Các lễ vật cúng Yàng và thần linh trong Lễ cầu mưa của người Ê Đê.

Lễ cầu mưa của người Ê Đê

Người Ê Đê ở Tây Nguyên có nhiều lễ hội quan trọng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng. Một trong những lễ hội đặc sắc đó là Lễ cầu mưa. Cứ vào tháng 4 hằng năm, thời kỳ cao điểm mùa khô ở Tây Nguyên thì người Ê Đê lại náo nức tổ chức Lễ cầu mưa, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn, mang lại cơm no, áo ấm cho bà con buôn làng. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ê Đê được gìn giữ và phát huy cho đến ngày nay.
1 Trung du và miền núi Bắc Bộ 14 tỉnh, thành
2 Đồng bằng sông Hồng 11 tỉnh, thành
3 Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ 14 tỉnh, thành
4 Tây Nguyên 5 tỉnh, thành
5 Đông Nam Bộ 6 tỉnh, thành
6 Đồng bằng sông Cửu Long 13 tỉnh, thành
7 Hà Nội
8 TP Hồ Chí Minh
  • Diện tích vùng: 116.898 km²
  • Dân số: 14,7 triệu
  • Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển bền vững với nhiều loại tài nguyên, khoáng sản quý, hiếm
  • Diện tích vùng: 21.278 km²
  • Dân số: 23,2 triệu
  • Quy mô kinh tế đứng thứ 2 cả nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển theo hướng hiện đại, quy mô lớn.
  • Diện tích vùng: 95.860 km²
  • Dân số: 20,3 triệu
  • Vùng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển với gần 2.000 km bờ biển (chiếm 60% bờ biển cả nước).
Tây Nguyên
  • Diện tích vùng: 54.548 km²
  • Dân số: 6 triệu
  • Vùng có nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm, chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.
  • Diện tích vùng: 23.600 km²
  • Dân số: 18 triệu
  • Vùng kinh tế có quy mô lớn nhất nước, có thế mạnh kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, khoa học - công nghệ.
  • Diện tích vùng: 39.734 km²
  • Dân số: 17,2 triệu
  • Vùng là trung tâm sản xuất lớn nhất cả nước về nông nghiệp, thủy sản và kinh tế biển
  • Diện tích vùng: 3.359 km²
  • Dân số: 8,4 triệu
  • Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.
  • Diện tích vùng: 2.095 km²
  • Dân số: 9,2 triệu
  • Trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục - đào tạo.
Ðồng bào Hà Lăng biểu diễn cồng chiêng, múa chiêu mừng nhà rông mới.

Lễ mừng nhà rông mới của người Hà Lăng

Người Hà Lăng (một nhánh của dân tộc Xơ Ðăng) gọi nhà rông là Mrao. Ðây là công trình kiến trúc độc đáo thể hiện sự tài hoa, trí tuệ, khát vọng và sức lực của cộng đồng làng. Thông thường, việc làm nhà rông mới của người Hà Lăng chỉ diễn ra khi phải dời làng đến vùng đất khác, hoặc nhà rông cũ bị hư hỏng theo thời gian.
Tổ chức phục dựng, tái hiện lễ nhô dơng của người Cơ Ho Cil.

Lễ cầu mưa của người Cơ Ho Cil

Là cư dân sống chủ yếu bằng làm nương rẫy và theo tín ngưỡng đa thần cho nên trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, người Cơ Ho Cil thường tổ chức nhiều nghi lễ như lễ cúng rừng, phát rẫy, lễ gieo hạt, lễ cầu mùa lúa chín, lễ mừng lúa mới... và lễ cầu mưa. Người Cơ Ho Cil gọi lễ cầu mưa là nhô dơng, nghi lễ tạ ơn các vị thần đã ban cho con người có sức khỏe tốt, mùa màng bội thu và sự bình yên cho gia đình, dòng tộc và buôn làng.
Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ nên trong các cuộc uống rượu cần, phụ nữ là người được uống trước.

Nét đẹp văn hóa rượu cần

Đối với đồng bào Ê Đê cũng như các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, rượu cần giữ vai trò là lễ vật để kính dâng lên thần linh, là vật trung gian giúp con người giao tiếp với các đấng siêu linh; là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn bè, giao kết tình duyên đôi lứa, hẹn hò và nhắn nhủ công việc… Theo lời kể của già làng Ama Jeny ở buôn Akǒ Dhông (phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) thì trong các nghi thức cúng ở gia đình hay cộng đồng buôn làng như: Cúng lúa mới, cúng bến nước, cúng sức khỏe hay cúng cầu mưa… đồng bào Ê Đê đều uống rượu cần.
Ngày đầu năm mới, đồng bào Ê Đê sum vầy bên bếp lửa uống rượu cần, thưởng thức món canh bột lá yao và trò chuyện rôm rả.

