Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân, trọng tâm là ở các huyện nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, khu vực nông thôn, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa; sản phẩm OCOP và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025. Qua 3 năm triển khai thực hiện, đời sống của người dân ở những vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay.
Trăn trở với nỗi niềm mong muốn thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào thực hiện hiệu quả nhiều mô hình phát triển kinh tế đa dạng. Qua đó, không chỉ giúp đồng bào giảm bớt khó khăn, vươn lên thoát nghèo mà còn yên tâm bám bản, cùng Bộ đội Biên phòng xây dựng bản làng, biên cương ngày càng vững chắc.
Qua 3 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, tỉnh Kon Tum đã có hơn 15 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm tỷ lệ hơn 74,61%) đã thay đổi nếp nghĩ, không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Vùng biên giới Tây Nguyên đang khởi sắc từng ngày. Những vùng chiến địa khốc liệt năm xưa nay trải dài một mầu xanh cây trái, đời sống đồng bào các dân tộc ổn định, phát triển. Thành quả đó có công sức đóng góp rất lớn của cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang địa phương và Binh đoàn 15, Quân đoàn 3.
Thời gian qua, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nguồn lực từ các chính sách đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội huyện vùng cao cực bắc; giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Nhận thấy địa phương còn nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn, Hội Phụ nữ huyện Hòa Bình (tỉnh Bạc Liêu) đã tích cực tuyên truyền, vận động chị em làm kinh tế thông qua nguồn vốn vay hỗ trợ và tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi, trồng màu. Từ đó, nhiều hộ gia đình đã biết vươn lên thoát nghèo, cuộc sống dần khấm khá hơn.
Giúp nhau cùng tiến bộ, phát triển là một trong những mục tiêu được các cấp hội phụ nữ tỉnh Cà Mau duy trì nhiều năm qua bằng những cách thức thiết thực, giúp nhiều hội viên vùng nông thôn có điều kiện vươn lên trong cuộc sống. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, sự hỗ trợ tích cực của các cấp hội phụ nữ đã giúp chị em tự tin vươn lên, tạo lập được kinh tế cho gia đình, tham gia hiệu quả trên các mặt trận phát triển kinh tế-xã hội địa phương, góp phần vào công tác giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Sau một thời gian triển khai các chính sách hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đến nay, hơn 5.000 lượt lao động ở các địa bàn khó khăn được hỗ trợ làm các thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Với lao động tại các huyện nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã bãi ngang ven biển hải đảo, vùng còn khó khăn về điều kiện kinh tế-xã hội, đi làm việc ở nước ngoài là một kênh tích cực, hiệu quả, nhanh chóng nhằm giảm nghèo bền vững.
Những năm qua, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội tại đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần cùng các địa phương ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Từ đó, góp phần vào công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.
A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát nghèo. Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Tại khắp các bản làng vùng đồng bào dân tộc tại tỉnh Cao Bằng, nguồn vốn tín dụng chính sách như "dòng nước mát" len lỏi, tưới, vun trồng, phát triển sản xuất, giúp đồng bào các dân tộc từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bến Tre đã vận động xây dựng hàng nghìn căn nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương, mái ấm phụ nữ, mái ấm công đoàn… giúp người nghèo an cư. Đồng thời, thực hiện các mô hình sinh kế giúp người dân thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống.
Xác định tín dụng ưu đãi là kênh dẫn vốn quan trọng, tạo nguồn lực để người dân thoát nghèo nên những năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng, thuận lợi và sử dụng, phát huy hiệu quả.
