Các sản phẩm độc đáo được trưng bày tại Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời năm 2024.

Ngành gỗ thay đổi để thích nghi

Với nguồn nguyên liệu dồi dào và lực lượng lao động lành nghề, ngành gỗ Bình Định đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tại đây, nhiều doanh nghiệp lớn, uy tín hoạt động trong lĩnh vực này liên tục cho ra đời những sản phẩm độc đáo, chất lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Công nhân Điện lực Quảng Bình tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào A Rem sử dụng điện lưới an toàn.

Quảng Bình nỗ lực phủ điện lưới cho bản làng vùng biên

Dịp Tết Nguyên đán 2024, các đơn vị của tỉnh Quảng Bình tổ chức đóng điện, cấp điện cho 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, huyện Bố Trạch. Như vậy, sau nhiều năm chờ đợi và mong mỏi, điện lưới quốc gia đã lên với vùng biên cương Tổ quốc. Bà con người Ma Coong, A Rem ở đây đã được đón cái Tết rộn ràng và vui tươi hơn.

Quảng Nam phát triển thủy điện theo hướng bền vững

Quảng Nam là một trong những địa phương ở khu vực miền trung có nhiều dự án thủy điện. Khi mới đi vào vận hành, các nhà máy thủy điện đã gây ra nhiều hệ lụy cho vùng hạ du. Giờ đây, tình trạng “lũ chồng lũ” được khắc phục; bước đầu, các nhà máy thủy điện đã đi vào vận hành an toàn, góp phần đáng kể vào nguồn năng lượng quốc gia và nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Cán bộ Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá Phan Thiết kiểm tra tàu cá trước khi ra khơi.

Hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản đúng quy định

Dự kiến trong quý II/2024, Đoàn công tác của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhằm tiếp tục khắc phục các hạn chế trong công tác phòng chống khai thác IUU, tỉnh Bình Thuận đã kiểm tra, kiểm soát, hỗ trợ ngư dân kinh phí để bảo đảm khai thác hải sản đúng quy định.
Gian trưng bày sản phẩm OCOP ở xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Sắc xuân Mai Thủy

Từ một vùng đất bán sơn địa nhiều khó khăn, song với tinh thần đoàn kết, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân cùng với những giải pháp đột phá, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy trở thành một trong số ít xã nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Quảng Bình. Một mùa xuân nữa lại về trên những nẻo đường của quê hương Mai Thủy anh hùng.
Du khách nhí trải nghiệm chương trình du lịch học tập cộng đồng tại xã Hòa Bắc.

Đánh thức tiềm năng Hòa Bắc

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km, xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) là địa bàn vùng núi với nhiều khó khăn. Từ định hướng đúng của Đảng ủy xã về phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, xã Hoà Bắc đang đổi thay từng ngày, nâng cao đời sống người dân và phát huy bản sắc văn hóa của người Cơ Tu.

Chú trọng đầu tư cho công nghiệp văn hóa

Xác định tầm quan trọng và thế mạnh của ngành công nghiệp văn hóa, nhiều tỉnh, thành phố khu vực miền trung, đặc biệt là các địa phương có nhiều thế mạnh về văn hóa, di sản… đã và đang nghiên cứu ban hành các đề án phát triển riêng. Việc đầu tư kinh phí và đưa ra các chính sách đặc thù dành riêng cho lĩnh vực này góp phần tăng nguồn thu ngân sách, trở thành nội lực cho kinh tế vùng phát triển bền vững.
Chị Nguyễn Thị Dung bên những sản phẩm của mình.

Làm giàu từ quả nhàu

Chị Nguyễn Thị Dung (phường Hòa An, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đã sử dụng trái nhàu để tạo ra các sản phẩm ở mảng thực phẩm, mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm thảo dược thương hiệu Adeva Noni. Năm 2023, chị đã có được 4 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu TP Đà Nẵng.
Thanh niên người dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tại buổi giao lưu đối thoại đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng.

Cách làm hay của Quảng Trị

Nhằm góp phần thực hiện tốt hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; đồng thời, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Quảng Trị có cách làm hay nhằm hỗ trợ kinh phí cho nhiều đối tượng chính sách đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Một đám cưới của cặp đôi người Ấn Độ được tổ chức tại Furama Resort.

Đà Nẵng xây dựng điểm đến Du lịch cưới

Năm 2024, ngành du lịch Đà Nẵng tiếp tục "ngược dòng" hướng tới mục tiêu khôi phục bền vững, nỗ lực làm mới sản phẩm du lịch nhằm góp phần đa dạng cho thị trường du lịch, hấp dẫn du khách, trong đó, "Du lịch cưới" được xác định là một trong những sản phẩm quan trọng, xây dựng thương hiệu mới cho Đà Nẵng.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp được trưng bày, giới thiệu tại Trung tâm quảng bá nông sản Hoài Ân.

Hoài Ân phát triển nông sản chủ lực

Huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) là vùng trung du miền núi, kinh tế người dân chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, huyện tập trung triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị nhằm phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Sản phẩm OCOP của Hợp tác xã sản xuất cây dược liệu sạch và kinh doanh nông nghiệp xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch.

