Học sinh tương tác với cha mẹ thông qua các “Tiết học mở”.

Hiệu quả từ mô hình giáo dục “Trường học mở”

Thời gian qua, Trường trung học cơ sở và Trung học phổ thông Liên Việt Kon Tum tích cực triển khai mô hình “Trường học mở” trong việc giáo dục học sinh. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Kon Tum thực hiện mô hình “Trường học mở” nói chung và “Tiết học mở” nói riêng. Mô hình này được nhà trường định hướng xây dựng từ đầu năm học. Trên cơ sở đó, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện xuyên suốt năm học.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
Tây Nguyên
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.

Làm giàu từ cây chuối Thái

Với diện tích 2 ha đất canh tác, gia đình ông Vũ Bá Chiến, thôn 7, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, Đắk Nông đã tìm tòi, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế và thành công với cây chuối Thái, cho thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/năm. Hiện mô hình trồng chuối Thái này đang trở thành mô hình điểm tại địa phương và được nhiều nông dân tham quan học tập, nhân rộng.
Ngôi nhà trí tuệ của vợ chồng thầy Chuyền, cô Nhung ở xã Quảng Hiệp.

Ngôi nhà trí tuệ

Với mong muốn bồi dưỡng thêm kiến thức cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo hứng thú học tập, vợ chồng thầy Mai Văn Chuyền và cô Vũ Thị Nhung ở xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk đã xây dựng “Ngôi nhà trí tuệ” ngay trong khu đất của gia đình. Đến với ngôi nhà này, các em được học tập, đọc sách, được trang bị các kỹ năng sống và tham gia các hoạt động thể thao miễn phí, giúp các em có thêm niềm tin, kiến thức và nghị lực để vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Trồng ổi thuận tự nhiên

Trồng ổi thuận tự nhiên

Tại xã Đam B’ri, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, anh Đỗ Huy Tuyến được xem là người tiên phong trong phát triển kinh tế theo mô hình nông nghiệp hữu cơ. Trên 3 ha vườn cà-phê của gia đình, anh đã thực hiện chuyển đổi sang trồng rau, củ, quả hữu cơ. Đặc biệt là hơn 1.000 gốc ổi thực hiện quy trình sản xuất hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA của Hoa Kỳ mang lại giá trị kinh tế cao.
Chị H’Her đưa sắc màu thổ cẩm Mơ Nông vươn xa hơn bằng sự sáng tạo độc đáo.

Khởi nghiệp thành công từ thổ cẩm Mơ Nông

Với mong muốn giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của thổ cẩm Mơ Nông, chị H’Her ở bon Bu Đắk, xã Thuận An, huyện Đắk Mil (Đắk Nông) đã tự học nghề may tại địa phương, sau đó chọn khởi nghiệp bằng nghề may trang phục thổ cẩm truyền thống kết hợp với hiện đại, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị thổ cẩm gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Nông trao mũ bảo hiểm tặng người dân trên đường về quê đón Tết.

Hỗ trợ người dân về quê đón Tết

Nhiều năm nay, mỗi khi Tết đến Xuân về, lực lượng Công an tỉnh Đắk Nông chỉ đạo tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, giữ gìn sự bình yên trên những cung đường, kết hợp triển khai chương trình “đồng hành cùng người dân tham gia giao thông dịp Tết” nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ người dân tham gia giao thông trên đường về quê đón Tết và quay trở lại nơi làm việc sau Tết.
Anh Lương Văn Thủy chăm sóc vườn hồ tiêu của gia đình.

Giúp nhau thoát nghèo bền vững

Trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp tỉnh Kon Tum tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu rõ tầm quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Nông trao bảng nhận đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Điểm tựa cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhận nuôi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của Hội Phụ nữ Công an tỉnh Đắk Nông đã và đang phát huy tốt hiệu quả; tạo sức lan tỏa lớn để cộng đồng cùng chung tay chia sẻ, hỗ trợ, nuôi dưỡng và chăm sóc được nhiều hơn trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Từ đó, chắp cánh cho các em thêm nghị lực để trở thành công dân có ích; góp phần lan tỏa, xây dựng hình ảnh đẹp về người chiến sĩ Công an Đắk Nông vì nhân dân phục vụ.
Mô hình nuôi dê thoát nghèo tại xã Đắk Môl giúp các hộ nghèo thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả Mô hình 5+1 ở Đắk Song

Sau 4 năm triển khai thực hiện, mô hình "5 cán bộ, đảng viên giúp một hộ dân thoát nghèo" (Mô hình 5+1) của Huyện ủy Đắk Song (Đắk Nông) đã phát huy hiệu quả tích cực. Mô hình đã giúp được hàng trăm hộ nghèo thoát nghèo vươn lên trong cuộc sống, đã và đang tạo ra sức lan tỏa sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Làm tốt công tác thu hồi vũ khí, vật liệu nổ

Thời gian qua, cùng với tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, tấn công các loại tội phạm, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum còn làm tốt công tác vận động người dân địa phương giao nộp vũ khí, vật liệu nổ trái phép, góp phần giữ vững an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia.
Ðoàn công tác thành phố Gia Nghĩa (tỉnh Ðắk Nông) trao thẻ bảo hiểm y tế tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật.

Xã hội hóa mua bảo hiểm y tế cho học sinh

Mô hình dân vận khéo “Xã hội hóa mua bảo hiểm y tế cho học sinh” đã và đang được Phòng An ninh kinh tế (Công an tỉnh Ðắk Nông) phối hợp với các nhà hảo tâm trao hàng trăm thẻ bảo hiểm y tế tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động này bảo đảm quyền lợi khám và chữa bệnh cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tăng tỷ lệ bao phủ và tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.
Lực lượng công an tổ chức dán decal lên xe công nông.

