

Liên tiếp những hiện tượng thời tiết dị thường diễn ra ở nhiều địa phương trong nửa đầu năm 2022 cho thấy, biến đổi khí hậu đã, đang gia tăng nhanh chóng, tác động xấu đến mọi lĩnh vực. Những thay đổi này ảnh hưởng trực diện đời sống, sản xuất, đặt ra yêu cầu phải cấp thiết đổi mới, nâng cao năng lực, tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản trị, dự báo và phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đồng bộ nhằm sẵn sàng ứng phó, bảo vệ sinh mạng, sinh kế cho người dân.
Trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, thể hiện ở tăng trưởng diện tích, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, ngành thủy sản cũng đang bộc lộ không ít bất cập, hạn chế: khai thác ồ ạt, nguồn lợi thủy sản suy giảm nghiêm trọng; giá trị sản phẩm nuôi trồng chưa cao; tăng trưởng nóng sản lượng chưa gắn với bảo vệ môi trường và đầu tư phát triển hạ tầng; chưa chủ động được nguồn giống…
LTS - Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên là vấn đề cơ bản, cấp thiết trong mọi giai đoạn. Những năm qua, bên cạnh kết quả đạt được, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức cơ sở đảng còn yếu; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế, biểu hiện rõ nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, tiêu cực; một số tổ chức cơ sở đảng chậm đổi mới phương thức lãnh đạo, việc triển khai thực hiện nghị quyết còn bất cập, công tác đánh giá, xếp loại mang tính "dĩ hòa vi quý", có nơi tổ chức cơ sở đảng bị "vô hiệu hóa"…
Tháng tư lịch sử. Thêm một lần cả dân tộc được nhắc nhớ dấu mốc vĩ đại của thống nhất, độc lập. Cũng là thêm những tháng ngày dải đất vốn luôn phải oằn mình bởi các cuộc chiến tranh được thấm đẫm, hiểu sâu thêm giá trị không thể đong đếm được của hòa bình. Để vững bước, tự tin đi tới.
Người lao động phổ thông hiện chiếm tỷ trọng lớn trong dân số đất nước. Vậy nhưng, do nhiều nguyên nhân, việc thúc đẩy phát triển văn hóa đọc với bộ phận này đã và vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Để hiện thực hóa chiến lược xây dựng một xã hội học tập và học tập suốt đời, có rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ để thúc đẩy việc khuyến đọc và quan tâm thực chất đời sống văn hóa tinh thần của người lao động.
Trong cuộc làm việc mới đây với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải bảo đảm độc lập, tự chủ và cân đối về năng lượng, không phụ thuộc bên ngoài, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội… Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, để hành động thực hiện bằng được mục tiêu này. Nhận diện những tồn tại trong hệ thống cung ứng và bảo đảm năng lượng, sửa đổi từ cơ chế chính sách đến nâng cao năng lực thực thi là lựa chọn tất yếu.
Thời điểm hiện nay, Việt Nam đã mở cửa du lịch ở mọi hình thức, tại tất cả cửa khẩu, cũng như không hạn chế bất cứ hoạt động du lịch nào đối với khách nội địa. Trong bối cảnh dịch bệnh, lượng khách du lịch nội địa vẫn tăng cao trong hai tháng đầu năm chính là sự khẳng định cho việc triển khai đúng hướng các hoạt động du lịch an toàn thời gian qua và sự sẵn sàng mở lại hoạt động du lịch quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Mở cửa du lịch, mở cửa nền kinh tế đang đòi hỏi những quyết sách mang tính bứt phá.
Việt Nam có 862 đô thị các loại và được xác định nằm trong nhóm 10 quốc gia chịu nhiều thiên tai nhất thế giới. Tuy nhiên, hệ thống các chính sách phát triển vẫn chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng của đô thị. Thực trạng này đòi hỏi phải có sự đổi mới sâu sắc và quyết liệt trong công tác quy hoạch, cải tạo, điều chỉnh quy hoạch và quản trị đô thị.
Tình hình chiến sự ngày một trở nên khốc liệt tại Ukraine, tác động mạnh mẽ, sâu rộng và toàn diện đến đời sống, sự an toàn hay thậm chí là sinh mệnh của những người dân kẹt giữa các làn đạn. Theo số liệu của Cao ủy Tị nạn Liên hợp quốc, tính đến cuối tuần qua, đã có hơn 2,3 triệu người buộc phải rời Ukraine, chạy trốn các cuộc giao tranh. Trong số đó, có hàng nghìn người Việt Nam. Và bởi vậy, công tác bảo hộ công dân Việt Nam tại Ukraine nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.