Canh bột lá yao trong ngày Tết của người Ê Đê

Trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc, đến với Tây Nguyên, nhiều người không chỉ ấn tượng bởi cảnh thác nước, núi rừng thiên nhiên hùng vĩ, những nương rẫy cà-phê bạt ngàn trổ bông trắng xóa mà còn bị thu hút bởi những món ăn lạ mang đậm hương vị núi rừng của đồng bào dân tộc Ê Đê, trong đó, phải kể đến món canh bột lá yao. Đã ăn món này thì thật khó quên.
Nghệ nhân xã Ia Pết (huyện Đắk Đoa) trình diễn kỹ thuật đan lát tại Ngày hội sắc màu văn hóa Gia Lai.

Nghề đan lát của người Jrai

Từ bao đời nay, nghề đan lát tạo nên những vật dụng rất gần gũi, gắn bó và không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Vừa tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, nghề đan lát truyền thống vừa lưu giữ nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số trên miền đất đại ngàn.
Điệu tamya (múa) kết nối gái trai của người Chu Ru.

Tục bắt chồng của người Chu Ru

Giống như nhiều dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên, người Chu Ru ở Lâm Đồng theo chế độ mẫu hệ trong hôn nhân, gia đình. Khi cô gái Chu Ru đến tuổi cập kê, nếu đã để ý được chàng trai mà mình “ưng bụng” sẽ thưa với cha mẹ để nhờ người mai mối, cùng với cậu của mình đem lễ vật đến nhà trai làm lễ xem mắt.
Lễ chúc sức khỏe để bày tỏ lòng biết ơn, cầu chúc sức khỏe, cầu gia đình làm ăn thuận lợi, may mắn.

Lễ chúc sức khỏe của người Gia Rai

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, việc chúc sức khỏe cho người lớn trong gia đình là việc rất quan trọng và thường được tổ chức chu đáo, vào những độ tuổi 40, 50, 60. Trong tập quán của người Gia Rai, lễ chúc sức khỏe tùy theo độ tuổi người được chúc mà chọn lựa số lễ vật hiến sinh. Lễ chúc sức khỏe, dù không bắt buộc, vẫn được con cháu thực hiện cho ông bà, cha mẹ để bày tỏ lòng biết ơn, cầu chúc sức khỏe, cầu gia đình làm ăn thuận lợi, may mắn.
Dân làng người Cơ Ho Srê múa mừng nhô wèr bên chân ruộng.

Nghi lễ “nhô wèr” của người Cơ Ho

Trong chu kỳ sản xuất nông nghiệp, cụ thể là nghề trồng lúa nước, người Cơ Ho nhóm Cơ Ho Srê (★) ở tỉnh Lâm Đồng, thường thực hiện nhiều nghi lễ theo chu kỳ phát triển của cây lúa. Trong đó, “nhô wèr” là lễ uống kiêng cữ, nghi lễ uống mừng cây lúa bước vào thời kỳ làm đòng.
Nghệ nhân Ya Tuất chế tác khuôn đúc nhẫn bạc và sản phẩm srí.

Chiếc nhẫn thiêng của người Chu Ru

Srí, tiếng Chu Ru có nghĩa là chiếc nhẫn. Ðối với người Chu Ru, chiếc nhẫn không chỉ là của hồi môn, đồ trang sức, mà còn là tín vật không thể thiếu trong hôn ước, là vật thiêng trong tình yêu đôi lứa. Khi trai gái đã trao nhẫn đính ước cho nhau có nghĩa là trao sự kết nối trọn đời.
Cây nêu trong Lễ mừng nhà rông mới của người Hà Lăng.

