Ban Tổ chức tặng hoa và Cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi.

TIN TỨC-SỰ KIỆN

● Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Hội thi truyền thông về "Xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em" năm 2023. 11 đội thi đến từ 11 xã trên địa bàn huyện đã trải qua ba phần thi dưới hình thức sân khấu hóa, gồm: chào hỏi, thuyết trình và tiểu phẩm.
Cô giáo Hà Thị Huyền và cháu Triệu Thị Trang.

Tấm lòng nhân ái của cô giáo dân tộc Tày

Ở huyện Văn Chấn (Yên Bái), nhiều người biết cô giáo dân tộc Tày Hà Thị Huyền, dạy Trường trung học cơ sở Cát Thịnh. Cô là người có trái tim nồng ấm, không chỉ dạy con chữ mà còn góp phần thắp sáng tinh thần "tương thân, tương ái", lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng.
Nhiều hộ dân ở huyện Hướng Hóa được vay vốn, đầu tư vào chăn nuôi gia súc.

Chủ trương lớn, mang ý nghĩa thiết thực

Thời gian qua, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi như "phao cứu sinh" tiếp sức cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Lễ mừng lúa mới với ý nghĩa cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Xơ Đăng

Là một nghi lễ phản ánh đậm nét phong tục tập quán đẹp từ xa xưa gắn với trồng trọt hái lượm, lễ mừng lúa mới là lễ đầu tiên trong năm của đồng bào Xơ Đăng. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc từ buôn làng gần xa trong đó có du khách thập phương đến chung vui.
Các đại biểu tham quan một gian hàng tại Hội chợ.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hội chợ giới thiệu sản phẩm xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai năm 2023 do Sở Công thương tỉnh Lào Cai phối hợp Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên phối hợp tổ chức. Với 120 gian hàng, hội chợ mở ra cơ hội để các cơ sở, doanh nghiệp, hộ kinh doanh vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai giới thiệu sản phẩm, kết nối kinh doanh.
Nội dung bóng chày năm người rất phù hợp phát triển trong điều kiện trường học Việt Nam. Ảnh: Hoàng Khánh.

Quyết sách nâng cao tầm vóc Việt

Bên cạnh các chiến lược, chính sách, nguồn lực chăm lo mang tính quyết định từ Nhà nước, sự đầu tư của xã hội nói chung cũng như nhận thức của mỗi gia đình, cá nhân nói riêng - về việc nâng cao tầm vóc, cải thiện chiều cao bằng cách tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao - đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây.
Di tích quốc gia đặc biệt Đình Chu Quyến (Ba Vì, Hà Nội) tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê. Ảnh: Nguyễn Anh

Kỳ 2: Đời sống tín ngưỡng sau lũy tre

Trong truyền thống văn hóa của người Việt hàng nghìn năm qua, đời sống tín ngưỡng hình thành và phát triển vô cùng phong phú, đa dạng. Xuyên suốt trong truyền thống đó là tâm thức văn hóa dân gian, mềm mại nhưng vô cùng bền bỉ, làm nên những yếu tố đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Đó là thế giới quan gắn bó với thiên nhiên, nhân sinh quan coi trọng tình nghĩa, coi trọng cội nguồn, đề cao lòng biết ơn và hiếu đạo,…
Trung tá Ating Chơn trao đổi với già làng Bríu Pố về công tác giữ gìn an ninh trật tự.

Về Tây Giang nghe chuyện già làng Cơ Tu

Xã Lăng thuộc huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nơi đây dân tộc Cơ Tu chiếm tới 95% số dân. Những năm qua, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của chính quyền cơ sở và lực lượng chức năng, đặc biệt không thể thiếu vai trò của các già làng, đời sống bà con từng bước khởi sắc.
Trải nghiệm chơi trò chơi tó mák lẹ cùng đồng bào dân tộc Thái.