Chúng ta đang nói quá nhiều về công nghệ, sự thay đổi, về cách thức internet, máy tính, smartphone phủ định những giá trị cũ. Nhưng không phải lúc nào truyền thống cũng là lạc hậu, cổ hủ. Ngược lại, những gì tinh túy và mang tính cốt lõi thường lại chỉ nảy mầm từ những điều cũ, nếu ta đủ tĩnh tại để nhìn thấy nó. Và bởi vậy, hành trình của Nhân Dân cuối tuần hướng đến mục tiêu vì độc giả, phục vụ độc giả, bắt kịp với những nhịp điệu gấp gáp của thời đại… lại vẫn luôn gắn liền với nền tảng là tư tưởng và tôn chỉ một tờ tuần báo chính trị - xã hội hàng đầu, từng ghi những dấu ấn.
Sau và ngay trong mỗi cuộc chiến tranh hay xung đột quân sự, những hệ lụy tất yếu nặng nề nhất vẫn sẽ luôn là nguy cơ xuất hiện các cuộc khủng hoảng nhân đạo, khi sinh mệnh cùng cuộc sống của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà lương tri đặt ra cho nhân loại là nhanh chóng vãn hồi hòa bình, làm dịu mất mát đau thương cho những cuộc đời bị cuốn vào vòng xoáy khốc liệt ấy.
Với hơn 80% khối lượng hàng hóa thương mại trên toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển, phương thức vận tải này chính là mắt xích quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics. Hóa giải những nghịch lý khiến đội tàu vận tải biển của Việt Nam suy giảm sức cạnh tranh, phải được bắt đầu tư việc xây dựng cơ chế chính sách thích hợp, đáp ứng xu thế chung của thế giới… Đó là con đường tất yếu để một quốc gia biển như Việt Nam khai thác tốt lợi thế từ điều kiện tự nhiên và những hiệp định thương mại quốc tế đã ký kết.
“Dấn thân” vốn là khái niệm bao hàm ý nghĩa hướng tới lợi ích chung của cộng đồng. Hai năm nay, những khó khăn, hiểm nguy mà đại dịch gây ra cho nhân loại càng khiến cho cụm từ này mang giá trị lớn lao, tốt đẹp hơn. Điều đó càng thêm phần ấm áp, sâu nặng nghĩa tình trong những ngày Tết sắp đến, Xuân đã cận kề.
LTS-Với tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đến báo Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Báo Nhân Dân cuộc phỏng vấn nhân dịp đón Xuân mới Nhâm Dần-2022. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Nỗ lực ngoại giao để nguồn vaccine phòng Covid-19 về được nhiều nhất, nhanh nhất, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế; quan tâm chăm lo cho nhân dân trong bối cảnh đại dịch và phục hồi phát triển kinh tế “thích ứng an toàn với Covid”; đẩy mạnh cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là những dấu ấn chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Sức mạnh mềm và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc được khơi dậy, phát huy, tất cả “Vì một Việt Nam tất thắng”.
Dự Hội nghị Chính phủ trực tuyến với các địa phương ngày 5/1/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Trong bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn đó, Chính phủ, chính quyền các địa phương và toàn hệ thống chính trị đã cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nỗ lực phấn đấu, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực”. Năm 2021-một năm đầy “sóng cả”, Chính phủ đã “vững tay chèo” để đạt được những điểm sáng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc, là nhân tố cốt lõi để nhân dân có niềm tin năm 2022 sẽ khởi sắc.
Tháng 9/2021, giữa bối cảnh dịch bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia và cả ở trong nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn công tác trong vòng một tuần bận rộn thực hiện tới hơn 70 hoạt động ngoại giao quan trọng tại Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5; thăm, làm việc tại Nghị viện châu Âu (EP), Ủy ban châu Âu (EC) và ba nước châu Âu,... mang lại nhiều kết quả hết sức ấn tượng.
Hơn hai năm qua, đại dịch Covid-19 càn quét qua hơn 200 quốc gia trên thế giới, để lại biết bao hậu quả nặng nề. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, thách thức từ việc ứng phó dịch bệnh là một phép thử năng lực quản trị của bộ máy nói chung và của cán bộ nói riêng. Đầu xuân, các vị bộ trưởng chia sẻ cùng Nhân Dân về những định hướng chính trong điều hành ngành, lĩnh vực trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, góp phần đưa đất nước phát triển, đáp ứng yêu cầu của “trạng thái bình thường mới”.
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” là chủ trương rất sáng tạo, được xã hội đón nhận như luồng gió mới. Nhưng để đưa được Nghị quyết 128 vào đời sống một cách đúng đắn đòi hỏi tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương. Những bài học, kinh nghiệm đúc rút được trong năm 2021 sẽ được các tỉnh tiếp thu và điều chỉnh thế nào trong năm 2022?