Kể từ năm 1976, khi Quốc hội Mỹ bắt đầu thực hiện quy trình xem xét dự toán ngân sách hoạt động, đã 20 lần Chính phủ Mỹ phải "đóng cửa" tạm thời. Nhưng, chưa bao giờ trong lịch sử, có một Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị bãi nhiệm.
Khi Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian liên tục phát đi những thông điệp về chuyện Iran sẵn sàng quay trở lại với Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), có lẽ, một trong những câu chuyện "tốn giấy mực" của giới quan sát quốc tế nhất trong vòng 5 năm qua đã thật sự có những bước tiến triển lạc quan.
Tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78, Việt Nam mang đến nhiều thông điệp lớn, tiếp tục khẳng định sự tham gia chủ động, tích cực và đóng góp có trách nhiệm, hiệu quả vào các vấn đề toàn cầu.
Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 43 cùng các hoạt động liên quan đã chính thức khai mạc ngày 5/9. Bên cạnh rất nhiều vấn đề quan trọng, việc đặt mục tiêu tăng cường hợp tác, kết nối ASEAN cùng các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (Indo-Pacific), đưa ASEAN trở thành "tâm điểm của tăng trưởng" được xác định là một trong những trọng tâm của chương trình nghị sự.
Mười năm qua, những mâu thuẫn xoay quanh vấn đề xây dựng đập thủy điện Đại Phục Hưng mà Ethiopia tiến hành chưa bao giờ thật sự lắng dịu. Song, đến thời điểm này, có lẽ đã đến lúc cả ba quốc gia Đông Bắc Phi thuộc lưu vực sông Nile nhận ra: Đàm phán để cùng chia sẻ lợi ích của con đập khổng lồ ấy, chắc chắn tốt hơn việc duy trì tình trạng bế tắc trong căng thẳng kéo dài.
"Tôi sẽ cố gắng hết sức, và làm việc không mệt mỏi, để cải thiện cuộc sống cho người dân Thái Lan" - ngày 22/8, Thủ tướng đắc cử Srettha Thavisin cam kết. Sau khoảng thời gian bế tắc chính trị kéo dài, có thể tin tưởng, đã đến lúc quốc gia này "tăng tốc", hướng về phía tương lai.
"Chúng tôi luôn muốn tất cả các bên tuân thủ đầy đủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015", Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amirabdollahian tuyên bố, ngày 14/8. Sau một chuỗi những động thái "hạ nhiệt" từ cả hai phía, trong quan hệ Mỹ-Iran, dường như, tình trạng bế tắc của các cuộc đàm phán đã bắt đầu thay đổi, theo hướng tích cực.
Khi nước lũ tàn phá nông nghiệp ở Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại về nguy cơ thiếu hụt lương thực ở đất nước 1,4 tỷ dân ấy, nhu cầu hồi sinh thỏa thuận mang tên Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen lại càng trở nên bức thiết đối với toàn thế giới.
Vừa khép lại tại Rome (Thủ đô Italy) ngày 26/7, Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về hệ thống lương thực toàn cầu chỉ ra và nhấn mạnh một thực tế nghiệt ngã: Hơn 780 triệu người trên khắp thế giới đang rơi vào tình trạng thiếu lương thực, trong khi khoảng 30% lương thực toàn cầu bị lãng phí hoặc thất thoát.
Từ những lời tuyên bố đến hành động luôn là cả một khoảng cách rất dài. Tuy nhiên, khi hai cường quốc kinh tế số 1 và số 2 thế giới cuối cùng cũng đã thống nhất được với nhau, về khả năng hợp tác nhằm chống đỡ và ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu, thì dù sao, hy vọng cứu rỗi hành tinh này cũng trở nên khả quan hơn nhiều.
Bóng đen ấy vẫn luôn hiện hữu, và tình hình thậm chí hoàn toàn có thể trở nên trầm trọng hơn. Kể cả khi Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen được tiếp tục gia hạn sau ngày 17/7, vẫn sẽ có hàng trăm triệu người trên thế giới bị cuốn vào vòng xoáy tàn khốc của cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, cũng chính là những thảm họa nhân đạo đang đợi sẵn.
Không quốc gia nào đáng phải nhận sự lựa chọn giữa hai vấn đề: giải quyết tình trạng nghèo đói và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó là tuyên bố của đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tại Hội nghị cấp cao Hiệp ước Tài chính toàn cầu mới, vừa khép lại tại Paris. Hội nghị đã đạt được một số bước tiến nhất định, tuy nhiên, diễn biến thực tế lại đang khiến những chặng đường dường như mỗi lúc một trở nên xa hơn gấp bội.
Nguy cơ "vỡ nợ" đã được dập tắt, đối với nước Mỹ. Tuy vậy, những ngày căng thẳng vừa khép lại vẫn sẽ là một tiếng chuông cảnh báo, về những cạm bẫy chính trường, đối với đảng Dân chủ và cá nhân Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Có thể đó không phải là giấc mơ của toàn bộ người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Song, với việc đương kim Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tái đắc cử, trong nhiệm kỳ 5 năm tới, đất nước ấy vẫn sẽ tiếp tục vươn lên trong vai trò là một cường quốc khu vực, đủ sức tác động đến không ít điểm nóng trên bản đồ địa chính trị thế giới.
Ngày 24/5, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) triệu tập một phiên họp khẩn cấp. Mục tiêu hướng tới là bàn thảo phương thức giải quyết các "diễn biến nguy hiểm" ở Jerusalem, cũng như những hành động leo thang của Israel trên khắp các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.
