Xưởng xe tơ của gia đình bà Đoàn Thị Huê, thôn Cổ Chất 1, xã Phương Định, huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định).

Độc đáo làng ươm tơ Cổ Chất

“Nam Định có bến đò Chè/Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ”, theo các bậc cao niên, nghề ươm tơ trong câu thơ trên nói về làng nghề ươm tơ Cổ Chất, xã Phương Định (huyện Trực Ninh). Làng nghề có từ lâu đời, đến nay vẫn giữ được danh tiếng nhờ những kỹ thuật độc đáo riêng có của mình.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
Đồng bằng sông Hồng
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Dệt đũi ở làng nghề Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Hiếm có vùng đất nào trên đất nước ta có nghề dệt đũi được bảo tồn, phát triển đến ngày nay như tại xã Nam Cao (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình). Trải qua hơn 400 năm từ khi hình thành, dù có lúc thăng, lúc trầm nhưng người dân làng nghề truyền thống này vẫn trân quý, gìn giữ tinh hoa đất nghề của cha ông để lại.
Ông Nguyễn Văn Đông bên “gia tài” là hàng trăm chiếc kèn tây các loại.

Nghề làm kèn tây ở làng Phạm Pháo

Tiếng kèn tây (kèn đồng) du dương, trầm bổng từ lâu đã trở nên thân thuộc với không gian sinh hoạt ở làng Phạm Pháo, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu (Nam Định). Khách phương xa có lẽ sẽ bất ngờ khi biết rằng, làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ này lại là nơi sản xuất và sửa chữa kèn tây duy nhất trên cả nước.
Tái hiện Tết xưa tại khu du lịch sinh thái Thung Nham Ninh Bình. (Ảnh: Trường Huy)

Ninh Bình: Nhiều hoạt động văn hóa thu hút du khách trong dịp Tết Nguyên đán

Trong 6 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 4 tháng Giêng), Ninh Bình đón 417.315 lượt khách, trong đó có 85.288 lượt khách quốc tế. Đáng chú ý, ngoài những khu danh thắng nổi tiếng thì các hoạt động văn hóa truyền thống được các khu du lịch tổ chức đã thu hút được lượng khách tăng đột biến đến vui chơi và trải nghiệm.
Nghi thức cày ruộng tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2023.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn

Theo sử sách, mùa xuân năm Đinh Hợi (tức năm 987), vua Lê Đại Hành đã chọn vùng đất Đọi Sơn để tổ chức lễ Tịch điền, nhằm khuyến khích, nhắc nhở thần dân coi trọng, chăm lo sản xuất nông nghiệp - cái gốc của sự ấm no, hạnh phúc. Noi theo tiền nhân, năm 2009, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) đã được phục dựng ngay trên khu ruộng dưới chân núi Đọi mà xưa kia Vua Lê Đại Hành đã đi những sá cày đầu xuân cho nhân dân vào vụ mới.
Nông dân xã Hiệp Hòa thi thu hoạch hành, tỏi.

Lễ hội thu hoạch hành, tỏi ở Kinh Môn

Lễ hội thu hoạch hành, tỏi gắn liền với những câu chuyện về lịch sử, văn hóa là tiền đề để thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Đây cũng là cơ hội để “thủ phủ” hành, tỏi lớn nhất cả nước giới thiệu và quảng bá các sản phẩm hành, tỏi nổi tiếng của địa phương.
Chợ phiên Pò Hèn thu hút đông khách du lịch đến trải nghiệm.

Độc đáo chợ phiên vùng cao Quảng Ninh

Chợ phiên vùng cao là hoạt động không thể thiếu và riêng có của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Quảng Ninh. Chợ phiên không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng vào những dịp cuối tuần và cuối năm, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc với không gian rực rỡ sắc màu nơi núi rừng Ðông Bắc.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng bên những tác phẩm tinh xảo của mình.

Giữ mãi danh tiếng nghề đúc đồng Ngũ Xã

Làng nghề đúc đồng truyền thống Ngũ Xã từng là một trong bốn làng nghề tinh hoa bậc nhất của Kinh thành Thăng Long-Hà Nội, nhưng giờ đây, người dân làng Ngũ Xã không còn mấy người theo nghề. Sinh ra và lớn lên tại làng nghề đúc đồng truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng (sinh năm 1949) luôn canh cánh trong lòng nỗi lo một ngày nghề đúc đồng sẽ bị mai một.
Bắc Ninh đã và đang nỗ lực hồi sinh, phát triển nghệ thuật ca trù.