Để đẩy nhanh tốc độ giảm số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, cuối tháng 2/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện “Chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030” (Chương trình giảm nghèo), với mục tiêu mỗi năm phấn đấu giảm 1.000 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số. Qua 5 năm triển khai, tỉnh đã giảm được 6.598 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thái Nguyên đến nay chỉ còn 3,02% tổng số hộ, nhưng số lượng còn rất lớn, lên đến hàng chục nghìn hộ. Thời gian vừa qua, đội ngũ cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở nhiều nơi trong tỉnh đã đồng hành, nỗ lực giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Ngày 25/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40-CT/TW), hoạt động triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã thu được những kết quả quan trọng. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, những năm gần đây, cuộc sống của người Đan Lai ở tỉnh Nghệ An đã có nhiều thay đổi tích cực, tự tin hòa nhập cộng đồng, nhất là ở điểm tái định cư bản Cửa Rào, xã Môn Sơn và bản Thạch Sơn, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông.
Lào Cai có chín huyện, thị xã, thành phố thì có đến bốn huyện nghèo thuộc Chương trình 30a của Chính phủ. Để giúp đồng bào sống ở các khu vực “lõi nghèo” (gồm 10 xã nghèo nhất của bốn huyện) có điều kiện vươn lên thoát nghèo, cùng với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều giải pháp thiết thực mang lại hiệu quả cao.
Thôn Làng Mảnh, xã Sùng Đô là địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn nhất của huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Để đến được Làng Mảnh phải mất gần ba giờ đồng hồ đi quãng đường dài khoảng 8 km, có độ dốc cao, nhiều khe suối.
Đồn Biên phòng Tam Hợp đứng chân trên địa bàn xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, có nhiệm vụ quản lý bảo vệ đoạn biên giới dài 25,724 km, cùng bốn cột mốc (từ cột số 425 đến 428) và năm cọc dấu, tiếp giáp với huyện Thoong My Xay, tỉnh Bô Ly Khăm Xay, nước bạn Lào.
Sau 4 năm triển khai thực hiện, mô hình "5 cán bộ, đảng viên giúp một hộ dân thoát nghèo" (Mô hình 5+1) của Huyện ủy Đắk Song (Đắk Nông) đã phát huy hiệu quả tích cực. Mô hình đã giúp được hàng trăm hộ nghèo thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống, đã và đang tạo ra sức lan tỏa sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Những năm qua, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã triển khai có hiệu quả mô hình “Mỗi đảng viên giúp đỡ một hộ nghèo” mục đích là phát triển kinh tế gia đình bằng cách trao cho đồng bào chiếc “cần câu” và mỗi đảng viên có trách nhiệm hướng dẫn cho bà con “câu” được “cá” để cải thiện đời sống.
Khi cuộc sống đã bớt đi những khó khăn, nhiều người thuộc diện hộ nghèo ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Bình nói riêng, các tỉnh miền trung nói chung đã tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo để dành sự hỗ trợ của Nhà nước cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn hơn. Hành động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc này đang có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng.
Từ năm 2013, anh Nguyễn Cảnh Duy tại xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định đã lập xưởng chế biến trà dung. Đến nay, sản phẩm được chứng nhận OCOP và trở thành mô hình tiêu biểu của địa phương trong xây dựng nông thôn mới gắn phát triển kinh tế.
NDO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đang triển khai một số dự án quan trọng, cấp thiết để hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, có điều kiện để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Nhờ đó, diện mạo và đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn đã từng bước đổi thay đáng ghi nhận.
Phản ánh thực tiễn triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương vẫn còn hiện tượng các xã miền núi không đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới để tiếp tục được hưởng trợ cấp, trong khi còn một số bộ phận người dân cảm thấy chưa yên tâm khi thoát nghèo, đại biểu Quốc hội cho rằng nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là cách làm và chất lượng của các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa có sự bền vững cả trước mắt và lâu dài.
NDO - Bát Xát là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lào Cai gồm nhiều dân tộc thiểu số sinh sống. Với điều kiện tự nhiên đất đai khô cằn, nhiều đá, địa bàn rộng, hệ thống giao thông chưa thuận lợi cho nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ chủ trương cán bộ, đảng viên “đỡ đầu” hộ nghèo, gắn với địa chỉ cụ thể, việc xóa nghèo ở Bát Xát đã mang lại kết quả tích cực, nhanh và bền vững.