Thổ

Thổ
  • Tên gọi khác: Người Nhà Làng, Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng...

  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Thổ, thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường trong ngữ hệ Nam Á.

  • Cư trú: Thổ là tộc người cư trú ở vùng trung du và miền núi của 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ vốn là giao điểm của các luồng di cư từ bắc vào nam, từ miền xuôi lên miền ngược, những người tha hương cùng chung cảnh ngộ ấy hòa nhập thành một cộng đồng chung dân tộc Thổ.

  • Lịch sử: Cách đây trên dưới 4.000 năm, có một bộ phận người Việt cổ sống ở vùng trung du và miền núi tỉnh Nghệ An, một phần ở tỉnh Thanh Hóa. Về sau, một nhóm chuyển xuống vùng đồng bằng, dần dần trở thành người Việt; bộ phận khác vẫn ở lại địa bàn cư trú cũ, chính là tổ tiên của người Thổ ngày nay.

"Phố núi" Quỳ Hợp đang vươn mình.

Nghệ An: Huyện miền núi Quỳ Hợp nỗ lực vươn lên

Xuất phát điểm từ một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An, song với nỗ lực, tinh thần tự lập tự cường và quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Quỳ Hợp đã chung lưng đấu cật, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.
[Ảnh] Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An

[Ảnh] Lễ Bốc Mó của dân tộc Thổ ở Nghệ An

Lễ Bốc Mó (còn có những tên gọi khác là lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm) của cộng đồng dân tộc Thổ ở Nghệ An mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Dân tộc Thổ

Dân tộc Thổ

Người Thổ là 1 trong 4 dân tộc thuộc nhóm Việt-Mường. Ðịa bàn cư trú hiện nay của người Thổ chủ yếu ở vùng trung du và miền núi tỉnh Nghệ An, giao điểm của các luồng di cư xuôi ngược.