Cây nêu của người Hà Lăng

Người Hà Lăng, một nhánh của dân tộc Xơ Đăng, hiện sinh sống tại xã biên giới Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum luôn tự hào về cây nêu của dân tộc mình. Cây nêu của người Hà Lăng có thể xem là một tác phẩm nghệ thuật, hội đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc đến nghề thủ công truyền thống.
Lễ cúng và đeo vòng đồng cho bà mẹ mang thai của người Ê Đê. (Ảnh BẢO TÀNG ĐẮK LẮK)

Ý nghĩa của vòng đồng trong nghi lễ của người Ê Đê

Đối với người Ê Đê ở Tây Nguyên, việc sử dụng vòng đồng vừa là trang sức, vừa là vật chứng trong các lễ cúng, lễ kết nghĩa, lễ cưới… Thông qua các nghi lễ, có thể thấy ý nghĩa quan trọng của chiếc vòng đồng vừa mang yếu tố văn hóa, vừa mang yếu tố tâm linh gắn với các nghi lễ vòng đời của con người.
Những chàng trai Cơ Ho dạy sơn nữ đánh chiêng.

Tiếng chiêng sơn nữ

Thông thường, trong các lễ hội truyền thống của người Cơ Ho chỉ thấy những người đàn ông chơi chiêng, nữ giới thường biểu diễn dân vũ. Song, ở vùng đất phía nam Tây Nguyên, tiếng chiêng vang lên từ những đôi tay sơn nữ đã không còn xa lạ với nhiều người.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ðắk Lắk tổ chức phục dựng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ Mừng thọ của người Mơ Nông tại buôn Ðung (xã Ðắk Phơi, huyện Lắk).

Lễ mừng thọ của người Mơ Nông

Cùng với nhiều nghi lễ, nghi thức của một vòng đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, với quan niệm tín ngưỡng đa thần, người dân tộc Mơ Nông ở huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk đặc biệt coi trọng nghi lễ mừng thọ. Ðây là nghi lễ thể hiện được sự biết ơn đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người.
Giọt nước (nơi lấy nước) là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của dân làng.

Lễ cúng giọt nước của đồng bào Gia Rai

Cho đến nay, đồng bào Gia Rai ở tỉnh Gia Lai vẫn duy trì được nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống quan trọng như lễ cúng nhà mồ, lễ mừng lúa mới, lễ cúng giọt nước..., trong đó, lễ cúng giọt nước là một trong những nghi lễ quan trọng nhất, vì họ quan niệm giọt nước là mạch nguồn của sự sống.
Đồng bào dân tộc Cơ Ho thi giã gạo trong Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng.

Hành trình hạt lúa của người Cơ Ho Srê

Không biết tự bao giờ, tổ tiên người Cơ Ho Srê sống bằng nghề trồng lúa rẫy và lúa nước. Nhưng có lẽ, nghĩa của từ “Srê” là “ruộng”, người Cơ Ho Srê tự gọi mình là “cau Cơ Ho Srê” (người Cơ Ho làm ruộng nước), cho nên lúa nước mới đích thực là cây trồng quan trọng với đời sống của họ từ bao đời nay. Quá trình phát triển lúa nước của đồng bào Cơ Ho Srê có thể dựa theo sử thi và hàng trăm bài văn tế cúng Thần lúa (Yàng kòi) của các dân tộc nam Tây Nguyên.
Cô dâu Ê Đê và đoàn rước rể trên đường từ nhà gái sang nhà trai.

Lễ hỏi chồng của người Ê Đê

Dân tộc Ê Đê mang đậm chế độ mẫu hệ, cho nên người con gái có vai trò đặc biệt trong gia đình, trong đó quyền cưới chồng là một trong những quyền quan trọng. Đây là nét văn hóa truyền thống thể hiện rõ chế độ mẫu hệ trong hôn nhân của dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng.
Phong tục mời rượu ghè, không thể thiếu trong các dịp lễ, hội hoặc khách đến nhà của đồng bào Bahnar.

Phong tục uống rượu ghè đón khách quý của người Bahnar

Rượu ghè là thức uống không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hiện nay, thức uống này rất phổ biến và được bày bán rộng rãi. Với đồng bào Bahnar ở Gia Lai, rượu ghè được đem ra uống khi trong nhà hoặc buôn làng có việc như: Cúng Yàng, lễ bỏ mả, làm nhà, cưới hỏi, mừng lúa mới…hoặc có khách quý đến chơi.
Tái hiện lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru ở huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng.

Lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru

“Mừng lúa mới” là nghi lễ nông nghiệp cổ truyền của các tộc người gắn bó với cây lúa rẫy, lúa nước ở miền đất đại ngàn Tây Nguyên. Theo chu kỳ canh tác cây lúa, sau khi thu hoạch xong, họ thường tổ chức nghi lễ “mừng lúa mới” và mỗi tộc người có nghi thức tổ chức khác nhau. Với người Chu Ru, tộc người rất giỏi dẫn thủy nhập điền để canh tác lúa nước, lễ hội pót bơdai bơrhau - “mừng lúa mới” thường được buôn làng đứng ra tổ chức với quy mô lớn.
Chiếc gùi luôn gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Gùi góp gạo trong tang ma của người Mnông

Gùi là vật dụng phổ biến trong sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ở miền đất này có khá nhiều loại gùi; trong đó, chiếc gùi dùng để góp gạo trong tang ma của người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có nét văn hóa độc đáo riêng.
Nghệ nhân Ưu tú A Gông (bên phải) đang truyền dạy lại kỹ năng tạc tượng cho người dân trong làng.

Tượng gỗ của người Mơ Nâm

Theo quan niệm của người Mơ Nâm (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng), tượng gỗ dân gian là vật linh thiêng gắn liền với các lễ hội và để những người đang sống tưởng nhớ những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền với người thân đã mất. Tượng gỗ còn là sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, thể hiện lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc mình.
Cây nêu của đồng bào Ê Đê tại Bảo tàng Đắk Lắk.

Cây nêu trong đời sống của người Ê Đê

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê nói riêng, cây nêu là biểu tượng của tâm linh, là cây vũ trụ, trục nối giữa đất với trời, là vật không thể thiếu trong các nghi lễ, lễ hội truyền thống. Chính vì vậy, cây nêu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống, được người Ê Đê trân trọng, gìn giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Ông Ha Pall hướng dẫn cách cài nan tạo hoa văn trên gùi cho lớp trẻ.

Nghệ thuật đan gùi hoa của người Cơ Ho

Nghề đan lát của người Cơ Ho có từ bao giờ, ít ai còn tường tận. Chỉ biết rằng, những chàng trai, cô gái miền sơn cước khi đôi chân đã biết đi rừng, lên rẫy gieo hạt lúa mẹ, họ đã được ông bà, cha mẹ truyền nghề truyền thống. Trong đó, đan gùi hoa được xem là một "kỹ nghệ", đòi hỏi sự tỉ mẩn và sáng tạo.
Nghi thức cúng Yàng ở nhà rông.

Lễ “mở cửa kho lúa” của người Rơ Măm

Người Rơ Măm là một trong số những dân tộc rất ít người ở tỉnh Kon Tum, chủ yếu quần tụ tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy. Trong đời sống của người Rơ Măm, cùng với nhiều lễ hội như: lễ cưới, lễ bỏ mả, lễ mừng nhà rông mới và các nghi lễ gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp như trỉa lúa, lúa lên, thu hoạch lúa…, thì lễ mở cửa kho lúa là lễ hội lớn nhất, đánh dấu sự kết thúc của một chu kì sản xuất lúa rẫy.
Điệu tamya quyến rũ của người Chu Ru.

Điệu tamya kết nối cộng đồng

Sau thời gian dài rơi vào quên lãng, những điệu dân vũ tamya của người Chu Ru bỗng hồi sinh mạnh mẽ. Người già dạy cho lũ trẻ, lũ trẻ lại kết nối, lan tỏa để những vũ điệu tamya arya, t’rumpô, păhgơnăng… mãi đong đưa, góp phần gắn kết cộng đồng các dân tộc trên cao nguyên.
Nhà rông làng Ốp (phường Tây Sơn, TP Pleiku), nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của người dân. (Ảnh Đức Thụy)

Lễ cúng nhà rông

Theo phong tục của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, nhà rông không chỉ là nơi sinh hoạt, hội họp, tổ chức các lễ hội của cộng đồng mà còn là chốn linh thiêng, biểu tượng văn hóa, tín ngưỡng chung của cộng đồng. Sau khi di dời hay tu sửa lại nhà rông, một lễ cúng Yàng (Thần) phải được tổ chức.
Nghe người già kể khan.

Khúc tự tình miền sơn cước

Từ chốn rừng thiêng, trập trùng núi của miền đất huyền ảo, những bài sử thi, dân ca, dân vũ ra đời hòa cùng điệu chiêng, nhịp trống, điệu rơkel, m’buốt... Người Tây Nguyên có thể một mình lang thang đi tìm lời ru nguồn cội, rong chơi tháng ngày trong mùa lữ hành; trong những mùa đi, mùa ở, họ đều cất lên những lời tình tự.
back to top