp Việt Nam vượt qua thách thức để đẩy mạnh phát triển bền vững.
“Kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” không chỉ cho thấy những nét mới mẻ về nhận thức và quan điểm, mà còn khẳng định quyết tâm và tâm thế sẵn sàng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước về những mục tiêu mới trong giai đoạn phát triển sắp tới của đất nước; đã thu hút sự chú ý, khơi gợi nhiều cảm hứng cũng như dấy lên những kỳ vọng về sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa, sự thay đổi tích cực hơn nữa trên đất nước Việt Nam.
Tôi đã đọc và nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm túc, bày tỏ sự đồng tình, tin tưởng ở tầm nhìn, định hướng chiến lược, những nội dung quan trong, mới mẻ mà Đảng ta và Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra khi đề cập đến khái niệm “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “cơ sở định vị mục tiêu, nhiệm vụ”, “7 định hướng chiến lược” đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà điểm khởi đầu là Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bảy nội dung trọng tâm, đó là: Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chuyển đổi số; Chống lãng phí; về cán bộ; về kinh tế. Đây không chỉ là những quan điểm mang tính định hướng chiến lược mà còn là các giải pháp cơ bản, hữu hiệu để hành trình bước vào kỷ nguyên mới “đúng đường, đúng lối” và về đích đúng hẹn.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang quyết tâm cao, nỗ lực phấn đấu quyết liệt thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Trong quá trình chuẩn bị văn kiện đại hội đảng bộ các cấp, nhất là Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, chúng ta cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới, tư tưởng chỉ đạo đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyển đổi số - cuộc cách mạng tạo ra bước đột phá mới, động lực mới trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức đan xen cho đất nước; do vậy, tinh thần chung là Việt Nam cần tận dụng sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc cách mạng này, thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vừa giúp các quốc gia phát triển nhanh, rút ngắn thời gian trong việc đạt được các mục tiêu quan trọng nhờ áp dụng công nghệ, nhưng cũng có thể làm cho các quốc gia bị bỏ lại phía sau, thậm chí rất xa nếu không biết tận dụng tối đa thành tựu khoa học - công nghệ vào thực tiễn. Điều này đòi hỏi cần phải thực hiện quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả với tầm nhìn xuất sắc, tư duy đột phá, tập trung nguồn lực và phương thức quản trị phù hợp.
Cần nhận thức cho rõ rằng, chúng ta muốn đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên đất nước và dân tộc vươn mình thì phải coi một trong những động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất là chuyển đổi số, phải coi khoa học và công nghệ là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, song nguồn lực con người mới thực sự là quan trọng nhất. Chính lực lượng sản xuất mới do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại mang lại sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nước ta trong kỷ nguyên dân tộc vươn mình.
Những kết quả đạt được sau 40 năm đổi mới là nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đẩy mạnh cải cách, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị không chỉ là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay mà còn là đột phá chiến lược để đưa đất nước tiến xa hơn trên con đường phát triển toàn diện. Sự quyết tâm và đồng thuận trong việc thực hiện công cuộc cải cách rộng lớn và then chốt này sẽ tạo nền móng vững chắc để Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới, thịnh vượng và văn minh.
Phương thức lãnh đạo của Đảng thuộc phương pháp cách mạng. Phương thức lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến vai trò, uy tín, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng. Phương thức lãnh đạo của Đảng không chỉ liên quan đến Đảng, mà có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị; đến mối liên hệ Đảng với nhân dân.
Sau 29,5 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV hoàn thành tốt đẹp toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và hôm qua diễn ra phiên bế mạc.
Tệ nạn xã hội đã và đang gây tác hại nhiều mặt đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nước, ảnh hưởng tiêu cực tới nét đẹp văn hóa, sức khỏe của nhân dân, gây mất an ninh, trật tự xã hội. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp ngăn chặn nhằm xóa bỏ các tệ nạn xã hội, bảo đảm cho mỗi người dân, mỗi gia đình có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (xã hội chủ nghĩa) Việt Nam, giai đoạn hiện nay, để quản lý xã hội, quản trị quốc gia tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, từ thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành, việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là điều hết sức cấp thiết.
Bối cảnh mới hiện nay đặt ra cả cơ hội và thách thức đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.
Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao là rất khó khăn cùng với nhiều thách thức. Nhưng theo các chuyên gia, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nếu Việt Nam thực hiện thành công 3 đột phá chiến lược về thể chế, nhân lực và nhất là hạ tầng. Do vậy, trong những năm tới, đột phá chiến lược về hạ tầng tiếp tục được coi là yếu tố đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Trải qua gần 95 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
Muốn kiên định, kiên quyết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh thì càng cần phải nâng cao năng lực chống tha hóa, biến chất trong cán bộ, đảng viên, thường xuyên thực hiện liêm, chính trong Đảng.
Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị với quan điểm “Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả” dưới sự chỉ đạo của Đảng ta, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, ý chí, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đông đảo quần chúng nhân dân và toàn xã hội.