Bắc Ninh lưu giữ, phát triển nghệ thuật truyền thống ca trù

Tháng 12/2023, những người yêu mến, gắn bó với loại hình nghệ thuật truyền thống dân gian ca trù tại Bắc Ninh đón nhận niềm vui liên tiếp khi Câu lạc bộ Ca trù của tỉnh chính thức được thành lập. Trước đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua nghị quyết hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với các câu lạc bộ loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống, trong đó có ca trù.
Một tiết mục trong chương trình khai mạc Festival Ninh Bình-Tràng An năm 2023. (Ảnh: Đức Phương)

Ấn tượng nghệ sĩ tại Festival Ninh Bình-Tràng An năm 2023

Festival Ninh Bình-Tràng An năm 2023, diễn ra từ ngày 26-31/12/2023 đã để lại cho người dân và du khách những tình cảm hết sức đặc biệt. Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật tại đêm khai mạc được tỉnh Ninh Bình dàn dựng rất công phu và đầy tính nghệ thuật. Các vở diễn thực cảnh lần đầu tiên được tổ chức trong không gian huyền ảo của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An.
Một góc trưng bày các dụng cụ, công cụ vùng quê đồng bằng Bắc Bộ xưa tại Bảo tàng Ðồng quê.

Độc đáo Bảo tàng Đồng quê

Theo dòng chảy của quá trình phát triển và đô thị hóa nông thôn, những hình ảnh thân thương, xưa cũ của nếp nhà làng quê Bắc Bộ đang dần mai một. Ðể gìn giữ cho muôn đời sau, Bảo tàng Ðồng quê, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy (Nam Ðịnh) ra đời bằng tâm huyết của một cặp vợ chồng đã ở tuổi thất thập.
Bánh đúc làng Phú Hạnh.

Nặng tình bánh đúc, bánh hòn Phú Hạnh

Bao đời nay, làng Phú Hạnh (xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) nức tiếng gần xa với các loại bánh đúc, bánh hòn, bánh tẻ, bánh giầy. Bánh quê đã trở thành sản phẩm gắn kết cộng đồng, thành nỗi nhớ của người đi xa.
Các liền anh, liền chị làng Diềm bên ngôi nhà chứa quan họ mới.

Nơi lưu giữ mạch nguồn quan họ

Về miền Kinh Bắc, mọi người có thể được đắm chìm trong những làn điệu quan họ đằm thắm. Quan họ đã có những giai đoạn thăng trầm, nhưng giờ đã thấm sâu vào đời sống người dân Bắc Ninh-Kinh Bắc.
Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền Mõ. (Ảnh TRỌNG LUÂN)

Bảo tồn và lan tỏa giá trị di tích lịch sử văn hóa đền Mõ

Huyện Kiến Thụy (thành phố Hải Phòng), miền trầm tích Dương Kinh một thuở của Vương triều nhà Mạc (thế kỷ 16), là nơi ẩn chứa nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn với quá trình tạo lập, khai khẩn và dựng xây cuộc sống của các thế hệ người dân từ hàng nghìn năm qua. Trong số đó, di tích đền Mõ cùng cây gạo hơn 700 năm tuổi gắn với nhiều giai thoại linh thiêng như một chứng tích lưu dấu lịch sử khai phá, phát triển của mảnh đất này đang là điểm đến thu hút người dân và du khách thập phương.
Các chàng trai, cô gái Sán Chỉ chụp ảnh bên những thửa ruộng bậc thang rực rỡ sắc mầu.

Đặc sắc mùa vàng Đại Dực

Xã Ðại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có bảy dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người Sán Chỉ (Sán Chay) chiếm hơn 80%. Nơi đây, cảnh quan thiên nhiên cũng rất ưu đãi, với hệ thống ruộng bậc thang, khe suối, thác nước phong phú, đa dạng, là cơ hội để địa phương phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Hiện trường khai quật khảo cổ Hang Ðội 4 thuộc Danh thắng Tam Chúc.

Những phát hiện mới về khảo cổ học ở Hà Nam

Hà Nam là vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa. Từ thời tiền sử, cách ngày nay hàng chục nghìn năm, ở vùng đất này đã có sự phát triển nội tại và giao thoa, tiếp nối của văn hóa Hòa Bình, qua các văn hóa hậu kỳ đá mới đến hội tụ ở đỉnh cao văn hóa Ðông Sơn.
Chùa Thanh Mai.

Phát huy giá trị di sản chùa Thanh Mai

Trong không gian xanh thẳm ở xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh (Hải Dương), ẩn hiện trên dãy Tam Ban là một ngôi chùa cổ, đó là quần thể chùa Thanh Mai, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam giữa núi rừng hùng vĩ.
Toàn cảnh Khu di tích Đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Ảnh ĐỨC NGHĨA)

Nơi lưu giữ truyền thống hiếu học của thành phố Cảng

Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng là nơi khắc họa cuộc đời, sự nghiệp của ông, người được ví như ngôi sao sáng trên bầu trời đất Việt ở thế kỷ XVI. Đây còn là nơi lưu giữ, truyền bá và tôn vinh truyền thống hiếu học của thành phố Cảng.
Một lớp tập huấn sử dụng nhạc cụ dân tộc được huyện Gia Viễn (Ninh Bình) tổ chức, thu hút nhiều người tham gia. (Ảnh MINH QUANG)

Giữ nhịp văn hóa làng quê

Thực tế ở tỉnh Ninh Bình cho thấy, mạch nguồn văn hóa làng quê không ngừng tuôn chảy, được bảo tồn, phát huy mạnh mẽ, xây nên môi trường văn hóa lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc vùng đất Cố đô. Trên cơ sở đó, tỉnh vừa bảo tồn văn hóa truyền thống, vừa xây dựng được sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của từng vùng miền, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lễ hội văn hóa các dân tộc vùng Ðông Bắc tỉnh Quảng Ninh.

