Chị Trương Thị Sến ở khu phố 2, thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng rau xanh dưới tán cây ăn quả. Mô hình này giúp gia đình chị có thu nhập khá và mở ra hướng phát triển du lịch nông nghiệp tại địa phương.
Diện tích vùng: 21.278 km²Dân số: 23,2 triệuQuy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
Diện tích vùng: 95.860 km²Dân số: 20,3 triệuVùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
Diện tích vùng: 23.600 km²Dân số: 18 triệuVùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
Diện tích vùng: 3.359 km²Dân số: 8,4 triệuTrung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
Diện tích vùng: 2.095 km²Dân số: 9,2 triệuTrung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Tận dụng các lợi thế từ khí hậu, thổ nhưỡng và thế mạnh đặc trưng bản địa, thành phố Lai Châu đã tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp khác biệt, theo hướng liên kết chuỗi giá trị đem lại hiệu quả kinh tế và tạo việc làm ổn định cho người dân.
Cuối tháng 2/2025, Thủ tướng ban hành Quyết định 463/QĐ-TTg phê duyệt xây dựng trung tâm công nghiệp dược liệu Quảng Nam, chọn sâm Ngọc Linh làm cây chủ lực, nhằm tạo cơ sở quy mô lớn, hiện đại, khép kín từ nghiên cứu, nuôi trồng, chế biến sâu đến thương mại hóa dược liệu.
Sau hơn bốn tháng triển khai mô hình chăn nuôi dê tại xóm Mỏ Chì, xã vùng cao Cúc Đường, huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), đàn dê đã thích nghi với thời tiết, khí hậu, phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 8% trở lên, theo hướng xanh và bền vững, tỉnh Lai Châu đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận dụng sáng tạo nhiều mô hình, tạo điểm nhấn trong thu hút đầu tư...
Ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ đã triển khai phần mềm bản đồ nông sản số (nongsanphutho.com.vn). Tính năng này hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất nông sản tiếp cận thị trường nhanh chóng và hiệu quả hơn, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và giá trị sản phẩm.
Thời gian qua, gia đình chị Trần Thị Hạnh Quyên, ở Tổ 1, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) mạnh dạn đầu tư nông trại trồng dâu tây cho khách du lịch đến trải nghiệm, một phần sản phẩm bán ra thị trường. Mô hình này đã cho hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng ra toàn huyện.
Từ nhiều năm nay, nhờ lợi thế từ rừng, tiềm năng thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu mát mẻ,… người dân ở các xã vùng cao của tỉnh Lai Châu đã phát triển mô hình trồng hoa địa lan, thu về hàng trăm triệu đồng/hộ gia đình/năm.
Bằng cách vừa động viên, khuyến khích, vừa hướng dẫn, hỗ trợ, thời gian qua tỉnh Bắc Kạn đã thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ đó thêm nhiều gương điển hình xuất hiện, trở thành những hạt nhân, mô hình góp phần lan tỏa phong trào ngày càng rộng khắp.
Mường Khương là huyện khó khăn của tỉnh Lào Cai, hơn 90% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, huyện tập trung nguồn lực, triển khai các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, góp phần tăng thu nhập, giúp người dân xóa nghèo nhanh, bền vững. Những triền đồi xanh mướt cây ăn trái, những nhà máy chế biến hoa quả mọc lên, những xe tải chở dứa nối đuôi nhau trên các nẻo đường... Cuộc sống nơi đây đang thay đổi từng ngày.
Măng lục trúc là sản phẩm nông nghiệp OCOP độc đáo của xã Ngọc Châu (huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang). Từ những ngày đầu khó khăn cách đây gần 30 năm, măng lục trúc đã trở thành đặc sản, mang lại thu nhập ổn định cho người dân, góp phần giảm nghèo và xây dựng thương hiệu cho vùng đất này.
Những năm qua, nhận thấy giá trị kinh tế từ việc trồng cây ăn quả, nhiều hộ gia đình ở huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển từ đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Là tỉnh địa đầu Tổ quốc, Hà Giang không chỉ có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nên nét đặc trưng riêng thu hút du khách trong và ngoài nước. Những năm gần đây, khách du lịch đến với Hà Giang đã tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.
Từ một loài cây mọc tự nhiên dưới những tán rừng già, cây trà hoa vàng đã được người dân Bắc Kạn đem về trồng đại trà. Nhờ sự liên kết của các doanh nghiệp và hợp tác xã, tiềm năng, giá trị dược liệu quý của trà hoa vàng đã được đánh thức, mở ra cơ hội làm giàu cho người dân.
Những năm qua, các đồn biên phòng trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn quản lý địa bàn và thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai nhiều chương trình giúp nhân dân phát triển kinh tế, xã hội ở các xã giáp biên. Nhờ đó, nhiều mô hình kinh tế đã đem lại hiệu quả, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở khu vực.
