Văn hóa nay được cả thế giới quan tâm. Các nước có nền văn hóa truyền thống lâu đời không chỉ giữ gìn, mà còn phát huy mạnh mẽ sức mạnh của nó trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; đồng thời quảng bá hình ảnh của mình trong hội nhập và phát triển như một sức mạnh đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa. Người ta gọi nó là "sức mạnh mềm" và so sánh nó còn mạnh hơn cả "sức mạnh cứng". Các nhà nghiên cứu thì coi văn hóa là nền tảng, là nguồn lực nội sinh để phát triển.
Vào quãng những năm 80 của thế kỷ trước, nhà thơ Trần Hòa Bình viết bài thơ "Sơn Tây một phía", trong đó có hình ảnh đứa con trai đi xa nay trở về bên mẹ trong một chiều cuối năm, và nhân vật trữ tình này tự ví: "Chúng con như những chiếc lá bàng phiêu du trong gió". Một câu thơ tưởng vu vơ thế thôi, mà thật đúng với cuộc đời của thi sĩ Trần Hòa Bình vắn số. Như thể, cho đến tận bây giờ chàng thi sĩ lãng tử họ Trần vẫn phiêu du nơi góc bể chân trời...
Chiều buông xuống bên trời, vạt nắng cuối ngày mờ dần đi sau khung cửa sổ. Đã lâu lắm rồi không có mưa, hơi nóng ủ chín những bông xuyên mộc nở muộn làm muôn vàn cánh hoa rực lên như lửa. Cái mầu đỏ lạ lùng ấy khiến trái tim Duyên bất chợt bồn chồn.
Cô xuống xe, đi bộ từ đầu làng. Nắng thênh thang nhẹ. Ngàn vạn đóa sen căng đầy sức sống như đang thân thiện nhìn cô. Chao ôi, sen vẫn đẹp dịu dàng trinh nguyên như bao mùa cũ, chẳng bao giờ đổi thay. Còn cô đã bị giội vào lòng đủ thứ nhọc mệt của đời sống với những toan tính về cuộc sống giàu sang để rồi chuốc lấy nỗi thất vọng. Cô toan tính từ khi còn ở làng, cạnh sen, làm đau cả những cơn gió ân cần và nhẫn nại.
1. Tôi vẫn nhớ những đêm mịt mùng tăm tối, mẹ trở dậy, bừng lên trong cơn mơ hoang dại, chạy về phía con đê ngút ngàn. Tôi sấp ngửa chạy theo mẹ. Đôi chân trần tướp máu.
Hồi đó, nhà tôi ở gần con sông Cầu thơ mộng, cũng "có chiếc cầu nhỏ cong cong" như trong lời bài hát "Chị tôi" của nhạc sĩ Trần Tiến. Cầu bắc qua nhánh sông nhỏ, nối liền nhà máy với khu dân cư xóm Đồng Xe. Dưới cầu là một ống bơm to cỡ hai vòng tay ôm, chạy dài từ trạm bơm nước ở khu vực miếu Hoàng. Đó là nguồn nước vừa để sản xuất, vừa cung cấp cho các hộ dân cư trong khu vực sử dụng sinh hoạt. Dân ở đây quen gọi là Cầu Bơm.
Cứ nghe cơn gió chướng về lòng tôi lại bồi hồi nhớ Hiên da diết. Có lần qua điện thoại, tôi kể với em nghe nỗi niềm ấy, Hiên cười bảo rằng, "chắc ông nhớ đảo Vọng, chứ chẳng phải nhớ cháu đâu". Có lẽ Hiên nói đúng. Không có Hiên, biết đâu những xác thuyền đắm cũng chỉ là những tấm ván mục rữa mà thôi, chẳng phải là những lớp học mà tôi hay gọi là "ổ ấm"!
Xứ gì buồn quá, suốt ngày chỉ nghe tiếng bìm bịp kêu! Hồi mới về làm dâu xứ này, Loan suốt ngày ca cẩm câu đó với chồng. Thổ - chồng cô đã ăn cơm, uống nước xứ này gần bốn mươi năm không biết buồn là gì.
Đêm đã xuống rất sâu, không gian yên tĩnh thoảng qua mùi hương mộc lan dịu ngọt. Phương Trà trầm tư bên khung cửa sổ, ngọn đèn bàn thao thức hắt một khoảng sáng lặng lẽ lên bàn làm việc của chị. Ở đó, giữa những cuốn sách để ngỏ, bên tập tài liệu dày đặc các dòng ghi chú bằng nét mực xanh chân phương, có tấm bản đồ thế giới vừa được mở ra trên màn hình máy tính. Chị bước lại gần, ánh mắt khẽ chạm vào một địa danh nằm giữa châu Phi muôn trùng xa cách: Nam Sudan.
