Trong thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, sáng 9/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh: "Tôi kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào ta ở trong và ngoài nước trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và khả năng, điều kiện tiếp tục phát huy mạnh mẽ "tình dân tộc, nghĩa đồng bào" hỗ trợ cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất, đến tận tay các gia đình bị thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra".
Lời Tòa soạn - Sau ba năm thua lỗ do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, năm 2023, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã có lãi gần 100 tỷ đồng. Việc VNR đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân 4,7%/năm trong giai đoạn 2024-2025, cho thấy tín hiệu tích cực từ một doanh nghiệp vốn lâu nay thường được dẫn ra làm thí dụ cho tình trạng trì trệ, lạc hậu, hiệu suất kinh doanh kém.
Với gần 150 năm lịch sử, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km, đi qua 34 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, tuyến đường sắt bắc-nam dài 1.726 km đã được Lonely Planet (Australia) - tạp chí lớn nhất thế giới về hướng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch bình chọn là tuyến đường sắt đẹp nhất, đáng trải nghiệm nhất thế giới.
Những bước đi vững chắc trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa, sự gia tăng về quy mô, tốc độ và chất lượng tăng trưởng, cùng những tiến bộ trong quản trị doanh nghiệp đã tạo cơ hội cho đường sắt phát huy thế mạnh của vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn, độ chính xác cao. Đây chính là thời cơ chín muồi để đầu tư cho đường sắt… góp phần quan trọng vào việc giảm chi phí logistics, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Con số 43 triệu giờ hành khách ở trên tàu trong năm 2023 và 27 triệu giờ trong sáu tháng đầu năm 2024 cho thấy hiệu ứng tích cực trước những đổi mới của ngành đường sắt. Đồng thời, cũng bộc lộ nguồn tài nguyên dồi dào, “mỏ vàng” để định hướng phát triển vận tải đường sắt gắn với du lịch, văn hóa trở nên khả thi hơn bao giờ hết.
Ngành giao thông đặt mục tiêu đến hết năm 2025 xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở vượt qua đường sắt. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khả thi vì tính phức tạp, đòi hỏi mức đầu tư cao, thêm nữa liên quan nhiều ngành, nhiều cấp và quyền lợi của người dân.
Không né tránh thực trạng đầy khó khăn của ngành đường sắt, song khi trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân cuối tuần, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tự tin về định hướng, chiến lược phát triển đúng đắn sẽ giúp ngành vận tải mũi nhọn lấy lại vị trí của mình.
Ngày 2/9/1945, từ Quảng trường Ba Đình lịch sử, trước quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ ấy, một nhà nước non trẻ đấu tranh với thù trong, giặc ngoài, nạn đói, nạn dốt... đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tạo nên những sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ngước lên bầu trời thu trong xanh những ngày Tháng Tám, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại gợi lên biết bao cảm hứng - cảm hứng tự nhiên của đất trời và cảm hứng về dân tộc, cách mạng.
Trong hoàn cảnh nào cũng vậy, niềm tin luôn mang đến cho chúng ta động lực tinh thần vô giá để vượt qua mọi trở ngại. Tin ở mình, tin vào những điều tốt đẹp diễn ra hằng ngày, để vững tin vào lẽ phải, vào sức mạnh của dân tộc và sự phát triển đi lên của cuộc sống. Thiếu niềm tin thì tương lai trở nên mờ mịt. Nhưng, chỉ niềm tin thôi là chưa đủ. Phải song hành với cả trí tuệ, nghị lực và hành động, thì niềm tin đó mới trở thành hiện thực. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng ta, thành tựu gần 40 năm đổi mới là minh chứng rõ nhất.
Trước bối cảnh mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hào khí và khát vọng hùng cường lại càng cần được khơi dậy và phát huy, để toàn dân tộc ta chung sức, đồng lòng, cộng trí, cộng lực đưa đất nước phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia. Đó cũng là những suy tư của GS, TS Phạm Hồng Tung - nguyên Viện trưởng Việt Nam học và Khoa học phát triển (Đại học Quốc gia Hà Nội) khi trò chuyện với Nhân Dân cuối tuần, giữa những ngày thu thấm đẫm không khí lịch sử này.
Nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII đã sắp khép lại. Trong thời gian gần bốn năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể hóa nghị quyết Đại hội, theo các chủ trương: phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và triển khai công tác đối ngoại như là một mặt trận mới nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thực tiễn đã chứng minh, sau gần 40 năm Đổi mới, giao thương quốc tế đã dần đưa nước ta trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 35 thế giới với GDP đạt 435 tỷ USD, có độ mở lớn với tỷ trọng thương mại quốc tế gần gấp hai lần GDP.
Một cơ chế hậu thuẫn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sẽ tạo dựng cộng đồng doanh nghiệp bản địa đủ mạnh để xây dựng, phát triển nền kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Ngày 16 và 17/8 vừa qua, "Diễn đàn Việt Nam: Thời khắc Việt", do Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, đã thu hút sự chú ý từ đông đảo dư luận trong và ngoài nước. Nhiều ý kiến được đưa ra thảo luận sôi nổi, nhưng đều có chung một mục tiêu: Tận dụng thời vận của Việt Nam để vươn lên.