Diễn ra từ ngày 19 đến 25/5, Hội nghị cấp cao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), hơn lúc nào hết, đang trở thành tâm điểm chú ý của giới quan sát quốc tế. Không chỉ vì những chiến lược đối ngoại cấp thiết sẽ được đưa ra, mà còn bởi chính phương Tây hiện tại cũng đang phải đối diện với không ít vấn đề, đặc biệt là ở lĩnh vực kinh tế.
Ngày 7/5, Liên đoàn Arab (AL) công bố quyết định khôi phục tư cách thành viên của Syria. Ngày 9/5, Syria và Saudi Arabia-quốc gia lãnh đạo AL- nhất trí nối lại hoạt động của các phái bộ ngoại giao giữa hai bên. Nhưng, trước đó một ngày, theo Hãng thông tấn TASS (Nga), Nhà trắng thông báo: Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định gia hạn một năm các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Syria…
Ngày 1/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo rằng ông sẽ triệu tập bốn nhà lãnh đạo hàng đầu của Quốc hội Mỹ, bao gồm: Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện Hakeem Jeffries, lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Chuck Schumer cùng lãnh đạo đảng Cộng hòa Mitch McConnell. Nếu họ không thỏa thuận được với nhau, Chính phủ Mỹ sẽ có nguy cơ vỡ nợ.
Ngày 18/4, Ủy ban châu Âu (European Commission-EC) đã thông qua đề xuất về quy định "Đoàn kết mạng", trong đó có việc tạo ra một dạng "lá chắn mạng châu Âu", nhằm phát hiện và chống lại các mối đe dọa có thể xảy ra từ mạng ảo.
Duy trì tăng trưởng nhờ năng lượng xanh thật sự là một bài toán không dễ giải, ngay cả với một quốc gia phát triển hàng đầu châu Âu và thế giới như Đức. Kể từ chủ nhật 15/4, ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng của nước Đức sẽ không còn hoạt động, bất chấp những bóng mây đen khủng hoảng năng lượng vẫn đang vần vũ.
"Giờ đây, chúng ta có thể tuyên bố rằng Phần Lan đã trở thành thành viên thứ 31 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)!", Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ tuyên bố ngày 4/4, theo AFP.
"Đừng nói với tôi là chúng ta không thể cùng nhau làm gì nhiều hơn nữa! Một lần nữa, tôi kêu gọi Quốc hội thông qua dự luật cấm vũ khí tấn công. Hãy thông qua nó! Đây không nên là một vấn đề đảng phái" - Đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden lên tiếng ngày 27/3 (theo Bloomberg), ngay sau vụ xả súng trường học mới nhất tại thị trấn Nashville (bang Tennessee). Và trong lời kêu gọi ấy, dường như, những khúc mắc chính trường cốt lõi quanh câu chuyện này cũng đã gián tiếp được phơi bày.
Ngày 13/3, tại California (Mỹ), ba nhà lãnh đạo quốc gia gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã ra một tuyên bố chung, chính thức ra mắt dự án tàu ngầm hạt nhân AUKUS. Như Thủ tướng Anh đánh giá, đây là "quan hệ đối tác quốc phòng đa phương quan trọng nhất trong nhiều thế hệ".
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Thảm họa động đất và những dư chấn có thể gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, con số dường như không để lại ấn tượng nào nếu đặt cạnh tổn thất kinh khủng gấp bội của người láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ. Song, một cách ngắn gọn, như Giám đốc WB phụ trách khu vực Trung Đông Jean-Christophe Carret nhận định: Các tổn thất này càng làm trầm trọng thêm những đau khổ và sự tàn phá mà người dân Syria phải chịu đựng trong nhiều năm qua.
Theo đánh giá sơ bộ mà Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 27/2, sau những trận động đất kinh hoàng liên tiếp ập tới, không tính đến mất mát về con người, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải hứng chịu thiệt hại vật chất lên tới 34,2 tỷ USD.
Thông điệp Liên bang hằng năm mà Tổng thống Nga Valdimir Putin đọc trước Duma Quốc gia Nga luôn thu hút sự chú ý của giới quan sát toàn cầu. Và năm nay, khi ông tuyên bố rằng nước Nga tạm dừng tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (NEW START) với nước Mỹ, những viễn cảnh ớn lạnh đã có thể ngay lập tức hiện ra.
Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, khoảng 400 nhà khoa học và chuyên gia khí hậu bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất của Chính phủ Mỹ, về việc xem xét lại một tham số quan trọng trong khâu ước tính thiệt hại từ biến đổi khí hậu. Khi những tổn thất mà tiến trình này gây ra ngày càng trở nên trầm trọng, các kết cấu kinh tế-xã hội cũng cần được hỗ trợ nhiều hơn, đầu tiên là từ sự thay đổi cách đánh giá thiệt hại chi tiết và chuẩn xác hơn.
"Tổng thống sẽ thể hiện rằng ông lạc quan về tương lai đất nước như thế nào", Thư ký Báo chí Nhà trắng Karin Jean-Pierre hé lộ, trước khi Thông điệp Liên bang Hoa Kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ Joe Biden được đọc vào tối 7/2 (21 giờ Bờ Đông nước Mỹ, tức 9 giờ sáng 8/2 theo giờ Việt Nam). Song, bất cứ ai quan tâm đến tình hình chính trị nước Mỹ cũng hiểu: Mục đích quan trọng nhất của thông điệp này chính là việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 2024.
Cần phải bắt đầu ngay lập tức, nếu không muốn tất cả mọi cố gắng đều trở thành quá muộn màng. Châu Phi đang đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất trong lịch sử, theo số liệu ước tính của Liên hợp quốc. Và chính vì vậy, nâng cao năng lực tự chủ chính là cách hữu hiệu nhất để giúp đỡ "Lục địa đen" tiến về phía tương lai.