Là một trong 63 nông dân xuất sắc Việt Nam năm 2024, ông Lường Văn Mười, dân tộc Thái (xã Chiềng Khoong, huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La) là người luôn tiên phong trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Ngoài việc đưa tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây nhãn, ông Mười còn đầu tư mô hình trồng cây ăn quả trên đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời hỗ trợ các hộ dân khác tiếp thu, làm theo.
Nhiều năm trở lại đây, người nông dân xã Hòa Cư, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã mở rộng diện tích chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen lấy củ. Nhờ đổi mới cách nghĩ, cách làm, từ những đầm lầy hoang sơ, giờ đây những mảnh ruộng luôn khoác lên mình một màu xanh suốt bốn mùa. Cây sen giờ đã trở thành cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho người dân ở mảnh đất vùng biên giới này.
Từng gặp rất nhiều khó khăn, nghèo đói như một số người nông dân khác, song nhờ sự chăm chỉ cần cù và biết tính toán làm ăn theo cách “lấy ngắn nuôi dài”, anh Hồ Chử Vàng ở xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã vươn lên trở thành tấm gương nông dân xuất sắc làm kinh tế giỏi. Gia đình anh Vàng hiện nuôi đàn gia súc hàng trăm con, trừ chi phí công nuôi, mỗi năm anh Vàng lãi hơn 700 triệu đồng…
Từng là hộ nghèo, sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gia đình ông Phùng Quang Mai, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tạo dựng được một mô hình trồng trọt và chăn nuôi tiêu biểu. Không chỉ thoát nghèo, gia đình ông còn vươn lên trở thành một trong những hộ có kinh tế khá nhất trong vùng…
Sản phẩm "Miến dong Bình Lư" (xã Bình Lư, huyện Tam Ðường, tỉnh Lai Châu) nhiều năm nay đã trở thành thương hiệu quen thuộc, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Loại miến này trở thành sản phẩm chủ lực giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.
Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, sở là một trong năm cây trồng chủ lực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc của tỉnh Lạng Sơn. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, cây sở giờ đây mang lại nguồn thu nhập cho người trồng, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Những năm qua, huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại nhiều xã vùng cao ở huyện Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang), dễ dàng bắt gặp những nương mía xanh mướt được trồng trên đất đồi khô cằn. Đó là kết quả của mô hình liên kết trồng mía xuất khẩu của anh Phạm Võ Quan, xã Phong Quang, huyện Vị Xuyên với người dân địa phương.
Những năm gần đây, người dân xóm Phẩm, xã Dương Thành, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) tích cực ứng dụng kỹ thuật, thành lập hợp tác xã để phát triển nghề nuôi ngựa bạch và chế biến nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao, giúp tăng thu nhập, làm giàu.
Xuất Lễ là xã giáp biên của huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế đồi rừng. Nhờ đó, đồng bào các dân tộc nơi đây đã kiên trì, biến những đồi núi chỉ toàn cây bụi, cỏ tranh... thành những rừng thông, rừng hồi xanh ngắt.
Một ngày cuối năm, dưới cái lạnh đặc trưng của vùng cao Tây Bắc hiện diện khắp bản trên, bản dưới, những làn sương trắng bạc giăng kín các triền núi lúc sáng sớm và khi chiều buông… chúng tôi tìm đến nhà ông Vàng A Vạng, triệu phú người H’Mông đầu tiên của bản Đin Chí, xã Chiềng On, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Với phương châm đồng hành, lắng nghe, sẻ chia và hỗ trợ, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cao Bằng đã triển khai hỗ trợ các hợp tác xã và tổ hợp tác bằng những việc làm cụ thể, tạo động lực giúp các hợp tác xã. Qua đó, nhiều đơn vị vượt khó, vươn lên ổn định sản xuất, kinh doanh, đóng góp hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Những năm qua, bằng việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tại huyện Bát Xát (Lào Cai) đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả để thoát nghèo bền vững cho các đối tượng là nông dân, thanh niên, phụ nữ, người lao động nhàn rỗi. Nhiều hộ gia đình đã vượt qua khó khăn, vươn lên khá, giàu, góp phần ổn định kinh tế-xã hội…
Là người đầu tiên trồng cam quy mô hàng hóa trên đất đồi núi dốc ở xã vùng cao Thu Cúc, huyện Tân Sơn, Phú Thọ với diện tích hơn 2 ha, mỗi năm lão nông Nguyễn Minh Ðịnh thu về hàng tỷ đồng.
Những năm qua, từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, hàng nghìn hộ nông dân tại tỉnh Lạng Sơn đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi để xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, kinh doanh. Nguồn vốn đó đã góp phần quan trọng trong việc giúp các hội viên nông dân phát triển kinh tế và là động lực để bà con vươn lên làm giàu.
Khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu mát mẻ ở vùng núi đá vôi Lục Yên (Yên Bái), những năm qua Công ty TNHH Xây dựng Sơn Tùng, huyện Lục Yên mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng vào trồng và phát triển cây cam. Đến nay, diện tích cam của công ty đã cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm ổn định cho hơn 100 lao động địa phương.