Thời gian qua, tại Thanh Hóa, phong trào hiến máu đã trở thành hoạt động tự nguyện, tự giác và cần tiếp tục phát triển sâu rộng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Trong cuộc chiến đầy cam go và nguy hiểm chống lại tội phạm ma túy, Thượng úy Hà Văn Anh, Ðội trưởng Phòng, chống ma túy và tội phạm, Ðồn Biên phòng Tam Quan Nam, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Ðịnh đã không ngừng nỗ lực, kiên trì và dũng cảm khắc chế tội phạm, góp phần mang lại bình yên cho vùng biên giới biển của tỉnh.
Nhiều năm gắn bó với công tác hội và phong trào chữ thập đỏ xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), anh Nguyễn Văn Trung với vai trò là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Cam Hiếu luôn nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, đem đến niềm vui, niềm hạnh phúc cho rất nhiều người, nhiều mảnh đời bất hạnh. Anh là một tấm gương sáng trong hoạt động phong trào chữ thập đỏ tại địa phương.
Ðà Nẵng đang hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố an toàn - không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Muốn vậy, các cấp, ngành, tổ chức và cá nhân cần nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, nhất là nâng cao nhận thức cộng đồng.
Tốt nghiệp đại học , thanh niên người Vân Kiều Hồ Văn Thằn, sinh năm 1992 ở bản Ra Po, xã Xy, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã trở về bản làng, tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương. Với suy nghĩ đảng viên phải đi đầu, anh Thằn đã tìm hướng đi mới trong phát triển sản xuất, trở thành gương sáng cho thanh niên ở bản học tập. Sau hơn 5 năm lập nghiệp, bước đầu anh Thằn đã tạo dựng được nền tảng để phát triển kinh tế hộ gia đình.
Những năm qua, nghề trồng quất cảnh đem lại thu nhập đáng kể cho người dân tại các vườn quất ở thành phố Hội An (Quảng Nam), nơi được mệnh danh là “thủ phủ” quất của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, chính quyền thành phố Hội An đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển nghề trồng quất cảnh ở địa phương một cách bền vững nhất. Xuân Ất Tỵ 2025 được xem là vụ mùa bội thu của người trồng quất Hội An.
Những “tổ đoàn kết sản xuất trên biển” tại thành phố Đà Nẵng giúp ngư dân cùng đồng hành giữa biển khơi, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, phát huy nguồn lợi thủy sản ven bờ, hỗ trợ nhau phòng tránh thiên tai…
Bên cạnh các chính sách, quy định mức hỗ trợ cho người giữ rừng tự nhiên, hiện nay ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung, Quảng Bình nói riêng còn được hưởng khoản kinh phí từ thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA). Nhờ đó, người giữ rừng, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số được tăng thêm nguồn thu nhập từ rừng, góp phần nâng cao đời sống.
Nhiều hội viên Hội Nông dân huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) sẵn sàng hiến một phần diện tích đất sở hữu để tham gia mở rộng đường, góp phần vào xây dựng nông thôn mới.
Đi qua chiến tranh với nhiều thương tật trên cơ thể, nhưng ông Nguyễn Đình Phùng (sinh năm 1946) ở Khối phố 2, phường An Xuân, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam vẫn lặn lội khắp các ngả đường quê để khảo sát, bỏ tiền túi xây cầu dân sinh, giúp người dân ở nhiều địa phương đi lại thuận lợi và làm khởi sắc thêm những vùng quê nông thôn mới ở Quảng Nam.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) ngày nay khang trang, sạch đẹp, là một trong 20 trường trọng điểm chất lượng cao trên toàn quốc, có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia. Ba mươi năm, một chặng đường tuy chưa phải là dài nhưng cũng đủ để ghi dấu và khẳng định cả một quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, mô hình “Cổng trường bình yên” tiếp tục được khởi động tại các trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Mô hình đã giúp bảo đảm an toàn cho học sinh và phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc tuyên truyền về an toàn giao thông đến cộng đồng.
Dù gặp muôn vàn khó khăn về cơ sở hạ tầng, điều kiện phát triển kinh tế, thế nhưng phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội, nhiều đảng viên ở Chi bộ thôn 3, xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã kiên trì vận động, hướng dẫn người dân làm ăn, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ở đây, câu khẩu hiệu "đảng viên đi trước, làng nước theo sau" được thể hiện rõ nét, hiệu quả, mang lại niềm tin của người dân với Đảng, với chính quyền.
Với quan điểm giúp các hộ nghèo, hộ có nhu cầu về nhà ở có được ngôi nhà Đại đoàn kết, từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững, trong hơn một năm, huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) đã huy động các nguồn lực, xây dựng được hàng trăm ngôi nhà cho người nghèo, giúp họ viết tiếp giấc mơ an cư.
