Tấm Bản đồ du lịch nghệ thuật Đà Lạt nhỏ xinh, dễ dàng mang theo muôn nơi trong thành phố. Ảnh: Phố Bên Đồi

Những nút thắt cần được tháo gỡ

Hội đồng Anh tại Việt Nam đưa ra sáng kiến và đồng thời triển khai thúc đẩy lập bản đồ hệ sinh thái các thành phố văn hóa sáng tạo ở Việt Nam. Đây là bước đi tiếp sau việc lập bản đồ các không gian sáng tạo tại một số thành phố lớn trên cả nước của cơ quan này kể từ năm 2014.
Dấu chân thời gian

Dấu chân thời gian

Diễn ra từ ngày 11/10 đến 3/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản (số 27 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội), triển lãm Butoh-Nghệ thuật hình thể từ Nhật Bản vươn ra thế giới mang tới cho người xem nhiều tư liệu ảnh, video, poster thể hiện hành trình ra đời và vươn ra thế giới của Butoh, các nghệ sĩ thực hành Butoh đang hoạt động tại châu Á và những di sản để lại.
Các chương trình hòa nhạc ngoài trời miễn phí vào dịp cuối tuần tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam dần trở nên quen thuộc với công chúng Thủ đô. Nguồn: VNFAM

Những cánh cửa tiếp cận công chúng

Đang có ngày càng nhiều tổ chức xã hội và cá nhân nỗ lực tạo dựng sự gắn kết giữa âm nhạc cổ điển với khán giả Việt Nam, nhất là khán giả trẻ, thông qua đa dạng mô hình hoạt động. Đây là tín hiệu tích cực về một lĩnh vực nghệ thuật vốn được coi là rất kén chọn công chúng ở nước ta.
Mang thế giới gần lại

Mang thế giới gần lại

Vào 20 giờ ngày 26 và 27/10 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh, HBSO tổ chức Đêm nhạc Tchaikovsky & Beethoven do nhạc trưởng Trần Nhật Minh dàn dựng, nhạc trưởng Lê Ha My chỉ huy.
Nghệ sĩ Nguyễn Hoàng Tùng trong vai ông hàng thịt, vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” (kịch bản: Lưu Quang Vũ, đạo diễn Tsuyoshi Sugiyama), công diễn hồi tháng 1/2024 tại Hà Nội. Ảnh: Mai Thương

Tôi theo đuổi vẻ đẹp của ngôn ngữ kịch câm

Có lẽ, danh hiệu “nghệ sĩ kịch câm số 1 Việt Nam” mà đồng nghiệp dành cho anh khiến Hoàng Tùng ngậm ngùi hơn là tự hào, bởi lâu nay, anh là người duy nhất vẫn kiên trì thực hành bộ môn nghệ thuật này. Sự gắn bó từ tình cảm thiết tha với kịch câm là chủ đề cuộc trò chuyện của chúng tôi với anh.
Sáng 18-10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hai nan đề, một quy hoạch

Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ phê duyệt, ngày 16/9/2024. Đây là cơ sở quan trọng để ngành văn hóa, thể thao thúc đẩy triển khai các giải pháp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa, thể thao trong toàn quốc, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, phát triển thể chất cho người dân, và tạo bệ đỡ cho sự phát triển công nghiệp văn hóa.

Tái bản hai cuốn sách về người cộng sản trẻ tuổi Lý Tự Trọng

Đó là truyện ký Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh của tác giả Văn Tùng (tái bản lần thứ ba, sau lần đầu xuất bản năm 2021) và truyện tranh Lý Tự Trọng của nhóm tác giả Hoài Lộc và họa sĩ Bùi Việt Thanh (tái bản lần thứ năm, sau lần đầu xuất bản năm 2019). Đây là hoạt động có ý nghĩa của Nhà xuất bản Kim Đồng nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Anh hùng Lý Tự Trọng.
Đồng chí Lê Quốc Minh, đại diện Ban tổ chức, nhận món quà của Bond là cây đàn violin có chữ ký của bốn thành viên.

Dư âm đẹp đẽ

Cho đến khi bài viết này lên khuôn in, bản tin mới nhất trong mục Tin tức (News) về nhóm nhạc Bond trên trang chủ của nhóm: bondquartet.com vẫn là tin về buổi biểu diễn tại Việt Nam.
Cuốn sách Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945).

Chạm vào quá khứ

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam ra mắt cuốn sách Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) của nhà nghiên cứu Đào Thị Diến.
Vở múa “Đối diện với vô cùng” là kết quả hợp tác thực hiện chương trình phát triển khán giả giữa Lên Ngàn, một tổ chức tư nhân về sáng tạo sản phẩm văn hóa nghệ thuật, cùng biên đạo múa Tú Hoàng và Nhà hát Tuồng Việt Nam. Nguồn: Lên Ngàn cung cấp

Lượng hóa cách nào?

