Đoàn nghệ nhân huyện Đăk Đoa biểu diễn trên đường phố Pleiku.

Đưa văn hóa làng ra phố

Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức “đưa không gian văn hóa từ làng ra phố”.
Các chuyên gia nghiên cứu mộc bản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.

Trải nghiệm không gian Mộc bản triều Nguyễn trong kỷ nguyên số

Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ vừa khai mạc triển lãm “Không gian Mộc bản Triều Nguyễn” và sự kiện “Hành trình Di sản trong thời đại số”. Đây là hoạt động hiện thực hóa đề án “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn” được Chính phủ phê duyệt năm 2016.
Nhờ đôi bàn tay khéo léo, Nghệ nhân Ưu tú A Gông (làng Kon Du, xã Măng Cành) đã tạo ra những sản phẩm tượng gỗ đẹp mắt, chân thực mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Mơ Nâm.

Độc đáo tượng gỗ của đồng bào dân tộc Mơ Nâm

Người Mơ Nâm, một nhánh thuộc dân tộc Xơ Đăng, ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, Kon Tum) quan niệm rằng, tượng gỗ dân gian là vật linh thiêng gắn liền với các lễ hội và để những người đang sống tưởng nhớ những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền với người thân. Tượng gỗ còn là sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu tới tổ tiên, thể hiện được lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc.
Già làng K’Tiếu dạy đánh chiêng cho lớp trẻ tại nhà riêng.

Người gìn giữ nhịp chiêng

Tiếp chuyện chúng tôi tại nhà riêng ở thôn Duệ, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, sau chuyến trở về từ Thủ đô Hà Nội, Nghệ nhân Ưu tú, già làng K’Tiếu hào hứng: “Đó là chuyến đi “lớn” trong đời, vinh dự lắm. Mình tự hứa phải cố gắng hơn để nhiều lớp trẻ của người Cơ Ho Srê mình biết đánh chiêng, gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào mình”.
Già làng Điểu Lên (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) giáo dục con cháu về truyền thống cách mạng của người S’tiêng.

Cầu nối ý Đảng, lòng dân

Bình Phước có đông đồng bào các dân tộc thiểu số, với 41 dân tộc anh em đang chung sống. Tỉnh hiện có 96 già làng và 345 người có uy tín. Đây là những người luôn gương mẫu trong các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh Đắk Lắk cùng đại diện các đơn vị liên quan ra tận sân bay đón đoàn du khách đầu tiên đến với tỉnh.

Đắk Lắk đón các đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh nhân dịp Tết Quý Mão 2023

Sáng 22/1 (tức ngày mồng 1 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công an tỉnh, Chi nhánh Vietnam Airlines tại Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Du lịch tỉnh và Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột tổ chức đón các đoàn khách du lịch đầu tiên đến tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Gần 300 nghệ nhân, diễn viên mang đến nhiều tiết mục độc đáo của các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi.

Liên hoan cồng chiêng, đàn hát dân ca tỉnh Quảng Ngãi năm 2022

Trong 2 đêm 25 và 26/11, tại huyện miền núi Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Liên hoan cồng chiêng, đàn, hát dân ca và hội thi thể thao các dân tộc thiểu số năm 2022. Đây là ngày hội của những nghệ nhân cùng làn điệu dân ca, âm vang cồng chiêng hòa nhịp giữa núi rừng để lan tỏa, gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.