Tó mák lẹ - trò chơi gắn kết cộng đồng dân tộc Thái

Tó mák lẹ là một trò chơi dân gian phổ biến, mang đậm bản sắc văn hóa trong cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La được lưu truyền, gìn giữ như một nét văn hóa riêng, độc đáo bao đời nay. Các dịp lễ, Tết, ngày hội văn hóa, ngày đoàn kết toàn dân, mừng nhà mới, đám cưới,... mọi người lại cùng nhau vui chơi tó mák lẹ, tạo gắn kết cộng đồng.
Anh Hà Quốc Phước chuẩn bị mâm bánh ngũ sắc. Ảnh: NVCC

Quà Huế

Huế có bao nhiêu thức quà? Chỉ riêng loại quà ngọt để dùng tráng miệng sau bữa ăn chính, hoặc để dùng kèm khi uống trà, như: chè, bánh, kẹo… cũng đã thật phong phú, khó ai có câu trả lời chính xác. Dẫu chỉ gặp một người Huế bình dị, bất kỳ, ta cũng có thể biết thêm bao câu chuyện về các thức quà, đến độ cảm thấy như mỗi người Huế đều có trong tiềm thức sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ để khi có duyên, có dịp, họ sẽ làm quà Huế đẹp thêm.
Đại diện lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh và Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng trao học bổng cho các em học sinh.

Tin Dân tộc - Tôn giáo

● Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ trao học bổng thực hiện chương trình "Nâng bước em tới trường" năm 2023 cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng. 200 suất học bổng đã được trao cho các em học sinh trong chương trình "Nâng bước em tới trường" và các em học sinh dân tộc Khmer vượt khó học tốt trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề và huyện Cù Lao Dung.
Vướng mắc kéo dài về thủ tục dự án tu bổ, tôn tạo khiến cho đình Phú Lương Thượng (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội) xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: NGUYỄN ANH

Kỳ 1: Mạch nguồn cuộn chảy

Là chiếc nôi hình thành, nuôi dưỡng và trao truyền các giá trị văn hóa đặc sắc qua chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, văn hóa làng luôn là một cơ tầng trọng yếu của nền văn hóa Việt Nam.
Hoàng Thị Hạnh Trang (thứ tư từ phải sang) cầm cờ Tổ quốc trong một sự kiện giao lưu văn hóa ở Bắc Kinh.

Lan tỏa hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Từ danh hiệu thủ khoa đại học đến tấm bằng tiến sĩ danh giá, Hoàng Thị Hạnh Trang đã trở thành một tấm gương trong cộng đồng du học sinh tại Trung Quốc, có nhiều đóng góp thiết thực cho việc lan tỏa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Tượng Đức Thánh Trần trên nóc tam quan Sơn Hải linh từ.

Dấu thiêng trên bến vắng

Phố Chương Dương Độ (quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội), cũng như phố Hàm Tử Quan chạy song song, hay những tên phố Tây Kết, Bạch Đằng, Vân Đồn… gần đó, hiển nhiên được đặt để gợi nhớ đến các chiến công oanh liệt của một thuở hào hùng xưa, "vua tôi một lòng, anh em hòa mục, cả nước gắng sức"…
Các nghệ nhân biểu diễn Chầm riêng chà pây. Ảnh: QUỐC ĐẠT

Độc đáo khúc ca kể chuyện của người Khmer

Theo tiếng Khmer, "Chầm riêng" nghĩa là hát còn "chà pây" là tên gọi của cây đàn. Đã từ lâu, Chầm riêng chà pây luôn là một phần trong bữa tiệc tinh thần không thể thiếu sau những ngày làm đồng vất vả của cộng đồng người Khmer Nam Bộ.
Khu dân cư Giáo xứ Tiêu Động Thượng, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục (tỉnh Hà Nam) ngày càng khang trang, sạch đẹp.

Nhân rộng các mô hình tích cực

Bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo, phù hợp đặc điểm, tình hình, điều kiện cụ thể ở địa phương, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Hà Nam thường xuyên quan tâm, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của đồng bào các tôn giáo.
Đoàn sinh viên tình nguyện của tổ chức LEDD cùng tham gia xây dựng nhà hữu nghị cho đồng bào dân tộc thiểu số.

TIN TỨC-SỰ KIỆN

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài Dự án "Xây dựng 7 căn nhà hữu nghị" cho các gia đình dân tộc thiểu số khó khăn về nhà ở tại xã Thanh Sơn, huyện Định Quán. Tổng vốn của dự án là 432 triệu đồng, từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Tổ chức Les Enfants du Dragon (LEDD/Pháp).
TIN TỨC-SỰ KIỆN

TIN TỨC-SỰ KIỆN

● UBND tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023. Ban Tổ chức đã trao 50 bằng khen đến các đại biểu là người có uy tín, nhân sĩ trí thức, doanh nghiệp tiêu biểu, học sinh tiêu biểu xuất sắc người dân tộc thiểu số có nhiều việc làm tốt, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Một nạn nhân trình báo với cơ quan Công an và đề nghị xử lý nghiêm các đối tượng Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ.

