Phục dựng điện Kiến Trung

Điện Kiến Trung là cung điện nằm ở cực Bắc trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm Thành được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều Vua Khải Định. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn là Vua Khải Định và Vua Bảo Đại.
0:00 / 0:00
0:00
Phục dựng điện Kiến Trung

Việc phục dựng lại điện Kiến Trung từ một phế tích có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Công trình với kiến trúc là hợp thể phong cách giữa Á và Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc Phục hưng của Ý cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Sau khi Vua Khải Định qua đời, Vua Bảo Đại đã cho cải tạo lại nội thất, lắp đặt thêm các tiện nghi phương tây, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó, điện Kiến Trung trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua.

Phục dựng điện Kiến Trung ảnh 1

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện Vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Phục dựng điện Kiến Trung ảnh 2

Đến năm 1947, điện Kiến Trung đã bị sụp đổ hoàn toàn chỉ còn lại nền móng. Qua nhiều năm hoang phế, tháng 2/2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khởi công tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung với tổng mức kinh phí hơn 123 tỷ đồng.

Phục dựng điện Kiến Trung ảnh 3

Sau 5 năm thực hiện, đầu năm 2024 điện Kiến Trung đã mở cửa đón du khách đến tham quan. Việc phục dựng lại ngôi điện Kiến Trung từ một phế tích có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa Thế giới đã được UNESCO vinh danh.