Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương khảo sát thực địa tại di tích.

Gìn giữ, tôn tạo di tích chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong

Huyện Triệu Phong (Quảng Trị) vừa đồng ý thông qua đồ án quy hoạch "Các địa điểm liên quan đến dinh chúa Nguyễn (1558-1626) tại huyện Triệu Phong" để trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nhằm tiến hành bảo tồn, tôn tạo.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Các nghệ nhân trình diễn nghi lễ trong lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy.

“Kéo dài hạt lúa Bru-Vân Kiều”

Từ một nghi lễ liên quan tới cây lúa để tạ ơn trời đất và thần linh đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa ngô đầy nhà, lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Bru-Vân Kiều ở Quảng Bình đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ông Tố kiểm tra bộ xăm hường vừa hoàn thiện.

Ông Tố... “đổ” xăm hường

Dù cho nghề làm thẻ xăm hường chỉ xuất hiện trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng ông Đặng Văn Tố, 74 tuổi, trú tại phường Hương Sơ, thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) vẫn tin tưởng nét văn hoá thú vị này sẽ còn tồn tại lâu dài.
Học sinh Trường THPT Đào Duy Từ (Quảng Bình) tham gia hội bài chòi.

Đầu xuân chơi hội bài chòi

Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam vinh dự đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ở Quảng Bình, bài chòi là hội vui trong mỗi dịp Tết đến, xuân về mang đậm nét văn hóa truyền thống và gắn kết tình cộng đồng, làng xã.
Tranh của họa sĩ Nguyễn Như Đức tại triển lãm.

Hội An đa sắc trong tranh

Thành phố Hội An (Quảng Nam) vừa công bố gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO. Kết thúc năm cũ và chào đón năm mới 2024, từng góc nhỏ ở phố cổ Hội An được bốn họa sĩ tái hiện qua các bức tranh đa sắc. Không quá cầu kỳ hay khác biệt, mỗi đường nét trong triển lãm mỹ thuật MELODY FAIFO là sự sáng tạo mơ mộng mà gần gũi của những con người yêu sự sáng tạo, vẻ giản dị của Hội An.
Tượng Bồ tát Tara và hai di vật đóa sen và con ốc trong hộp kính đặt dưới chân tượng. (Ảnh do Bảo tàng Điêu khắc Chăm cung cấp)

Bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara

Đến nay, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng có 6 hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Một trong những nỗ lực không ngừng nghỉ của bảo tàng là khắc phục mọi khó khăn để bảo vệ và phát huy cao nhất giá trị của các bảo vật này. Niềm vui nhân lên khi hai di vật cầm tay của tượng Bồ tát Tara là đóa sen và con ốc đã được “hoàn nguyên” trọn vẹn.
Người dân xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang thu hoạch cam.

Cam Hà Tĩnh được mùa, được giá

Phát huy lợi thế đất đồi, thời gian qua, nhiều địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn ban hành một số cơ chế, chính sách khuyến khích người dân áp dụng quy trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ cho nên sản phẩm cam của Hà Tĩnh luôn đạt chất lượng cao, quả to đều, có vị ngọt đậm... được thị trường ưa chuộng.
Khách du lịch khám phá hang động Tú Làn ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình).

Minh Hóa khai thác tiềm năng du lịch

Minh Hóa là huyện miền núi nằm phía tây bắc tỉnh Quảng Bình không chỉ có phong cảnh tuyệt đẹp, từng là “phim trường” cho một số bộ phim nổi tiếng mà nơi đây còn có các di tích lịch sử gắn với hệ thống đường Trường Sơn huyền thoại và nhiều nét văn hóa độc đáo.
Đình làng Mỹ Xuyên Đông.

Mỹ Xuyên Đông và những đạo sắc phong

Trải qua hơn năm thế kỷ hình thành và phát triển, ngôi làng Mỹ Xuyên Đông (thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) luôn là niềm tự hào của nhân dân địa phương. Cùng với đó, 30 đạo sắc phong do các vị vua nhà Nguyễn ban cho đang được lưu giữ càng khiến ngôi làng trở nên đặc biệt.
Du khách xem một công đoạn thêu truyền thống.