Hiệu quả việc dán decal phản quang trên xe máy kéo nhỏ

Nhiều năm nay, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với công an các huyện, thành phố triển khai công tác tuyên truyền, dán decal phản quang phía trước và phía sau xe máy kéo nhỏ (xe công nông) giúp người đi đường dễ dàng nhận biết từ xa, nhất là vào ban đêm để chủ động phòng tránh va chạm.
Đoàn nghệ nhân huyện Đăk Đoa biểu diễn trên đường phố Pleiku.

Đưa văn hóa làng ra phố

Chương trình “Sắc mầu văn hóa Gia Lai - Bảo tồn và phát triển”, là sáng kiến của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch địa phương trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai. Đây là mô hình hoạt động theo hình thức “đưa không gian văn hóa từ làng ra phố”.
Đội công tác tuyên truyền văn hóa cơ sở biểu diễn văn nghệ phục vụ người dân xã Kon Pne, huyện Kbang.

Mang niềm vui đến với buôn làng

Hơn 10 năm qua, các chiến sĩ-diễn viên không chuyên đã trở thành những đứa con của làng khi mang lời ca, tiếng hát cùng nhiều niềm vui đến với người dân. Bước chân của những người lính Đội công tác tuyên truyền văn hóa cơ sở thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đã in dấu ở hầu hết các thôn, làng trong tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa.
Mô hình chăn nuôi dúi của gia đình anh Cao Lợi đạt hiệu quả kinh tế.

Hiệu quả từ chăn nuôi dúi

Mô hình chăn nuôi dúi của gia đình anh Cao Lợi ở xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng, được đánh giá khá nhàn nhã trong khâu chăm sóc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. “Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi và đầu tư chăn nuôi, giờ tổng đàn dúi của gia đình mình có 300 cặp bố mẹ, cho thu nhập khá lắm”, anh Cao Lợi kể.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ðắk Nông tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cải thảo theo tiêu chuẩn VietGAP cho các nông hộ thuộc Hợp tác xã Thịnh Phát.

Trồng cải thảo đạt tiêu chuẩn VietGAP

Nhằm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất cải thảo được cấp Giấy chứng nhận VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ðắk Nông đã lựa chọn Hợp tác xã Nông nghiệp-Dược liệu-Dịch vụ thương mại Thịnh Phát (Hợp tác xã Thịnh Phát) triển khai thí điểm mô hình tại xã Quảng Sơn, huyện Ðăk Glong. Ðến nay, theo đánh giá, mô hình thành công vượt mục tiêu đề ra, đơn vị đang tiếp tục nhân rộng mô hình với một số rau, củ khác tại huyện Ðăk Glong và Ðăk Song.
“Hũ gạo tình thương” đã giúp hàng trăm hội viên phụ nữ nghèo vượt qua khó khăn.

Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn

Không ai bảo ai, hằng ngày khi nấu cơm, các chị lại bớt một nắm gạo bỏ vào hũ, sau đó mang gạo của mình tập trung về nhà rông để bỏ vào hũ gạo chung của chi hội phụ nữ. Với cách làm này, nhiều năm qua, mô hình “Hũ gạo tình thương” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) nhân rộng, qua đó đã giúp hàng nghìn lượt hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
Một phần hệ thống máy vận chuyển trên địa hình dốc của ông Trần Văn Túy (bên phải).

Sáng chế máy vận chuyển ở địa hình dốc

Với nông dân vùng Tây Nguyên, việc vận chuyển vật tư nông nghiệp, nông sản trên địa hình có độ dốc lớn tiêu tốn nhiều công sức, thời gian. Xuất phát từ thực tế khu vườn gia đình, lão nông Trần Văn Túy ở xã Mađaguôi (huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) đã sáng chế chiếc máy vận chuyển và đoạt giải tại Cuộc thi Sáng kiến nhà nông cấp tỉnh.
Gia đình chị Y Mua, xã Măng Cành, huyện Kon Plông chuyển đổi từ trồng cây sắn không hiệu quả sang trồng cây đương quy cho thu nhập tăng gấp hai lần.

Giúp nông dân làm giàu từ cây dược liệu

Huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) có dân số hơn 28 nghìn người, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Xác định được những lợi thế thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và phong tục, tập quán canh tác của người dân, huyện đã đưa mô hình phát triển cây dược liệu trồng thử nghiệm từ năm 2015, giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Tại các điểm giao cắt, ngã ba, ngã tư trên địa bàn phường Hòa Bình, thị xã Ayun Pa đều được lắp đặt hệ thống chiếu sáng.

Góp phần bảo đảm an toàn giao thông nông thôn

Việc đi lại của người dân vào ban đêm bảo đảm an toàn, thuận tiện; số vụ va chạm, tai nạn giao thông giảm; trộm cắp vặt không còn; tình trạng thanh, thiếu niên điều khiển xe máy phóng nhanh, vượt ẩu đã giảm hẳn… Đó là những kết quả mà chương trình “Ánh sáng nghĩa tình” do Hội Cựu chiến binh thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) khởi xướng mang lại.
Anh Huỳnh Ngọc Thu (người bên phải) trong trang trại nuôi cá tầm của gia đình.

Trại cá tầm bên dòng suối mát

Với lợi thế về điều kiện khí hậu và nguồn nước lạnh dồi dào, những năm gần đây, ở xã Rô Men, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã phát triển mạnh nghề nuôi cá nước lạnh. Nằm cách trung tâm huyện không xa, bên dòng suối mát, trang trại nuôi cá tầm của anh Huỳnh Ngọc Thu là mô hình có tiếng ở vùng đất này, hằng năm mang lại thu nhập hàng tỷ đồng.
back to top