Miền châu thổ nằm ở vùng ngoại ô, gần sông lớn, từ thành phố chạy xe sang chưa đầy nửa tiếng, rất thích hợp cho những cuộc dã ngoại đổi gió. Khánh, chồng tôi, nói chắc như thế, sau khi đã trù liệu mọi việc. Với số tiền bán mảnh đất hương hỏa của các cụ ngay cửa chợ Con, trước kia là đầu làng, được khoản tiền lớn. Cộng với lợi nhuận từ xưởng may công nghiệp của hai vợ chồng, Khánh tìm đến xóm Bãi Ngoài ven sông mua hơn mẫu đất. Hai vợ chồng lên ý tưởng về mô hình ngôi làng cổ ven sông. Vốn là dân chơi đồ cổ và cây cảnh nghệ thuật có nghề nên việc tầm thêm đồ hay mua thêm cây, hoa, Khánh đều xoay xở nhanh. Hai lầu sách Vườn Văn thì với vốn liếng sách của tôi đã gần lấp đầy...
Đợt trước, Châu nhận được một công việc làm thêm khá đặc biệt. Có một gia đình cần người ngủ với mẹ của họ vào ban đêm, đó là người già yếu chứ không bệnh tật gì. Họ cần chăm sóc bà chu đáo, nhưng không ai đủ sức thức dậy mỗi đêm để đem bà đi vệ sinh, pha sữa cho bà uống. Châu nhận lời vì lương khá cao, tương đương khoản lương tám tiếng ngồi văn phòng của cô. Hơn nữa, giấc ngủ vào ban đêm với Châu cũng chẳng nghĩa lý gì.
Ông Tư Còm lụi cụi bợ đuôi xe của khách nhích qua từng chút cho thẳng hàng. Tối ni đông người gửi xe lắm đây, chen được bao nhiêu chiếc cứ ráng chen. Giữ thêm một chiếc sẽ thêm được ba chục ngàn. Mười lần ba chục là ba trăm, mười lần ba trăm là ba triệu. Ông cứ tính miết trong miệng. Được chừng mô hay chừng nớ. Tiền bạc đều phải gom từ con số nhỏ nhất, tích cóp dần dần rồi cũng đủ. Chỉ là, liệu thằng con trai ông có chờ kịp?
Duyên đến Pu San Sa vào một ngày đầu năm, ngang qua những triền núi chìm trong mưa phùn ẩm lạnh. Bản Tà Co nằm cách xa thị trấn hơn nửa ngày đường với mươi nóc nhà rải rác dọc theo thung lũng, hai bên lối đi mọc đầy cây mận rừng, hoa nở từng cánh trắng mỏng manh. Không khí mùa xuân còn vương lại trong tiếng sáo cất lên đâu đó phía sau ngọn đồi, chiếc đu quay đung đưa trong gió và những tấm vải nhà ai vừa giặt phơi trên bờ rào, óng ánh muôn màu sặc sỡ.
NHẬN tin nhắn của ông Khộp, ông Bích đến ngay. Ông Khộp vừa sắm được cây bạch đào, gốc xù xì, khỏe khoắn to như cổ tay người lớn. Cành lá của bạch đào hệt đào bích, đào phai. Hoa bung nở như bông tuyết, trắng tinh khiết như hoa mận. "Chà chà, ông chơi sang thế. Chất quá! Chất quá!". Ông Bích tiến gần, lòng dâng một cảm xúc lạ lẫm. Hoa chào ông bằng mùi hương nhẹ với màu tinh khôi như thể cả tuổi xuân đều tụ cả nơi đó. Ông Khộp xua bàn tay với những ngón mập mạp: "Thường thôi mà ông. Chúng ta có tuổi rồi. Cứ cốt cái sức khỏe và sướng cái tâm đã. Mà cái tâm khỏe thì cơ thể mới khỏe".
Chị một mình co ro trong gian nhà trọ tạm bợ của người dân sống gần khu trại giam. Chỉ một cái chăn đơn mỏng manh với chiếc chiếu trải lên ổ rơm, bình thường chắc chị không chịu nổi bởi từ bé chị đã rất sợ mùa đông, sợ những cơn gió rét buốt đến tím người. Nhưng hôm nay, chị không còn sợ nữa, vì trong kia, con của chị đang phải gồng mình chịu những cơn gió lạnh buốt giữa cái cảnh thiếu thốn của những kẻ tù tội.
DỊP cuối năm nọ, Cương lên vùng núi viết phóng sự, gặp một bà mế Mường sống trong một căn nhà sàn gỗ nhỏ ven bờ suối. Bà mế nuôi một con mèo mẹ trông đẹp như một con hổ vàng, mỗi lứa sinh, nó đem đám con vào rừng để chúng tập săn mồi. Lứa sinh này, nó vừa tha đi hai con, còn một, bà mế cho Cương mang về nuôi.
Những con én giãy giụa trong tấm lưới. Tiếng kêu hoảng loạn. Tiếng đập cánh vô vọng. Ngày càng siết chặt. Bất lực. Đau đớn. Rời rã. Tôi chưa thấy bầy én nào thoát được khỏi tấm lưới. Cũng như tôi, bao nhiêu năm nay vẫn bị trói chặt trong góc nhỏ cô đơn và mốc mác này.
Giống như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước ta, trước khi là cán bộ cách mạng chuyên nghiệp, đồng chí Trường Chinh đã dùng báo chí là phương tiện hữu hiệu để thể hiện tâm nguyện đời mình là "dùng cán bút làm đòn xoay chế độ".