Có một mô hình đã được giới nghề xới xáo lên từ nhiều năm nay, được coi như một giải pháp khả thi từ kinh nghiệm của nhiều nước phát triển và cả một số quốc gia trong khu vực để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp, song, vẫn chưa thể tìm được con đường khả thi để hiện thực hóa trong đời sống, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Đó là Quỹ hỗ trợ phát triển.
Dự án Myson Metaverse, số hóa hình ảnh Thánh địa Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam, mở không gian thực tế ảo có tương tác, với hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Ảnh: VR360

Khó nhiều bề

Ở hầu hết các cơ quan lưu trữ, nghiên cứu, quản lý văn hóa từ cấp quốc gia đến địa phương, hiện mới chỉ từng bước số hóa các tài liệu lưu trữ, phân loại thống kê để hệ thống hóa tư liệu qua các đầu mục biểu ghi, tiến tới chia sẻ nội bộ. Thực tế đó cho thấy, từ định hướng đến triển khai thực chất, tiến tới đồng bộ và xây dựng, chia sẻ được dữ liệu lớn vẫn là một khoảng cách dài.
Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo.

Trong nhiếp ảnh, tôi đề cao tính chân thực

Sau hơn 40 năm cầm máy, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo đã lưu giữ nhiều khoảnh khắc quý giá của Hà Nội và nhiều vùng miền trên khắp đất nước. Ông đặc biệt lưu tâm tới tính chân thật của từng bức ảnh, tức là ảnh không can thiệp, có tính chân xác của tư liệu, chứa đựng ý nghĩa lịch sử. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng ông.
Họa sĩ Nguyễn Việt Cường bên bức tranh thắng giải.

Tranh được làm từ bột than và bột gạo thắng giải UOB Painting of the Year tại Việt Nam

Họa sĩ Nguyễn Việt Cường, sinh sống tại TP Hồ Chí Minh, với tác phẩm mang tên “Dòng chảy” đã thắng giải cao nhất-hạng mục Nghệ sĩ thành danh, giải thưởng hội họa UOB Painting of the Year, lần thứ hai được tổ chức tại Việt Nam, vừa công bố tối 2/10. Tác phẩm sẽ được gửi tham dự giải thưởng này ở cấp khu vực Đông Nam Á, công bố vào ngày 13/11 tới tại Singapore.
Mong muốn tạo nên một dòng chảy các sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc lập

Mong muốn tạo nên một dòng chảy các sản phẩm văn hóa nghệ thuật độc lập

Lần đầu tiên, Lên Ngàn - một tổ chức tư nhân về sáng tạo sản phẩm văn hóa nghệ thuật, cùng biên đạo múa Tú Hoàng kết hợp Nhà hát Tuồng Việt Nam thực hiện chương trình phát triển khán giả. Vở múa “Đối diện với vô cùng”, nơi âm nhạc và vũ đạo kết hợp nhiều nét tinh hoa trong nghệ thuật tuồng với đa dạng ngôn ngữ chuyển động và âm nhạc đương đại, ra mắt trong tháng 8/2024 là kết quả ban đầu khá ấn tượng của sự hợp tác này.
Triển lãm “Từ Đôrêmon tới Doraemon, 30 năm hành trình mèo máy ở Việt Nam”, tháng 9/2024, tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Ảnh: VICAS Art Studio

Hướng mở trên tinh thần nhân văn và minh bạch

Sự phát triển của công nghệ cùng bối cảnh hội nhập toàn cầu đặt ra nhiều thách thức trong việc giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản. Kinh nghiệm của Nhà xuất bản Kim Đồng trong tiến trình xuất bản bộ truyện tranh Doraemon kể từ năm 1992 đến nay, có thể gợi mở hướng giải quyết trên tinh thần nhân văn và minh bạch.
Người xem tìm hiểu nội dung các tài liệu trưng bày.

Tái hiện lịch sử

Gần 200 hình ảnh, tài liệu lưu trữ gốc đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đang được giới thiệu tới công chúng qua sự kiện “Tài liệu lưu trữ quốc gia Tiếp quản Thủ đô” từ sáng 24/9, tại Hà Nội.
Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu tại chương trình công bố Giải thưởng, ngày 23/9. Ảnh: Thành Đạt

Vinh danh tinh thần kiến tạo

Hành động vì Cộng đồng-Human Act Prize là giải thưởng cấp quốc gia thường niên, kể từ năm 2023, được chỉ đạo tổ chức bởi Báo Nhân Dân cùng đơn vị đồng hành là Công ty cổ phần VCCorp. Sau mùa đầu với chủ đề “Dấu ấn tiên phong” gây tiếng vang lớn trong xã hội, Giải thưởng mùa thứ hai năm 2024 chính thức được công bố với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Buổi tọa đàm và ra mắt sách Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919) tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, tháng 7/2024. Ảnh: TRƯỜNG GIANG

Chữ quốc ngữ là "bản lề" cho sự canh tân văn hóa

TS Phạm Thị Kiều Ly bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Đại học Sorbonne Nouvelle (Pháp) năm 2018 với đề tài về Lịch sử biên soạn ngữ pháp tiếng Việt và chữ quốc ngữ. Hiện chị là giảng viên Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội, thành viên Viện nghiên cứu Lịch sử các lý thuyết ngôn ngữ, Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp.
Trình diễn bài Tốt nghiệp ngành Thiết kế thời trang, Khoa Thiết kế Mỹ thuật, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, tháng 6/2024.