Lưu dấu hồn quê

Không gian man mác thanh bình. Những nghệ nhân, nghệ sĩ, thợ thủ công ở đây cùng chung một tình yêu cái đẹp, say nghề mà chế tác những sản phẩm đậm chất văn hóa, giàu tính nhân văn.
Lễ hội đầu năm ở làng biển Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Tri thức dân gian trong văn hóa biển ở Quảng Bình

Cùng với những lễ hội truyền thống, những câu hò điệu hát, tri thức dân gian nghề biển được trao truyền từ đời này sang đời khác có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng ngư dân, trong văn hóa biển ở Quảng Bình. Dù cho nghề biển dần được hiện đại hóa, văn hóa làng biển cũng có những biến thiên theo thời cuộc song tri thức dân gian vẫn được nhắc đến như là bài học, kinh nghiệm của mỗi ngư dân khi đánh bắt trên biển.
Nghệ nhân Kray Sức truyền dạy các làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Pa Cô cho thế hệ trẻ.

Lưu giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa Cô

Với mong muốn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Cô, nghệ nhân Kray Sức, 61 tuổi, ở thôn ALiêng, xã Tà Rụt, huyện Ða Krông (Quảng Trị) đã dày công nghiên cứu, lưu giữ các làn điệu dân ca cũng như nhạc cụ, tiếng nói, ngôn ngữ của dân tộc mình. Ông Kray Sức là một trong số ít người đồng bào dân tộc thiểu số đầu tiên ở tỉnh Quảng Trị vinh dự được trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
Học sinh tham quan triển lãm về chủ quyền biển đảo Việt Nam tại Nhà trưng bày Hoàng Sa, Đà Nẵng.

Tăng cường hoạt động giáo dục di sản cho học sinh

Việc xây dựng chương trình giáo dục tại các bảo tàng nhằm tạo điều kiện để học sinh, sinh viên tiếp cận gần hơn với các giá trị lịch sử-di sản đã góp phần thiết thực vào nâng cao chất lượng dạy-học. Hiện nay nhiều bảo tàng, nhà trưng bày tại Đà Nẵng đã tổ chức, duy trì được các chuỗi hoạt động giáo dục tiêu biểu, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.

“Muốn coi lên núi mà coi”

Am Tiên (Thanh Hóa) là một trong ba huyệt đạo thiêng mà dân gian phong tặng, hai huyệt đạo khác là Ba Vì (Hà Nội), Núi Bà (Tây Ninh). Am Tiên nằm trên đỉnh núi Nưa - một dãy núi chạy dài theo chiều đông- tây, thuộc địa phận ba huyện: Nông Cống, Triệu Sơn và Như Thanh. Nơi đây ghi dấu về cuộc khởi nghĩa của bà Triệu Thị Trinh đánh đuổi giặc Đông Ngô, năm 248.
Bà Hồ Thị Non giới thiệu vòng cườm đá đeo ở lưng của người Cor.

Duyên dáng cườm đá người Cor

Người Cor ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) luôn tự hào về bộ trang sức cườm đá của mình. Trải qua thời gian, những tưởng nghề làm cườm đá bảy mầu đã mai một; tuy nhiên hiện nay, cườm đá đã phát triển trở lại và có lớp trẻ tiếp nối nghề xưa.
Trình diễn trích đoạn lễ hội Chá Mùn của người Thái đen (Thanh Hóa).

Rực rỡ sắc mầu ngày hội văn hóa

Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được hình thành, vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước với nhiều giá trị đặc sắc. Vì thế, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc luôn được Ðảng, Nhà nước quan tâm gìn giữ và phát triển.
Một tiết mục trong Lễ hội truyền thống Lam Kinh.

Trường tồn hào khí Lam Sơn

Sinh thời, nhằm cữ “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” các vua triều Hậu Lê thường về Tây Kinh bái yết sơn lăng. Lam Kinh mùa thu này thôi thúc tâm lý hướng cội, tri ân thế hệ tiền nhân có công với nước, hiểu thêm về một vùng di sản.
Hang Sơn Nữ vừa được phát hiện ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Dưới tán rừng Trường Sơn

Trường Sơn là xã biên giới của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, có diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn và ẩn bên dưới là hệ thống suối, hang động với nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Trên địa bàn còn có lưu vực thượng nguồn sông Long Đại có nhiều thác gềnh phù hợp cho phát triển du lịch mạo hiểm. Hiện nay, tiềm năng du lịch ở Trường Sơn đang dần được đánh thức.
Hội Kiều học và huyện Nghi Xuân dâng hương tưởng niệm tại khu mộ Đại thi hào Nguyễn Du.