Bài 4: Cạm bẫy từ những "giáo đường online" bất hợp pháp

Thực tiễn cho thấy những hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi khiến hoạt động tâm linh trở nên xô bồ, nảy sinh những diễn biến phức tạp. Đáng chú ý thời gian gần đây, lợi dụng ưu thế của mạng xã hội, các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan, lôi kéo người tham gia tà đạo ngày càng gia tăng.
Đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi Olympic Hóa học Quốc tế (IchO) năm 2023, gồm bốn học sinh đều giành được huy chương; trong đó, có ba huy chương vàng và một huy chương bạc. Ảnh: TTXVN

Bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người. Do đó, phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm, thu hút và trọng dụng nhân tài là một trong những nội dung luôn được Đảng, Nhà nước ta đặt lên hàng đầu trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước.
Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Gia Rai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

Đem đàn T’rưng đi "đánh xứ người"

Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih, sinh năm 1973, dân tộc Gia Rai, ở làng Jút, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) nổi tiếng khắp buôn làng Tây Nguyên với tài chế tác nhạc cụ dân tộc. Ông đã vinh dự đại diện cho Việt Nam đi biểu diễn, giới thiệu âm nhạc cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên tại nước ngoài và được đông đảo công chúng, khán giả đón nhận.
Tới Tân Cương, du khách được trực tiếp tìm hiểu, tham gia quy trình sản xuất, tạo thành phẩm.

Vùng đất "Đệ nhất danh trà"

Đầu năm nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 240/QĐ-BVHTTDL (ngày 14/2/2023) công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương". Đây là vùng đất được mệnh danh "Đệ nhất danh trà" của tỉnh Thái Nguyên.
Thành tâm trong Lễ hội Tháp Bà Ponagar.

Nét đặc trưng văn hóa Chăm

Hiếm có một lễ hội dân gian nào giao thoa giữa hai nền văn hóa của dân tộc Chăm và dân tộc Việt như Lễ hội Tháp Bà Ponagar (còn gọi là Lễ vía Bà) ở tỉnh Khánh Hòa nhằm tưởng nhớ Thánh mẫu Thiên Y Ana, người được dân gian tôn vinh là Mẹ xứ sở của người Chăm. Đây là dịp để người dân trở về với cội nguồn, góp phần bồi đắp những truyền thống văn hóa tốt đẹp cho các thế hệ, gắn kết cộng đồng của các dân tộc Việt Nam trên dải đất miền trung.
Nhảy múa với ma cỏ - nghi lễ độc đáo trong lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô. Ảnh: Quốc Đạt

Sợi dây gắn với tổ tiên của người Lô Lô

Nhảy múa với ma cỏ, nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo riêng có trong các lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô trên mảnh đất Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang), vẫn được bảo tồn, duy trì đến ngày nay. Nghi lễ mang đậm tính nhân văn bởi đồng bào Lô Lô quan niệm đó chính là sợi dây kết nối giữa những người đã khuất với con cháu trên trần gian.
Đảng viên người Khmer làm theo gương Bác

Đảng viên người Khmer làm theo gương Bác

Sau khi về nghỉ chế độ ở Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, thầy giáo Lâm Khu, dân tộc Khmer trở về làng quê Bắc Dần, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) sinh sống và luôn gương mẫu, nỗ lực cống hiến sức lực, trí tuệ để xây dựng quê hương. Đảng viên Lâm Khu (ảnh bên) là tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tạo việc làm cho đồng bào H’Mông, bản Sam Ta, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, Sơn La từ trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng.

Tạo sinh kế cho người dân để giữ rừng

Thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng xâm lấn đất rừng, phá rừng vẫn còn xảy ra tại một số địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp để cải thiện sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng, tích cực tham gia bảo vệ, phát triển rừng bền vững.
Các tín đồ trùm khăn nghe "chấp sự" giảng đạo ở một tụ điểm tại Hải Phòng và đơn trình báo của một người mẹ có con bị dụ dỗ theo tà đạo.

Bài 3: Những "vòi bạch tuộc" tại đô thị

Không chỉ khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, ngay những đô thị lớn, có trình độ dân trí cao cũng đang trở thành mục tiêu tấn công của các tà đạo. Thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó có những thủ đoạn tinh vi như nấp bóng hoạt động từ thiện, giao lưu, kết nối cộng đồng,… các hội nhóm hoạt động dưới danh nghĩa các "giáo phái", mang mầu sắc mê tín dị đoan đặt ra những vấn đề rất đáng quan tâm.
back to top