Những năm qua, Đảng bộ xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều mô hình phát huy được vai trò lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của hệ thống chính trị ở các thôn, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hưởng ứng, đem lại hiệu quả rõ nét, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
Năm nay dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng ông Lê Xuân Phúc ở thôn Ngưu Phương, xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) vẫn được biết đến là người luôn hết mình với những công việc của dòng họ, của bà con lối xóm. Bên cạnh đó trong phong trào khuyến học, khuyến tài của dòng họ, ông thật sự là người “thắp lửa”, truyền cảm hứng cho tinh thần học tập của con cháu.
Bước sang tuổi 64 nhưng Bí thư Chi bộ bản Lương Năng, xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) Cao Văn Minh (dân tộc Chứt) vẫn nhanh nhẹn, miệt mài vì công việc của bản làng.
Hơn hai năm qua, ở khu vực biên giới biển của tỉnh Bình Định, mô hình “Mỗi tuần giúp đỡ một hộ nghèo” của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh đã giúp những hộ gia đình nghèo khó có cơ hội vươn lên trong cuộc sống; qua đó, càng thêm thắt chặt tình quân-dân và nâng cao trách nhiệm của người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới biển đảo.
Hơn 10 năm trước khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là vùng quê thuần nông, cơ sở vật chất còn yếu kém. Thế nhưng, cùng với nghị quyết sát đúng thực tế cuộc sống và lòng dân đồng thuận, Bắc Trạch đã có bước tiến dài trên hành trình dựng xây quê hương đổi mới, trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên ở Quảng Bình.
Nhận thấy trên địa bàn huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) có nhiều diện tích đất nông nghiệp bỏ hoang, Hội Nông dân huyện Hòa Vang đã vận động hội viên khai thác, biến diện tích này trở thành những mô hình nông nghiệp phát triển kinh tế.
Thời gian qua, công tác khuyến học tại tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều "quả ngọt". Không dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, các địa phương, trường học đã liên kết, cùng đẩy mạnh công tác này.
Những năm qua, phong trào "Mỗi xã, phường, thị trấn một mô hình sinh kế" ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) ngày càng lan tỏa với nhiều cách làm hay, đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.
Khai thác lợi thế của mạng xã hội, Công an xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã triển khai xây dựng mô hình “Zalo kết nối bình yên” trên ứng dụng Zalo.
Hơn 200 hũ thịt heo ngâm mắm của người dân thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng được gửi ra miền bắc nhằm chia sẻ khó khăn cùng người dân các tỉnh đang bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Những hũ thịt được chế biến bảo đảm vệ sinh, sử dụng an toàn trong nhiều ngày.
Sau 16 tháng nghiên cứu và phát triển, dự án “Mực thực vật” của nhóm sinh viên Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh (Đại học Đà Nẵng) đã tạo ra dòng mực, màu vẽ hoàn toàn từ rau củ, gặt hái được kết quả cao tại các cuộc thi khởi nghiệp.
Trường trung học phổ thông (THPT) Đô Lương 3 nằm trên địa bàn khó khăn của huyện Đô Lương (Nghệ An). Tuy nhiên, với sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng nghỉ, thầy và trò nhà trường những năm qua đã và đang tạo được sức bật lớn, ngày càng khẳng định được uy tín, chất lượng trên vùng đất học xứ Nghệ.
Thành phố Đà Nẵng có tỷ lệ người hiến máu tình nguyện cao trong cả nước. Phong trào này luôn được địa phương quan tâm, tuyên truyền để các mô hình hiến máu duy trì hiệu quả, có những tấm gương tiêu biểu lan tỏa trong cộng đồng.
Một hộ dân trên đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã mạnh dạn thử nghiệm mô hình nuôi cua đá thương phẩm, vừa đem lại lợi ích kinh tế, đồng thời gián tiếp góp phần bảo tồn loài giáp xác này trong tự nhiên.
Vùng Ngư Thủy nói chung, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) nói riêng ai cũng biết rất rõ về anh Trần Kim Phi, người được mệnh danh là “vua nuôi cá lóc”. Không chỉ là “tác giả” của mô hình nuôi cá lóc bằng hệ thống ao xây dựng theo công nghệ mới mà với vai trò giám đốc hợp tác xã, anh Phi còn xây dựng thành công chuỗi giá trị sản xuất, giúp người dân địa phương làm giàu từ nghề nuôi cá trên cát.
Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Ninh Thuận đã đạt được những kết quả tích cực, giúp cho hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất để nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo.