Thời tiết vùng cao Sơn La mùa này thật lạ, sáng sớm những làn mây trắng bạc phủ kín các đỉnh núi kèm cái lạnh cắt da cắt thịt. Trưa xuống, mây tan dần nhường chỗ cho nắng ấm. Chiều buông là thời điểm của hơi lạnh cùng những làn sương trắng trôi bồng bềnh giăng khắp các bản vùng cao. Đêm xuống, nhiệt độ giảm sâu với cái lạnh đặc trưng vùng cao… Chúng tôi đón Tết với đồng bào H’Mông ở bản Tà Số 1 và Tà Số 2, xã Chiềng Hắc, Mộc Châu vào ngày như thế.
Chiều 24/12, tại Bảo tàng Đà Nẵng, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức trưng bày, trình diễn di sản nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Theo Tổng cục Thống kê, năm 1979, nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm số đông, vào khoảng 85,4% dân số Việt Nam. 53 dân tộc còn lại được gọi là thiểu số, chiếm khoảng 14,6% dân số cả nước (14.119.256 người) .
a. Văn hóa là tinh hoa của mỗi dân tộc K hái niệm văn hóa có rất nhiều định nghĩa, sau Thế chiến thứ hai - một thời kỳ ồn ào, xáo động của các nhà văn hóa học, nhiều người đã nhận ra rằng cách tiếp cận hệ thống về văn hóa có nhiều ưu điểm hơn cả. Văn hóa là cả một hệ thống tổng thể quy định con đường sống của một dân tộc.
Ngày 2/3/1979, Tổng cục Thống kê nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố, nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh (Việt) chiếm hơn 85,4% tổng dân số toàn quốc, là một dân tộc được hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay thuộc miền bắc Việt nam.
Cách mạng tháng Tám thành công cùng với việc xây dựng một nhà nước mới của giai cấp công nông đã xóa bỏ sự không đồng đều về mặt chính trị. Các dân tộc ở nước ta đều có quyền bình đẳng về mặt pháp luật.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc gắn với lịch sử hình thành, phát triển đất nước Việt Nam. Nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển các dân tộc không thể tách rời lịch sử hình thành, phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm cả dân tộc đa số và các dân tộc thiểu số.
Vào tháng 12 hằng năm, đồng bào Gia Rai tỉnh Gia Lai lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, một trong những lễ hội độc đáo của dân tộc mình. Lễ mừng lúa mới được tổ chức sau khi thu hoạch xong vụ mùa với ý nghĩa tôn vinh hạt thóc của các thần linh (Yang) ban cho dân làng và cầu mong các thần linh ban cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc.
Lần đầu tiên chị Lô Thị Mai, người dân tộc Thái Thanh ở bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An ra Hà Nội trình diễn nghệ thuật dệt vải, và chị đã rất ngạc nhiên khi có nhiều người quan tâm đến trang phục của dân tộc mình đến vậy.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ đã ra quyết định về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, nghệ thuật cồng chiêng của dân tộc Cor có tính đại diện, thể hiện được bản sắc văn hóa, mang đậm dấu ấn và sức sống riêng của cộng đồng người sinh sống trên dải Trường Sơn hùng vĩ.
Tối 3/12, tại Viện Goethe Hà Nội, các nghệ nhân của 3 dân tộc H'Mông, Thái, Châu Mạ từ các tỉnh Hà Giang, Nghệ An và Lâm Đồng đã lần đầu tiên trình diễn cho công chúng Hà Nội nghệ thuật dệt truyền thống của dân tộc mình.
NDO - Đã từ rất lâu dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang hình thành và lưu giữ được một nền văn hóa đa dạng và phong phú, trong đó đáng nói đến là nghề dệt thổ cẩm. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Đồng bào dân tộc Tày ở vùng núi phía bắc có nhiều món ăn độc đáo, mang đặc trưng của vùng miền và văn hóa dân tộc. Trong đó, món bánh dày được biến tấu ở mỗi vùng mỗi khác nhưng vẫn rất đặc biệt và ngon miệng, để lại ấn tượng đối với những ai đã từng được nếm qua.
Khi người con trai lập gia đình ở một nơi xa nhà, anh sẽ tìm thấy ở đó một gia đình mới, với những người thân mới, mà không phải gia đình nhà vợ. Đó là gia đình kết nghĩa, với Mẹ kết nghĩa và những anh chị em coi anh như người thân. Tục kết nghĩa Mẹ-Con của người Ê-đê không chỉ có ý nghĩa trong gia đình mà còn cả trong cộng đồng.
