Hạt giống được gói lại chia cho các gia đình về trộn chung với hạt giống của gia đình và đem đi trỉa đại trà trên rẫy.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Brâu là một trong năm dân tộc rất ít người đang sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, cộng đồng người Brâu ở nơi đây đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Nổi bật như Lễ cúng trỉa lúa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa bội thu.
Anh Nguyễn Xuân Tiến chăm sóc đàn hươu của gia đình.

Làm giàu từ nuôi hươu sao ở vùng biên giới Kon Tum

Thử nghiệm mô hình chăn nuôi hươu sao lấy nhung và nuôi sinh sản được một số hộ dân ở thôn 4, xã Ia Dom, huyện biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum triển khai từ năm 2016, đến nay, đàn hươu đã sinh trưởng, phát triển ổn định, mở ra hướng đi mới trong việc đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để tăng thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Quang cảnh Lễ ra quân Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2024.

Tuổi trẻ Kon Tum ra quân Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè

Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè 2024 của tuổi trẻ Kon Tum diễn ra từ tháng 5-8, dự kiến thu hút hơn 50 nghìn lượt đoàn viên, thanh niên tham gia với 1 chương trình, 4 chiến dịch tập trung với các hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ, tình nguyện theo khối đối tượng: Chương trình Tiếp sức mùa thi và Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh triển khai trong sinh viên và cán bộ, giảng viên trẻ các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; Chiến dịch tình nguyện Hành quân xanh triển khai trong thanh niên lực lượng vũ trang; Chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ triển khai trong học sinh và giáo viên trẻ trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và Chiến dịch Kỳ nghỉ hồng triển khai trong thanh niên công nhân, viên chức...
Thầy cúng và già làng tiến hành nghi thức cúng.

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Brâu là một trong năm dân tộc rất ít người đang sinh sống tại làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum). Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, cộng đồng người Brâu ở đây đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Nổi bật như Lễ cúng trỉa lúa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa bội thu đến với dân làng.
Trao bảng tượng trưng tặng 120.000 cuốn tập vở.

Kon Tum: Trao tặng 120.000 cuốn tập vở học sinh

Sáng 12/6, thực hiện Chương trình “Một triệu cuốn vở hỗ trợ học sinh khó khăn đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và Bình Phước”, Hội Cựu chiến binh tỉnh Kon Tum tổ chức tiếp nhận 120.000 cuốn tập vở (5 ô ly, 96 trang) do Hiệp hội Doanh nghiệp, Doanh nhân Cựu chiến binh Việt Nam và Hội Doanh nhân Cựu chiến binh Thành phố Hồ Chí Minh trao tặng cho học sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn năm học 2024-2025.
Đồng chí Dương Văn Trang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum và Trung tướng Trịnh Đình Thạch, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 5 đưa các liệt sĩ về nơi an nghỉ cuối cùng.

Kon Tum: Truy điệu, an táng 15 liệt sĩ hy sinh tại Lào và Campuchia

Sáng 6/6, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Ngọc Hồi, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, lực lượng vũ trang cùng nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum đã trang trọng tổ chức lễ viếng, truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Lào và Campuchia được quy tập trong mùa khô năm 2023-2024.
Phụ nữ Ba Na với nghề dệt truyền thống.

Độc đáo kỹ thuật nhuộm của người Ba Na

Dân tộc Ba Na ở Kon Tum từ lâu đã biết khai thác các sản vật thiên nhiên để tạo thuốc nhuộm mầu trên trang phục. Những sản vật thiên nhiên này được đồng bào phát hiện một cách tình cờ, trong khi phát nương làm rẫy, đi rừng. Các loại mủ cây dính vào người và tạo ra mầu sắc loang lổ trên chân, tay, áo, váy hay đào được các loại củ, rễ cây rừng hoặc hái được quả có mầu sắc, từ đó nảy ra ý tưởng tạo mầu nhuộm vải.
Chị Rơ Mah An, Chi hội trưởng nông dân thôn Làng Ba, xã Ia Pnôn (huyện Ðức Cơ, tỉnh Gia Lai) cùng các hội viên chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

Giúp người dân vùng biên giới phía bắc Tây Nguyên làm kinh tế

Những năm qua, các huyện vùng biên giới ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân. Chính sách hỗ trợ tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp phù hợp đã giúp nhân dân nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ðây cũng chính là nền tảng quan trọng giúp các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.
Diện tích cây dứa được đồng bào dân tộc thiểu số liên kết trồng và tiêu thụ tại xã Ðăk Trăm, huyện Ðăk Tô, tỉnh Kon Tum.

Liên kết sản xuất đem lại giá trị kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Ðăk Tô (tỉnh Kon Tum) là địa phương có số đông người Xơ Ðăng sinh sống, sản xuất nông nghiệp chủ yếu sử dụng phương thức canh tác lạc hậu, năng suất cây trồng kém hiệu quả. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh liên kết, tạo ra sản phẩm cho giá trị lợi nhuận cao, cho nên đời sống người dân đã có nhiều chuyển biến…
Học sinh huyện Đăk Hà thăm Di tích Lịch sử cách mạng Điểm cao 601.

Kon Tum: Giáo dục thế hệ trẻ về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 là mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta. Trân trọng và tự hào về thành quả mà thế hệ cha ông đã phải đổ máu xương mới giành lại được, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum đã lồng ghép nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về ý nghĩa của chiến thắng lịch sử này.
back to top