Hắn gọi một chiếc bánh mì thịt, một chai nước có ga. Chị chủ quán thoăn thoắt xẻ đôi bánh, nhét vào ruột vài cọng ngò, dăm miếng giò thái mỏng và thứ nước xốt sền sệt. Chủ quán cười xả lả, đưa chiếc bánh mì cho hắn:
Sớm tinh mơ người bến Mỏi Mòn chưa kịp tỉnh giấc đã nghe lào xào rồi tiếng trống thùng thình. Mấy ông trên thị trấn xuống đưa xấp hình, trong cả trăm lao động Việt bên Cam lục ra đâu được mấy chục người của bến Mỏi Mòn. Già có, trẻ có. Người đi trước phải dụ được người đi sau không là nó đánh chết. Chết thì nó đào mồ chôn trong rừng, không thì thả xuống sông. Có tiền chuộc ba trăm triệu thì mới thả người về. Tiếng khóc ào ạt. Người gọi thằng Tí, người kêu con Mén. Trời ơi những đứa con phù sa!
Tập thơ Vang âm tiếng sóng của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh bao gồm những bài thơ ông viết từ năm 2020. Chỉ mới hơn hai năm mà ông đã sáng tác được số lượng thơ khá lớn như vậy - đó là một việc không dễ dàng một chút nào, nhất là với người đã vào tuổi "xưa nay hiếm". Với sức sáng tạo như thế, tôi nghĩ rằng: Bởi mỗi bước đi của ông, mỗi một ngày ông sống đều ngập tràn cảm hứng trước cuộc sống của con người, của dân tộc. Thơ ca như hiện diện mọi nơi trên mảnh đất này chỉ đợi ông bước đến và cất tiếng. Hơn hai năm qua có biết bao biến động, bao sóng gió và bao thách thức đối với mỗi con người Việt Nam và đối với cả dân tộc. Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh cũng là một con người đi qua những biến động, những sóng gió, những thách thức như mọi người Việt Nam khác. Nhưng có một điều vô cùng đặc biệt mà tôi nhận ra là: Ông đi qua tất cả mọi điều đó và làm cho tất cả những điều đó vang lên như những tiếng chuông của niềm vui và hy vọng. Đấy chính là bản chất của văn chương ở mọi thời đại trong lịch sử nhân loại. Văn chương làm cho con người mang khát vọng sống lớn lao dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào của lịch sử.
Đầu giờ sáng cuối thu năm 1996, tôi nhận điện thoại của anh Vũ Đức Đam (lúc đó là Thư ký của Thủ tướng Võ Văn Kiệt) báo tin: "Nếu Tổng Biên tập không bận họp thì Thủ tướng mời anh Hồng Vinh lên làm việc".
Ngày 27/4/2022. Khi bà Vinh khệ nệ bê ra những chân máy, giá đỡ và các dụng cụ in, phóng ảnh; các máy ảnh cũ... đặt đầy trên sàn nhà và mặt bàn, ông lão 80 với đôi mắt tinh anh, vẻ mặt quắc thước, nhưng thân thể đã tiều tụy vì mấy năm nay đang mang trong mình bệnh ung thư trực tràng, nhìn kỹ từng thứ một rồi rưng rưng nói:
- Tất cả những thứ ni đã giúp tui làm nên quyển sách ni. Đây là cuộc đời tui và cuộc đời tui chỉ có rứa đó!
1 Ông Sâm từ từ mở mắt. Mùi dầu gió xộc vào mắt vào mũi cay xè. Thấy nhòe nhòe trước mặt. Khối hình chập chờn đung đưa, nhảy nhót trong cái nắng rờ rỡ chiếu thẳng từ ngoài sân vào. Một chốc, nó tụ lại, khẽ lay động rồi đứng yên. Ông cố nhướn mắt mở thật to. Thì ra là bà Cầm đang đứng trước mặt ông. May quá, ông tỉnh rồi. Ông Sâm cảm giác đầu còn hơi váng vất. Muốn ngồi dậy mà cứ thấy chân tay bủn rủn, toàn thân tròng trành. Ông cố nhớ lại những gì đã xảy ra.
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa. Ngày trước, núi rừng xơ xác, tan hoang bởi tập quán du canh, du cư; "phát, đốt, chọc, tỉa" của đồng bào dân tộc thiểu số nơi này. Bây giờ, trên những vạt đồi, cây xanh lên mơn man, và những nẻo đường thơm nức hương quê, với những sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít tố nữ…
Mẹ dẫn tôi đến căn hộ ở tầng ba mươi. Việc chính là nấu cơm, trông nom cậu chủ bị tật một chân trong cuộc đua ô-tô. Ông chủ bảo: "Nếu làm sáng thì nấu ăn cả ngày, nếu làm cuối chiều thì nấu ăn tối, để cả thức ăn cho trưa hôm sau. Lương tháng tám triệu". Bà chủ đỏng đảnh rót thêm vào tai tôi, rằng làm tốt thưởng thêm. Tôi vâng, lại gần làm quen với Châu. Anh ngồi bất động như tấm bia đá.