Đặc sắc Tuần Văn hóa-Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh

Phát huy thế mạnh là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số, những năm qua, huyện miền núi Tiên Yên nỗ lực đưa văn hóa bản địa trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang sắc thái riêng của các dân tộc ở vùng đất ngã ba sông. Sự độc đáo của Tuần Văn hóa-Thể thao các dân tộc vùng Ðông Bắc tỉnh Quảng Ninh để lại ấn tượng khó phai đối với nhân dân và du khách trong nước và quốc tế.
Biểu diễn Quan họ trên thuyền tại hồ làng Diềm (TP Bắc Ninh).

Đa dạng hình thức trình diễn, lan tỏa giá trị dân ca Quan họ Bắc Ninh

Sau hơn 14 năm dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, tỉnh Bắc Ninh đã và đang thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, hoạt động nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát triển và lan tỏa các giá trị của những làn điệu Quan họ Bắc Ninh trong cuộc sống đương đại. Một trong những giải pháp quan trọng góp phần vào kết quả chung ấy là sự đa dạng các hình thức diễn xướng, để quan họ đến gần hơn với mỗi người dân, cũng như du khách trong và ngoài nước…
Tiết mục hát Then tại Lễ hội hoa sở tổ chức tại huyện Bình Liêu.

Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật hát Then ở Bình Liêu

Hát Then là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của người Tày nói chung, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) nói riêng và được thể hiện thông qua hình thức ca hát thực hiện trong các nghi lễ tôn giáo của người Tày, có giai điệu, tiết tấu, nhịp phách rõ ràng, khi hát bao giờ cũng kèm theo tính tẩu và chùm xóc nhạc. Trải qua thăng trầm của lịch sử và thời gian, hát Then vẫn tồn tại trong đời sống văn hóa của người Tày như một minh chứng cho sức sống và bản sắc văn hóa dân tộc.
Người dân xin chữ đầu xuân tại Văn miếu Xích Đằng. (Ảnh Minh Quang)

Văn miếu Xích Đằng-Biểu tượng tự hào đất học Phố Hiến

Văn miếu Xích Đằng được biết đến là một di tích quan trọng thuộc quần thể di tích Phố Hiến, tại phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên (Hưng Yên). Với gần 400 năm tồn tại, ghi danh 161 vị đỗ đại khoa của trấn Sơn Nam thượng, Văn miếu Xích Đằng đã trở thành biểu tượng cho nền văn hiến và tinh thần hiếu học của mảnh đất Phố Hiến khi xưa.
Một kháp đấu trong Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn. (Ảnh NGUYỄN ĐỨC)

Mồng chín tháng tám, chọi trâu thì về

“Dù ai buôn đâu bán đâu/Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về”- câu ca cổ lưu truyền từ bao đời nay trong văn hóa cộng đồng của cư dân miền biển các địa phương phía bắc như mời gọi mọi người đến tham dự lễ hội truyền thống độc đáo của người dân vạn chài vùng biển Đồ Sơn - Lễ hội chọi trâu.
Thư viện Dương Liễu luôn thu hút nhiều em nhỏ đến đọc sách.

“Bồ chữ” ở làng

Dù được thành lập bởi một số cá nhân và chỉ là một “thư viện làng”, nhưng Thư viện Dương Liễu (thôn Thống Nhất, xã Dương Liễu, huyện Hoài Ðức, Hà Nội) có tới hơn mười nghìn đầu sách. Với số lượng sách và các hoạt động ngoại khóa phong phú, thư viện thu hút được đông đảo người dân, từ người già đến trẻ nhỏ. Nơi đây vừa cung cấp kiến thức cho cộng đồng, vừa góp phần “kéo” trẻ em khỏi những trò chơi điện tử, hay những trò vui thiếu lành mạnh khác.
Trò chơi đánh Bệt diễn ra hấp dẫn, sôi động trong Lễ hội đền Sượt.

Nét văn hóa làng giữa phố phường hiện đại

Cứ vào dịp tháng 3 âm lịch hằng năm, người dân Thanh Cương (thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương) lại tưng bừng mở Lễ hội đền Sượt. Trong lễ hội có nhiều nghi lễ, trong đó có tục đánh Bệt (đánh hổ), một trò diễn dân gian mang tinh thần thượng võ, phản ánh cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác vô cùng hấp dẫn.
back to top