Quảng Bình tăng cường quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP qua kênh thương mại điện tử

Ðối với chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) cả nước nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng, thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong quảng bá, xúc tiến, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, mở ra cơ hội tiếp cận thị trường, khách hàng lớn tiềm năng. Không những thế, thông qua thương mại điện tử, năng lực quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, quá trình chuyển đổi số của chủ thể của OCOP cũng được nâng lên.
Ðại học Ðà Nẵng trao 60 suất học bổng Nâng bước sinh viên năm 2023.

Tiếp sức sinh viên vượt khó học tập

Nhiều năm qua, hàng trăm sinh viên miền trung, Tây Nguyên vượt khó, học giỏi đã được tiếp sức đến giảng đường bằng Học bổng nâng bước sinh viên. Ðây là một trong những nỗ lực rất lớn của Ðại học (ÐH) Ðà Nẵng trong công tác chăm lo, bồi dưỡng nhân tài, hỗ trợ sinh viên vượt khó học tập; hướng đến mục tiêu quan trọng là tạo ra một môi trường tốt nhất để sinh viên học tập, nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển toàn diện bản thân; cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho xã hội.
Thời gian gần đây, số bệnh nhân đến khám và điều trị ung thư tại Bệnh viện đa khoa Bình Định ngày càng tăng.

Bước tiến mới trong điều trị ung bướu

Trước tình hình số lượng bệnh nhân khám và điều trị ung bướu ngày càng tăng và trẻ hóa, các y sĩ, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bình Định không ngừng nỗ lực học hỏi, tiếp nhận các kỹ thuật tiên tiến để nâng cao chất lượng điều trị. Hiện nay, đội ngũ bác sĩ tại đây đã làm chủ được nhiều kỹ thuật điều trị phức tạp để tiếp tục duy trì tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân.

Đất “Thành đồng” vươn lên

Đi lên từ sau chiến tranh đổ nát, cuộc sống của người dân thôn Linh Cang (xã Bình Phú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đang đổi thay từng ngày. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từng vạt rừng, thế núi cùng thế trận lòng dân một lòng kiên trung xứng danh với hai chữ “Thành đồng”.
Khu vực chế biến thực phẩm một chiều tại Bếp ăn mẫu Trường tiểu học Ngô Gia Tự, TP Ðà Nẵng.

Bếp ăn mẫu bán trú cho học sinh tiểu học

Việc bảo đảm bữa ăn đủ dinh dưỡng hằng ngày cho học sinh cấp tiểu học có ý nghĩa rất quan trọng bởi đây là vấn đề liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Chăm lo thể chất cho học sinh bậc tiểu học mang lại nhiều lợi ích đối với mỗi học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường.
Một số hạng mục công trình trên địa bàn huyện An Lão đang được đầu tư nâng cấp, sửa chữa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Đổi thay ở vùng cao An Lão

Nhắc đến An Lão (tỉnh Bình Định), chắc hẳn nhiều người sẽ hình dung đến một huyện nghèo, kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, vùng đất này đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Dây chuyền sản xuất bao bì từ nhựa tái chế thân thiện với môi trường của Công ty APPLE film-Nhật Bản tại Khu công nghiệp Hòa Cầm.

Ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ

Tại Đà Nẵng hiện có 110 doanh nghiệp tham gia lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, trong đó, gần 40% số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ được ưu tiên nguồn lực và kết nối, ngành công nghiệp phụ trợ của Đà Nẵng trở thành một trong ba lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn, với giá trị tăng thêm giai đoạn 2011-2020 đạt gần 17.500 tỷ đồng, chiếm hơn 20% giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp thành phố.
Đưa điện về thôn Pa Lin, xã A Vao, huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

Đưa điện lưới quốc gia về vùng sâu Quảng Trị

Ở những khu vực vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Trị, việc phát triển điện lưới hết sức vất vả bởi địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất còn nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng với sự nỗ lực của toàn ngành, nhất là những cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Quảng Trị, điện lưới quốc gia đã và đang được kéo về những bản làng heo hút nhất, với mong muốn cải thiện đời sống mọi mặt của người dân, tạo động lực phát triển kinh tế.
Đà Nẵng đẩy mạnh cải cách hành chính để tăng hiệu quả mô hình chính quyền đô thị.

Cần một nghị quyết mới cho Đà Nẵng bứt phá, vươn lên

Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội, Đà Nẵng đã có những bước chuyển mạnh mẽ, bộ máy hành chính nhà nước được sắp xếp tinh gọn, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống hành chính nhà nước.
Việc hình thành cánh đồng lớn giúp nông dân Quảng Ngãi đưa máy móc vào sản xuất, giảm chi phí khâu thu hoạch lúa.

Hiệu quả dồn điền, đổi thửa ở Quảng Ngãi

Những năm qua, công tác “dồn điền đổi thửa” đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi được triển khai rộng khắp tại các huyện đồng bằng. Hoạt động này góp phần quan trọng trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
Người uy tín, già làng miền núi Quảng Ngãi vận động, trao đổi với người dân về phòng chống nạn tảo hôn.

Giảm nạn tảo hôn ở vùng miền núi Sơn Hà

Nhiều năm trước, vấn nạn tảo hôn dai dẳng khiến cái nghèo ở nhiều thôn bản miền núi huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi kéo dài không dứt. Quyết tâm xóa bỏ nếp sống lạc hậu này, chính quyền cơ sở cùng các đảng viên, già làng, người có uy tín đã đi đầu làm gương cho bà con miền núi làm theo.
back to top