Để hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, trong cuộc trao đổi trực tiếp chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 25/11 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định nhiệm vụ: Tập trung tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “Bộ tổng tham mưu”, là đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước.
Từ năm 1986, Đảng ta đã chủ trương đổi mới tư duy từ suy nghĩ đến hành động nặng tính quan liêu, bao cấp trong một nền kinh tế kế hoạch hóa cao độ để chuyển qua một cách suy nghĩ mới, tiếp cận mới đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó đã đưa đất nước ta vào một giai đoạn phát triển mới, vượt qua rất nhiều khó khăn để có được một nước Việt Nam như ngày nay.
“Kỷ nguyên vươn mình” đòi hỏi quyền con người, quyền công dân phải được công nhận, được tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ hiệu quả, do đó, yêu cầu cấp bách đặt ra theo quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là “không để một số điều luật trở thành điểm nghẽn cản trở thực hiện quyền con người, quyền công dân và phát triển kinh tế-xã hội”.
Trong 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thì định hướng thứ 6 đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là về cán bộ. Đứng trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc, hơn bao giờ hết, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược, càng cần được nhìn nhận một cách kỹ lưỡng và thấu đáo.
Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thiệt hại nghiêm trọng các nguồn lực công, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, làm suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực giảm nghèo và phát triển đất nước, xã hội. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài.
Nhằm mục tiêu đến năm 2030, hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử trong xã hội, ngày 9/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong bài viết Tinh-gọn-mạnh, hiệu năng-hiệu lực-hiệu quả, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận định, một trong những nguyên nhân dẫn đến lãng phí nguồn lực đất nước là vì tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Việc Trung ương xác định và sử dụng khái niệm kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, có thể xem như một thông điệp mạnh mẽ về một thời kỳ phát triển mới của nước ta, nhấn mạnh quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước, tạo bước ngoặt lịch sử mở ra một thời kỳ phát triển mới của quốc gia-dân tộc.
Bài viết với nhan đề "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước là một thông điệp hết sức kịp thời, thể hiện lập trường kiên định của lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề phòng chống tham nhũng, chống lãng phí.
Bài viết "Chống lãng phí" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải gần đây đã trình bày sâu sắc và toàn diện về một nhiệm vụ quan trọng khác mà Việt Nam cần thực hiện khi đứng trước cơ hội lịch sử của "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", đó là nhiệm vụ chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.
Trong bài “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra những bất cập, hạn chế trong thực tiễn hiện nay, trong đó nêu rõ: Mô hình tổ chức của Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn những bất cập, làm cho ranh giới giữa lãnh đạo và quản lý khó phân định, dễ dẫn đến bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.
Sáng 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế-xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Ngày 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành nội dung chương trình đề ra. Với tinh thần làm việc khẩn trương, trách nhiệm cao, các đại biểu tập trung thảo luận, thống nhất nhiều vấn đề quan trọng.
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả (Ban Chỉ đạo) tổ chức Phiên họp thứ nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì hội nghị.
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Trung ương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sáng 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bày tỏ mong muốn khi Luật Nhà giáo ra đời, các thầy cô giáo sẽ thực sự được tôn vinh, thực sự được tạo điều kiện thuận lợi, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chính các thầy, cô sẽ là đầu tàu cho nền giáo dục.
Ngày 2/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước chủ động triển khai rộng rãi, sâu sắc nội dung bài giảng của đồng chí Tổng Bí thư.
Trong khuôn khổ phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội sáng 31/10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục phải xây dựng bộ máy nhà nước bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngày 30/10, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chủ trì cuộc họp.
Sáng 30/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Tiếp Đại sứ Thái Lan và bốn Đại sứ kiêm nhiệm của các nước tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, chiều 18/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục kiên định đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại” và “là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Gặp gỡ, trò chuyện thân mật với các chuyên gia, trí thức kiều bào tiêu biểu của các nước trong cộng đồng Pháp ngữ, sáng ngày 5/10, theo giờ địa phương, tại Paris, nhân chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức tới Pháp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn trí thức kiều bào sẽ tiếp tục đem những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới về đất nước, đào tạo cho Việt Nam nhiều nhân tài hơn nữa.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân là mục tiêu phấn đấu, Việt Nam được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế xem như một câu chuyện thành công, một điểm sáng về xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Có được những thành tựu vĩ đại sau 79 năm thành lập nước, là do tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do, hạnh phúc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; đồng thời, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tối 29/8, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng phu nhân chủ trì Lễ kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định có được những thành tựu vĩ đại sau 79 năm thành lập nước là do tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng mãnh liệt về độc lập, tự do, hạnh phúc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược đến năm 2030 Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao
Mục tiêu chiến lược đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao
Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới Đại hội XIV của Đảng
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 7 nội dung trọng tâm: Cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chuyển đổi số; Chống lãng phí; Về cán bộ; Về kinh tế.