Hòa chung không khí cả nước chào mừng 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, trào lưu (trend) Tôi yêu Tổ quốc tôi được giới trẻ sôi nổi hưởng ứng. Tuy nhiên, chuyện làm sao để vừa lan tỏa, phát huy, vừa bảo vệ sự trong sáng cũng như các giá trị cốt lõi cho tinh thần yêu nước nhiệt thành đó, bởi vậy, chính là một đòi hỏi nghiêm túc từ thực tế.
Một dải Đồng bằng sông Cửu Long xưa nay vốn luôn là miền trù phú, xanh tươi. Thế nhưng, 10 năm gần đây, nắng mưa thất thường khiến những ruộng lúa, vuông tôm, vườn trái... lao đao. Để rồi sau mỗi mùa hạn mặn, không ít người lao động ở miền Tây lại phải tính chuyện ly hương tìm việc…
Hệ thống hạ tầng giao thông luôn đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, là chỉ số quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. Những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng cho hệ thống hạ tầng chiến lược này.
Đại sứ Nicaragua tại Việt Nam - ông Mario José Armengol Campos ngồi trên tầng hai một quán cà-phê trong khu phố cổ Hà Nội, đưa mắt nhìn xuống đường qua ô cửa kính. Phố phường tối thứ sáu đông đúc, tấp nập.
Rất lâu sau ngày lịch sử 2/9/1945, những thuật ngữ ngành ngoại giao mới dần trở nên quen thuộc với đại chúng. Song, thực chất, ngay từ khi ấy, bản Tuyên ngôn Độc lập đã có thể được xem là văn bản ngoại giao đa phương đầu tiên của nước ta, trở thành di sản tinh thần vô giá, mang tính định hướng sâu sắc.
Với sự quan tâm sát sao của Đảng và Nhà nước, những năm gần đây, kiều bào ngày càng có nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi để tham gia các công việc chung của đất nước, bao gồm cả việc đóng góp ý kiến, hiến kế xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật. Đây vừa là quyền và nghĩa vụ của mỗi kiều bào, vừa thể hiện được tính đúng đắn trong chính sách của Đảng và Nhà nước, khẳng định trên thực tế rằng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc.
Lời tòa soạn: Để hiện thực hóa chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, không thể thiếu vai trò cán bộ ở cơ sở, nhất là cán bộ người bản địa.
Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là căn cứ để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số giai đoạn tới. Đồng thời là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương lớn mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.
Việc không quy định cứng tỷ lệ trong cấp ủy tạo cơ chế linh hoạt, chủ động, song cũng đặt lên vai những người làm công tác tổ chức trách nhiệm lớn khi chuẩn bị cho giai đoạn phát triển quan trọng tới đây. Đặc biệt, cần giữ được sự hài hòa giữa số lượng và chất lượng của cán bộ là người dân tộc thiểu số - những người “vác tù và hàng tổng” nơi miền sơn cước xa xôi.
Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Ủy ban Dân tộc đã chủ động, kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách quan trọng, góp phần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách đối với cán bộ người dân tộc thiểu số, đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số từng bước nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Đó là khẳng định của đồng chí Hầu A Lềnh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc khi trả lời phỏng vấn Báo Nhân Dân cuối tuần.
Với mục tiêu chủ động tạo nguồn cán bộ tại chỗ, các tỉnh khu vực miền trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác luân chuyển, đào tạo thực tế cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số để đáp ứng yêu cầu thực tế từ cơ sở trong tình hình mới.
Công tác ở khu vực mang tính đặc thù cao như vùng Tây Nguyên, có nhiều việc mà cán bộ người dân tộc thiểu số không phải cứ tâm huyết là có thể đảm trách được. Mà bên cạnh sự tâm huyết, họ cần có thêm sự am hiểu phong tục, tập quán và biết cách loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đồng thời khơi dậy ý chí tự lực, vươn lên của chính đồng bào mình.
Lời tòa soạn - Hai Đề án với nguồn kinh phí lớn chủ yếu từ ngân sách nhà nước, đầu tư cho mục tiêu đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật tầm nhìn đến năm 2030, đã được phê duyệt gần như đồng thời từ tháng 7/2016. Điều này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ nhằm phát triển tài năng trẻ trong hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, thực tế triển khai hai Đề án nói trên đã và đang đặt ra rất nhiều thách thức cho tất cả các bên liên quan, đặc biệt là đối với các cơ sở đào tạo, đơn vị trực tiếp thực hiện.
Chỉ còn hơn một năm nữa, Đề án “Đào tạo tài năng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 1341) sẽ kết thúc nhưng theo thống kê, cho đến cuối năm 2023, mới chỉ thực hiện chưa được 20% so mục tiêu đề ra.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan đầu mối tổ chức xây dựng, thực hiện kế hoạch tổng thể và triển khai hai Đề án 1341 và 1437. Trao đổi với Nhân Dân cuối tuần, Vụ trưởng Đào tạo Lê Anh Tuấn (ảnh bên) làm rõ hơn một số vấn đề trong quá trình triển khai hai Đề án, cũng như đề cập giải pháp để việc đào tạo nhân lực văn hóa nghệ thuật đạt hiệu quả hơn.