Nằm ở phía tây của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì được biết tới là huyện vùng cao biên giới, với núi non trùng điệp và những bản làng lần khuất trong sương mù. Theo phiên âm tiếng Hán, Hoàng Su Phì là "vỏ cây vàng". Bởi theo truyền thuyết của người La Chí, khi đất trời còn gần nhau thì bất ngờ có một trận đại hồng thủy xảy ra, tất cả đều bị vùi lấp, chỉ còn một loại cây màu vàng sống được và con người đã lấy loài cây đấy làm nhà. Từ đó, người ta gọi Hoàng Su Phì là miền đất vỏ cây vàng.
Nghi lễ cắt tóc và đặt tên cho con của cộng đồng người Chăm Islam là một trong những nghi lễ quan trọng trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, được đồng bào lưu truyền và gìn giữ qua nhiều năm. Nghi lễ này đánh dấu bước chuyển tiếp của đứa trẻ và xác nhận sự gia nhập tôn giáo đối với một thành viên mới trong cộng đồng.
Ngày 18/11, tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND các tỉnh miền núi phía bắc khai mạc Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số khu vực phía bắc lần thứ nhất năm 2022.
Người Khmer xem âm nhạc và múa là cầu nối giữa âm và dương. Với người Khmer, múa rom vong (hay còn gọi là múa lâm thôn) là dịp để thể hiện tình đoàn kết cộng đồng.
Chiều 29/10, tại thác Pa Sỹ, huyện Kon Plông, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum chủ trì, phối hợp nhà thiết kế thời trang Minh Hạnh tổ chức Chươngtrình biểu diễn áo dài và thời trang thổ cẩm Tây Nguyên.
Theo quốc lộ 279 uốn lượn như dải lụa mềm, chúng tôi lên đến độ cao hơn 1.000m so mực nước biển, thì bất ngờ hiện ra trước mắt một khoảng trời mênh mang, gió hun hút, gầm gào, chính là “cửa gió” trên đỉnh đèo Khau Co hùng vĩ.
Giữa dòng chảy cuộc sống bận rộn này, nhiều khi, ta không nhận ra văn hóa đang được thực hành như chúng ta hằng biết. Tuy vậy, khoảnh khắc nhận ra văn hóa đã, đang và có thể sẽ khác cũng là một cơ hội để ta nhìn nhận sâu sắc hơn về văn hóa của chính mình.
Cũng như các dân tộc khác, người Thái đen ở huyện biên giới Sông Mã, tỉnh Sơn La, có kho tàng văn hóa dân gian khá phong phú và đa dạng với nhiều lễ hội độc đáo như: Mừng cơm mới, Xên bản, Hạn khuống… Trong đó, đặc sắc nhất phải kể đến lễ hội Xên Lẩu Nó.
Trống sành là nhạc cụ quan trọng để thực hiện các bài cúng thần linh, làm lễ cầu mưa, cầu mùa, cầu may, cầu mát của người Cao Lan. Loại nhạc cụ quý này đang cần được bảo tồn để phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Cao Lan.
Không giống như cồng chiêng chủ yếu được biểu diễn trong các sự kiện mang tính cộng đồng, tiếng đàn ting ning có thể vang lên từ mỗi ngôi nhà, ngoài rẫy hay bên bờ suối với những giai điệu đắm say như một "cây đàn tình" của bà con Tây Nguyên.
Dù phải rời bỏ ngôi làng thân thương do thiên tai, dịch bệnh, lựa mảnh đất mới cho mình, nhưng những gì là hồn vía, là tập tục lâu đời của người Ca Dong vẫn được tuân thủ gần như tuyệt đối.
Páo dung trong tiếng Dao nghĩa là ca hát. Qua những câu hát Páo dung giản dị, mộc mạc, nhiều thế hệ người Dao đã nối nhau truyền tải tâm tư, tình cảm, ước muốn và khát vọng của mình.
Cư trú rải rác, xen lẫn các dân tộc ít người khác, song dân tộc Sán Chay vẫn hình thành cho mình một bản sắc văn hóa riêng. Họ có nhiều làn điệu dân ca và nhạc cụ đặc sắc.