Với sự cần cù, người dân đã khiến đá trổ xanh. Ảnh: Giang Toan

Khúc tráng ca xứ đá

Đã nhiều lần đến "xứ đá" Hà Giang, song mỗi lần trở lại trong tôi luôn ngập đầy cảm xúc và sự nể phục sức sống mãnh liệt của người dân trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nơi đây, đá giăng tứ bề, đá thành rừng thử thách bước chân con người. Cuộc sống vất vả đủ đường nhưng người dân vẫn vươn lên, bám bản, khiến đá nở hoa.
Tác giả bên Bia tưởng niệm Di tích cuộc võ trang vượt ngục ngày 12/12/1952.

Kỳ IV: Ngút trời linh khí (Tiếp theo và hết)

Nơi này là vùng đất thiêng. Mỗi hòn đá cành cây, mỗi đợt sóng dâng trào biển khơi hay sẫm mầu núi biếc Côn Đảo đều có thể kể một câu chuyện về những thời, những người đã qua. Từng tấc đất trên đảo nhỏ giữa trùng khơi đều lưu những dấu tích của lòng uất hận và ý chí ngoan cường của những người Việt vì đại nghĩa Tổ quốc mà có thể hiến dâng cả thân xác vô cùng quý giá của mình.
Nhà Công quán Côn Đảo, nơi nhà soạn nhạc Charles Camille Saint Saens viết chương cuối của vở nhạc kịch "Hoàng hậu Fredegonde".

Kỳ III: Âm nhạc và ngục tù

"Hoàng hậu Fredegonde" là một vở nhạc kịch bất hủ của nhà soạn nhạc thiên tài người Pháp Charles Camille Saint Saens (1835-1921). Ông là một nhạc sĩ thuộc trường phái lãng mạn. Tên tuổi của ông được xếp vào những nghệ sĩ hàng đầu châu Âu theo người đương thời đánh giá và ông là Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp quốc. Vở nhạc kịch và nhà soạn nhạc của quốc gia xa xôi ấy thì có liên quan gì đến Côn Đảo, nơi được mệnh danh là "địa ngục trần gian" giữa trùng khơi Việt Nam?
Bài tập đu dây qua các tòa nhà của các nữ chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm. Ảnh: NAM VY

Cho mỗi sớm mai yên bình

Giữa cái nắng chói chang, các chiến sĩ cảnh sát cơ động vẫn luôn hăng say rèn luyện để trở thành những người "mình đồng, da sắt", sẵn sàng xuất kích tới những "điểm nóng" khi có mệnh lệnh.
Năm học mới này, ngôi trường nhỏ Bắc Phong đón hơn 200 em học sinh nội trú.

Mùa thu, gùi chữ lên non

Vùng cao phía bắc địa đầu Tổ quốc, tháng 8, sát ngày tựu trường, là đỉnh điểm mùa mưa. Song, bất chấp những cơn mưa xối xả "trôi đất trôi cát", tối tăm mặt mũi, mọi điểm trường, điểm bản vẫn rộn ràng chuẩn bị cho năm học mới, quyết "đem cái chữ về" thắp sáng đỉnh non ngàn.
Chị Trang (bên phải) và chị Xiêm nỗ lực làm tranh cuốn giấy, vừa để kiếm thêm tiền trang trải chi phí, vừa để quên đi phần nào bệnh tật.

Thổi âm thầm những cơn gió mát

Mùa nắng nóng, có lúc cả bầu trời như cái chảo lửa khổng lồ khiến ngay cả những tán cây cũng teo tóp. Thế nhưng vì mưu sinh, không ít người lao động nghèo vẫn phải oằn mình ngoài đường phố Hà Nội, nhiều bệnh nhân chạy thận trú mình trong những căn phòng trọ vài mét vuông. Trong gian khó vẫn luôn có những bàn tay thiện nguyện trao yêu thương, cách con người đối đãi với nhau như cơn gió mát lành tiếp sức cho mỗi phận người.
Du khách tham quan Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng.

Về Mường Phăng nhớ ghé Che Căn

Cái tên Mường Phăng, tỉnh Điện Biên đã đi vào lịch sử và suy nghĩ của nhiều người khi địa danh này là nơi đặt Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Vậy nhưng, nếu đến Mường Phăng thì sẽ biết đến Che Căn. Hiện nay, Mường Phăng nỗ lực biến Che Căn trở thành địa điểm du lịch trọng điểm với lợi thế riêng có là Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ và cảnh quan thiên nhiên độc đáo tại nơi này…
Nghệ nhân K’Trời dạy các cháu học sinh chơi cồng chiêng.

Từ những cuộc trao truyền nhạc cụ dân tộc Mạ

Đồng bào dân tộc Mạ có hệ thống các loại nhạc cụ hết sức độc đáo, bao gồm bộ gõ, bộ dây và bộ hơi; trong đó có một số nhạc cụ chính như: đàn đá, cồng, chiêng, trống, khèn bầu sáu ống, sáo bầu ba lỗ, kèn môi, khèn sừng trâu, đàn ống tre… Ngoài ra, còn có một số nhạc cụ khác được chế tác từ chất liệu thiên nhiên theo sự sáng tạo ngẫu hứng của một số nghệ nhân.
Cụm tòa nhà tái định cư mặt đường Tân Mai xây dựng nhiều năm vẫn chưa có người ở.