Nỗi đau thời cuộc của Nguyễn Du trong 10 năm lưu lạc

Năm mười tám tuổi, Nguyễn Du đi thi hương và đậu tam trường. 20 tuổi, sau cuộc binh biến Tây Sơn, Nguyễn Khản, chỗ dựa cuối cùng của Nguyễn Du cũng mất, dòng họ Nguyễn Tiên Điền cũng chịu cảnh tang thương cùng với sự sụp đổ của nhà Lê-Trịnh. Nguyễn Du bắt đầu cuộc đời lưu lạc, nay đây mai đó từ bắc vào nam, sau nhiều năm sống tại quê vợ ở Thái Bình, ông lại đưa gia đình về Tiên Điền sinh sống.
Già làng Hồ Cu Chảnh truyền dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nên học viên rất thích thú.

Để tiếng cồng chiêng mãi ngân vang

Trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), cồng chiêng được xem là món ăn tinh thần, là thanh âm quan trọng, linh thiêng trong đời sống sinh hoạt văn hóa. Dù vậy, sự tiếp cận, giao thoa văn hóa nhiều vùng, miền khiến văn hóa cồng chiêng tại đây đang dần mai một. Nhằm góp phần lưu giữ nét văn hóa độc đáo này, những lớp dạy đánh cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống đã được mở ra, thu hút sự tham gia của hàng trăm người dân là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Một ngôi nhà cổ trong làng Lộc Yên.

Làng cổ Lộc Yên

Mỗi lần về đất Quảng Nam, là một lần được nghe nhắc về một dòng sông kỳ lạ bên ngôi làng đẹp như cổ tích qua khúc hát: Sông Tiên nước chảy ngược dòng/Ai đi đến đó cho lòng vấn vương…
Thuyền bơi đua tranh để giành giải trong lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy.

“Mời về Lệ Thủy, xem này bơi đua”

Sông Kiến Giang, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) không chỉ mang vẻ đẹp hiền hòa, bình dị của những dòng sông miền trung thân thương mà còn gắn với một lễ hội mang đậm nét văn hóa xứ Lệ, đó là lễ hội đua thuyền truyền thống. Vào tháng 8 mùa thu hằng năm, Kiến Giang rộn rã sóng thuyền, người người háo hức chào đón lễ hội đua thuyền mừng Quốc khánh 2/9.
Cán bộ kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng cho người dân.

Tăng cường phòng chống cháy rừng

Hiện nay, các tỉnh bắc miền trung đang trong thời kỳ nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao phổ biến từ 38 đến 400C, có những ngày lên đến hơn 420C và gió phơn tây nam thổi mạnh. Đây cũng là thời điểm người dân ở các địa phương miền núi triển khai phát thực bì để chuẩn bị xuống vụ trên nương rẫy và trồng rừng mới cho nên nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
Kiểu thức “Lưỡng Long chầu nhật” trên đỉnh mái.

Rồng thời Nguyễn trong kiến trúc Huế

Sức mạnh văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn được thể hiện rất rõ qua hình tượng con rồng. Nhìn lại quá khứ từ công tác bảo tồn để tự hào, phát triển, đồng thời hướng đến giáo dục giá trị truyền thống lâu dài là điều tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung thực hiện.
Các đội văn nghệ của mô hình du lịch cộng đồng biểu diễn phục vụ du khách.

Du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ rừng

Sau ba năm triển khai Ðề án phát triển du lịch cộng đồng (2019-2022), mỗi năm huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đón từ 7-10 nghìn lượt khách đến tham quan; thu nhập từ hoạt động du lịch tăng trưởng bình quân 10%/năm, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây ngày càng tốt hơn.
Du khách khám phá động Phong Nha bằng kayak (Ảnh Phong Nha)

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (Quảng Bình) 2 lần được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới - đó là minh chứng cho những giá trị nổi bật toàn cầu và nỗ lực của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. 20 năm qua và trong hành trình mới, tỉnh Quảng Bình trân trọng và gìn giữ nguyên vẹn các giá trị ngoại hạng đó vì mục tiêu phát triển bền vững.
back to top