Ðền Vua Ðinh nằm trong quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO ghi danh. (Ảnh TRƯỜNG HUY)

Ninh Bình phát huy giá trị di sản thế giới

Năm 2024 đánh dấu tròn 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, cũng tròn 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước Di sản thế giới của UNESCO. Sở hữu tám di sản thế giới, Việt Nam hiện là quốc gia thành viên tích cực, có những đóng góp ghi dấu ấn trong thực hiện chính sách của UNESCO về bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển bền vững.
Giám đốc Sở Du lịch Ninh Bình Bùi Văn Mạnh phát biểu tại hội nghị.

Xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh

Ngày 11/4, Hội nghị Xúc tiến, quảng bá du lịch Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh với chủ đề "Một hành trình-Nhiều trải nghiệm" đã được tổ chức tại Hà Nội, thu hút sự tham dự của đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các Sở Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch các địa phương, cùng đông đảo các công ty dịch vụ, lữ hành.
Đồng chí GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Tạp chí Cộng sản)

Biến những thách thức của xu hướng già hóa dân số thành cơ hội phát triển mới

LTS-Ngày 10/4/2024, tại tỉnh Ninh Bình, Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Tỉnh ủy Ninh Bình, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học, với chủ đề: “Già hóa dân số ở Việt Nam-Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng tại hội thảo.
Huyện Yên Khánh lắp đặt 250km đường điện chiếu sáng, trồng 203km đường hoa, cây xanh trên các trục đường và ở các khu dân cư tạo cảnh quan. (Ảnh Anh Tuấn)

Có một vùng quê như thế!

Qua nhiều hợp tan của dòng chảy, con sông được ví như “sông trăng hay sông lụa” dường như càng trở nên thơ mộng, xanh mát và hiền hòa hơn khi chảy qua huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Nước từ sông Ðáy qua các con kênh, thấm sâu vào từng đồng ruộng, từng thôn, xóm..., dòng nước ấy được ví như “lá phổi” chạy dọc khắp các xã của Yên Khánh - một miền quê trù phú, đẹp và thật đáng sống.
Hội khỏe Phù Đổng lần này là dịp để Ninh Bình biểu dương lực lượng, chào mừng những sự kiện lớn của tỉnh. Đồng thời, chuẩn bị lực lượng tốt nhất đi tham gia thi đấu ở Hội khỏe Phù Đổng khu vực tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh và toàn quốc tại thành phố Hải Phòng thời gian tới.

Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Ninh Bình: Lan tỏa tinh thần thể thao học đường

Ngày 8/4, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ khai mạc Hội khỏe Phù Đổng tỉnh lần thứ VIII, năm 2024 tại nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Đây là ngày hội thể thao truyền thống có quy mô lớn của học sinh trong toàn tỉnh, là đỉnh cao của phong trào “thể thao học đường” và cũng là động lực để tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, tạo sức lan tỏa tới toàn xã hội.
Tình trạng thiếu vaccine nếu không sớm được khắc phục sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, giảm miễn dịch cộng đồng.

Ninh Bình: Sớm khắc phục tình trạng thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, hiện nay, tình trạng thiếu vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng diễn ra trên cả nước, trong đó có Ninh Bình. Hầu hết các  vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều bị gián đoạn cung ứng từ Trung ương, khiến cho tỷ lệ tiêm chủng đa số các vaccine trên địa bàn tỉnh Ninh Bình không đạt tiến độ và mục tiêu kế hoạch, dẫn đến tạo khoảng trống miễn dịch làm xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là đối với trẻ em.
Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp. (Ảnh: ĐỨC LAM)

Ninh Bình: Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Ngày 3/4, tại Ninh Bình đã diễn ra kỳ họp lần thứ 20, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 15 nhiệm kỳ (2021-2026). Tại kỳ họp lần này, nhiều nghị quyết quan trọng, nhằm tạo nguồn lực thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới, hoàn thiện hạ tầng các công trình, các tuyến đường kết nối vùng, liên vùng kinh tế để tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Ninh Bình đã được thông qua.
Cơ cấu kinh tế của Gia Viễn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại-dịch vụ chiếm 97%. (Ảnh: Văn Lúa)

Gia Viễn - điểm tựa truyền thống làm động lực “hóa rồng”

Những năm gần đây, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) từng bước trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Ninh Bình. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đã phát huy lợi thế sẵn có về địa chính trị, tận dụng tốt thời cơ và điều kiện thuận lợi về kinh tế để đưa vùng đất chiêm trũng còn nhiều khó khăn vươn mình “hóa rồng”.
Lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy và Tỉnh đoàn Ninh Bình trao bằng khen cho các đồng chí Bí thư Chi đoàn tiêu biểu năm 2024. (Ảnh: TRƯỜNG GIANG)

Ninh Bình tuyên dương Bí thư chi đoàn tiêu biểu năm 2024

Ngày 24/3, Tỉnh đoàn Ninh Bình tổ chức chương trình tuyên dương, khen thưởng 93 đồng chí Bí thư chi đoàn tiêu biểu năm 2024. Đây là những cán bộ Đoàn có nhiều thành tích nổi bật trong công tác và phong trào thanh niên; là những điển hình tiêu biểu, xuất sắc trên mọi lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, gắn liền với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tái hiện hình ảnh về Đinh Tiên Hoàng Đế tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: XUÂN TRƯỜNG)

Kỷ niệm 1.100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế

Ngày 24/3, tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng (thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), Lễ kỷ niệm 1.100 năm Ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024) - vị Hoàng đế đã thống nhất giang sơn, lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên, mở ra kỷ nguyên độc lập, có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cơ quan chuyên môn tiến hành đo rung chấn và tiếng ồn tại khu vực Thung Bưởi, xã Phú Sơn, huyện Nho Quan.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản

Bên cạnh các lợi ích phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội, thì khai thác và chế biến khoáng sản ở nhiều nơi cũng gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Do đó, để bảo đảm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ quan chức năng cần thường xuyên quan tâm, giám sát; doanh nghiệp cần nghiêm túc chấp hành, tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đời sống của người dân sinh sống chung quanh các khai trường, điểm mỏ.
back to top