Giải phóng Thủ đô (10/10/1954)

Cuộc chiến đấu dũng cảm, kiên cường của Đảng bộ và nhân dân Hà Nội trong thời kỳ lịch sử 1946-1954 đã góp phần xứng đáng vào bước phát triển có ý nghĩa quyết định trong cuộc cách mạng của toàn dân tộc, mở đường cho việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên

Ngày tiếp quản Thủ đô: Những ký ức hào hùng không thể quên

Theo Hiệp định Genève ký ngày 21/7/1954, một số khu vực ở miền bắc nước ta trở thành vùng tập kết, chuyển quân của quân đội Liên hiệp Pháp, trong đó có Hà Nội, với thời gian là 80 ngày. Trong 80 ngày đó, Hà Nội chưa có hòa bình, quân và dân Thủ đô phải tiếp tục cuộc đấu tranh trong bối cảnh mới để tiến tới tiếp quản. Ngày 10/10/1954, Hà Nội chính thức hoàn toàn được giải phóng trong cảm xúc hân hoan vỡ òa của người dân Thủ đô.
Chuyên đề đặc biệt về ngày Giải phóng Thủ đô trên Báo Nhân Dân

Chuyên đề đặc biệt về ngày Giải phóng Thủ đô trên Báo Nhân Dân

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Báo Nhân Dân thực hiện chuyên đề đặc biệt về sự kiện lịch sử này, nhằm chuyển tải những thông tin tư liệu quý giá và ghi lại những ký ức, cảm xúc về không khí hào hùng của ngày 10/10/1954; đồng thời phác họa những chặng đường lịch sử của Hà Nội; những giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm văn hiến và tầm nhìn phát triển của thủ đô trong tương lai.
Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Hà Nội ngày tiếp quản thủ đô trong ký ức nữ sinh kháng chiến

Ở tuổi 91, bà Đỗ Hồng Phấn vẫn rất mẫn tiệp. Bồi hồi nhớ lại một thời sôi sổi của hơn 70 năm trước, bà cho chúng tôi xem còn vết sẹo hằn trên cánh tay, dấu vết của một thời gan lì, tự cắt mạch máu để phản đối lính Pháp trong xà lim Hỏa Lò nhằm giữ vững phong trào học sinh kháng chiến Hà Nội thời kỳ tạm chiếm 1947-1954. Bà bảo, sự can đảm ấy, có được, có lẽ do “không khí cách mạng” đã dần ăn sâu vào tiềm thức của bà ngay từ khi học tiểu học khi còn chưa biết mặt chữ quốc ngữ.
"Những bông hoa trên đầu súng"

"Những bông hoa trên đầu súng"

Là người nghiên cứu sâu lịch sử chiến tranh, lịch sử quân đội của Việt Nam, Lady Borton đã có dịp tiếp xúc với nhiều cựu chiến binh Sư đoàn Quân tiên phong, Trung đoàn Thủ Đô, Tiểu đoàn Bình Ca... Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2004), Lady Borton đã viết bài này trên báo Vietnam News (tiếng Anh). 
Ô Quan Chưởng, cửa ô cuối cùng còn lại của Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Những di tích lịch sử gắn với cuộc chiến bảo vệ và giải phóng Thủ đô

Trải qua những biến thiên của thời gian, những di tích từng chứng kiến cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Hà Nội bảo vệ Thủ đô, cũng như thời khắc hạnh phúc khi đoàn quân chiến thắng tiến về Hà Nội, nay đã có nhiều thay đổi. Nhưng những câu chuyện mà các di tích này “kể lại” với đời sau vẫn còn nguyên vẹn.
Hà Nội nhiều đổi thay từ sau ngày 10/10 lịch sử

Hà Nội nhiều đổi thay từ sau ngày 10/10 lịch sử

Ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn Quân Tiên phong - Sư đoàn 308 từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Người dân Hà Nội như vỡ òa trong khoảnh khắc lịch sử. Rừng người, từ già trẻ lớn bé, tay cầm cờ hoa hân hoan vẫy chào đoàn quân giải phóng tạo nên một không khí tưng bừng và náo nhiệt chưa từng thấy, trong tiếng loa phóng thanh đang rộn vang lời hát “Tiến về Hà Nội”.

Các tầng lớp nhân dân Thủ đô chào đón bộ đội giải phóng sáng 10-10-1954.

Bảo vệ nguyên vẹn Thủ đô trước ngày tiếp quản

Ít ai biết rằng để có được cuộc tiến quân lịch sử vào Thủ đô Hà Nội ngày 10/10/1954, chúng ta đã phải có sự chuẩn bị hết sức kỹ càng. Tiểu đoàn Bình Ca (Trung đoàn Thủ đô - Sư đoàn 308) khi ấy được Trung ương tin tưởng, lựa chọn giao nhiệm vụ bảo vệ những địa bàn quan trọng của Thủ đô từ ngày 8 đến 10/10, không cho địch phá hoại.
Mỗi người, một mảnh ghép

Mỗi người, một mảnh ghép

Dự án "Mỗi người, một mảnh ghép" đã sử dụng hình ảnh do độc giả gửi để ghép thành một bức ảnh lớn về Cột cờ Hà Nội.
Suối nhạc hẹn ngày về Hà Nội

Suối nhạc hẹn ngày về Hà Nội

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946 ở Hà Nội, cuộc ra đi để lại đô thành “nghi ngút khói sau lưng” sau đó đã ngay lập tức dấy lên một cảm thức hướng tới ngày trở về trong những người đi kháng chiến và tản cư. “Ngày về” đã trở thành từ khóa cho những bài ca thời kháng chiến chống Pháp, đặc biệt tô đậm hình ảnh Hà Nội, nơi còn lưu giữ ấn tượng về một thời khắc nước Việt Nam tuyên bố độc lập chưa xa. Dòng chảy những bài hát này có khi băng băng như sông Hồng cuồn cuộn, có khi tinh tế như con suối róc rách tâm tư của những người đi kháng chiến ở rừng núi dõi mắt về Thủ đô.
Ra mắt hai ca khúc về những ký ức đẹp của Hà Nội

Ra mắt hai ca khúc về những ký ức đẹp của Hà Nội

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung đã cho ra mắt hai ca khúc “Thanh âm Hà Nội” và “Cô đơn giữa Hà Nội”, với những tâm sự của một người con Hà Nội trước những thay đổi từng ngày của thành phố. Hai tác phẩm được phát hành trên nền tảng số của các kênh âm nhạc.
Hai ngày mãi mãi không thể quên

Hai ngày mãi mãi không thể quên

Bài viết của Phạm Ngọc Trương - Cựu chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô, đăng trong Sách "Trung đoàn Thủ đô anh hùng - Ngày về vinh quang", Nhà xuất bản Hà Nội, 2014.
Xem thêm
back to top