Đi tìm giải pháp khả thi

Từ khoảng 10 năm trở lại đây, bên cạnh Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp, nơi đào tạo nhân lực cho lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng có truyền thống 75 năm, hơn 40 trường đại học khác trên cả nước đã mở thêm khoa, mã ngành đào tạo thuộc lĩnh vực này. Trong đó, chiếm ưu thế là các ngành thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất.
Tác phẩm Chiều công trường của tác giả Lâm Điều Trung đoạt Huy chương Đồng nhưng bị thu hồi vài ngày sau đó vì đám mây trong ảnh được ghép từ kho hình ảnh mây của phần mềm Adobe, không phải do tác giả tự chụp.

“Hiểu sai” hay “ngồi nhầm chỗ”?

Liên tiếp những tác phẩm đoạt giải cao tại một số cuộc thi nhiếp ảnh bị ban tổ chức thông báo thu hồi giải thưởng, do tác giả sử dụng công nghệ để chỉnh sửa, sai với tiêu chí cuộc thi. Những rắc rối không mới ấy cho thấy một góc nhìn ấu trĩ trong nhận thức của một số tác giả đang thực hành sáng tạo nghệ thuật, không chỉ trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
Thông tin lễ ra mắt sách của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung.

Đa sắc

Ngày 22/9 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội), diễn ra chương trình giới thiệu cùng lúc ba cuốn sách mới xuất bản của nhà thơ, nhà giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung.
Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Khiêm (thứ hai, từ trái sang), cùng các diễn viên Đoàn tuồng Đa Hội, tỉnh Bắc Ninh, chụp ảnh kỷ niệm sau một buổi diễn. Ảnh: NVCC

Muốn trao truyền tất cả vốn liếng nghệ thuật

Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Khiêm thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình gắn bó với nghệ thuật Tuồng truyền thống ở ngoại thành Hà Nội. Những ưu tư sau bao khó khăn chung-riêng trong cuộc sống của một nghệ sĩ chuyên tâm với nghệ thuật tuồng dường như chưa bao giờ vương lại nơi tiếng cười giòn, đầy lạc quan của bà khi trò chuyện về những trải nghiệm sâu sắc với từng nét nhấn nhá  câu hát, từng sợi rung ngân từ tâm can để diễn cho ra ngữ khí của nhân vật.
Cảnh trong phim "Tro tàn rực rỡ".

Bao giờ hết cảnh "ăn đong"?

Cứ tầm này hằng năm kể từ năm 2003, lời mời gửi tác phẩm tham dự Vòng sơ tuyển giải Oscar năm tiếp theo cho phim nước ngoài lại được Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), chuyển tới các đơn vị sản xuất phim trong nước. Một Hội đồng tuyển chọn cấp quốc gia đồng thời được thành lập, để tìm ra gương mặt xứng đáng đại diện Việt Nam tham dự giải thưởng điện ảnh tầm vóc toàn cầu kể trên.
Một buổi tuyển chọn diễn viên cho bộ phim “Hà Nội trong mắt em”. Ảnh: NVCC

Hà Nội luôn là nơi tinh hoa hội tụ

“Hà Nội trong mắt em” đánh dấu sự trở lại của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội trong việc sản xuất phim truyền hình sau 20 năm. Bộ phim dự kiến bao gồm 40 tập, do Đào Thanh Hưng lên ý tưởng và làm đạo diễn. Đây là một trong hai bộ phim truyền hình nhiều tập thuộc dự án phim Vì tình yêu Hà Nội, phát sóng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng anh.
Quán phở “Mẹ nấu” của chị Oanh ở Auckland, New Zealand với nước dùng quyện hương vị riêng được truyền lại từ người mẹ bán phở lâu năm ở quê nhà Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: Đỗ Đạt

Nghĩ về một di sản mới được ghi danh

Phở Hà Nội và Phở Nam Định vừa được ghi danh trong Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là niềm vui hãnh diện của cộng đồng làm nên “văn hóa phở”. Chúng ta trân trọng những giá trị thấm phong vị ẩm thực đặc sắc của di sản này.
Tác phẩm được trưng bày tại “Làng nghệ thuật Việt Nam”.

Sắc mầu tháng 9

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) và hướng tới Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), tại Khu Thái Học - Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đang diễn ra triển lãm thư pháp quốc ngữ Nghiên bút còn thơm do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức.
Tiến sĩ Sonho Kim, người đứng ngoài cùng bên trái, chụp ảnh lưu niệm với Đoàn cán bộ, nhà báo Việt Nam đến làm việc với KPF.

“Hệ miễn dịch” tin giả cho cộng đồng

Tin giả, nhất là những thông tin giả được lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội, đang là vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và các mạng xã hội khiến cho những giải pháp ứng phó với tệ nạn này trở nên phức tạp và rất khó triệt để.
back to top