Chung cư bỏ hoang, đất vàng lãng phí

Có một nghịch lý đang diễn ra ở Hà Nội là nhiều chung cư, nhà cao tầng tái định cư xây xong rồi bỏ hoang, trong khi đó hàng vạn người nghèo vẫn khát một chốn dung thân. Tình trạng đã kéo dài nhiều năm nay, song các cơ quan chức năng vẫn loay hoay tìm biện pháp xử lý.
Người dân Mê Linh trồng hoa trong chậu cho thu nhập cao. Ảnh: Quang Thái

Làng hoa hối hả vào mùa

Dịch bệnh khiến cho hầu hết các làng hoa trong cả nước bị ảnh hưởng. Để thích ứng, nhiều chủ vườn ở các làng hoa phía bắc đã tìm kiếm những cách làm mới.

Chưa bao giờ B. lại thấy nhà mình tràn ngập hoa cúc vàng dịp 20/11 như năm nay.

Chuyện của những đóa cúc vàng

"Năm nào, đến 20/11, ba mẹ em cũng mở cửa từ sáng tới chiều không kịp đóng vì cứ 15-20 phút lại có tốp trò cũ đến thăm. Hoa hồng nhiều lắm. Ba mẹ phải chuẩn bị sẵn hai cái thùng to dưới bếp để ngâm nước, sợ héo. Năm nay, nhà toàn hoa cúc vàng, nhìn lạ quá", N.Đ.B. (TP Thủ Đức) đưa mắt nhìn quanh nhà một lượt rồi lặng lẽ ra ghế ngồi. Ngoài trời, mưa tầm tã rơi.

Thành phố đã tỉnh lại, sau một cơn mê dài.

Một cuộc đời bình thường là hạnh phúc

Mẹ tôi bảo: "Giờ ra đường gặp lại ai cũng mừng. Thấy người đó còn khỏe mạnh là vui lắm rồi". Gần hai tháng sau khi TP Hồ Chí Minh hồi phục, dư chấn đại dịch vẫn in hằn. Song, nếu thành phố có phần nào "chậm" lại, thì cuộc đời lại có phần sâu sắc và gắn kết hơn.

Nhà dài, kiến trúc độc đáo và đặc sắc của người Ê Đê.

"Buôn trong phố" đã hồi sinh

Không gian đô thị hết sức đặc thù, với những buôn làng của cộng đồng người Ê Đê, được kiến tạo nên từ hàng trăm năm qua, nhưng "cơn lốc" đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ đã nhanh chóng đẩy những không gian văn hóa đặc biệt đó của TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) lùi xa, hoặc biến dạng một cách đáng kinh ngạc.

Già làng - nghệ nhân chỉnh chiêng người dân tộc Mạ.

Kỳ II : Trống cái giữa dàn chiêng

Tôi hỏi: “Thời bây giờ, vai trò của già làng còn thật sự quan trọng nữa không?”. Ông K’Điệp, một trí thức người Cơ Ho nói rằng: “Già làng nói - dân làng nghe; già làng hô - dân làng hưởng ứng; già làng làm - dân làng làm theo. Có nghĩa là vai trò của già làng vẫn rất quan trọng, nhất là trong việc hỗ trợ cấp ủy, chính quyền vận động quần chúng…”.

Già làng Ê Ðê. Ảnh: THANH LỘC

Kể chuyện già làng Tây Nguyên

Hồi niên thiếu, đọc những tác phẩm văn chương về đại ngàn Tây Nguyên, một trong những ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là hình ảnh các vị già làng khả kính. Hình bóng họ hiện lên lừng lững giữa buôn làng. Ðầu đội mũ giắt lông chim quý, miệng ngậm tẩu thuốc, gương mặt quắc thước, già ngồi oai vệ giữa trung tâm nhà rông…

Nhà bia Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ mặt trận Vị Xuyên.

Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử

Chuyến công tác của chúng tôi cuối tháng 6 vừa qua đúng vào dịp tỉnh Hà Giang trang trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng hài cốt bốn liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên. Dự án tu bổ, mở rộng Nghĩa trang đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng. Nơi đây không chỉ có một khu mộ với đài hương, đền thờ trang nghiêm, mà còn cả một không gian khoáng đạt - địa chỉ đỏ để các cựu chiến binh, thân nhân anh hùng liệt sĩ và nhân dân đến thăm viếng, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ... 

Lãnh đạo tỉnh Yên Bái và ngành Y tế chia tay các thành viên Đoàn công tác lên đường hỗ trợ TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Việt Dũng - TTXVN

Triệu triệu trái tim chung nhịp đập

TP Hồ Chí Minh đang trong những ngày giãn cách xã hội, khó khăn nhiều bề. Nhưng người dân nơi đây không đơn độc! Con cá ngon ở miệt biển, mớ rau xanh, cân gạo tận miền núi cao… được các tình nguyện viên, bà con chuyển đến vùng tâm dịch, các khu cách ly.

Nhân viên điện lực lắp đặt đồng hồ ở một chung cư mini trên địa bàn quận Ðống Ða.

Dẹp nạn chung cư “núp bóng”

Những lời quảng cáo, mời chào hấp dẫn “chỉ từ 650 triệu đồng/căn, vị trí ngay trung tâm, giấy tờ pháp lý đầy đủ, “full” nội thất, xách vali vào ở…” thôi thúc tôi gõ từ khóa “mua bán căn hộ chung cư mini”. Chưa đầy một giây, hơn bảy triệu kết quả hiển thị trên màn hình máy tính. Giá mỗi căn chung cư mini trên địa bàn Hà Nội được rao bán dao động khoảng 600 - 900 triệu đồng, song cũng có những căn cả tỷ đồng.

Người tham gia hiến máu trong lúc đợi kết quả xét nghiệm đều bảo đảm ngồi giãn cách.

Giọt máu nghĩa tình

Hà Nội những ngày nắng nóng đỉnh điểm! Trong khi có những người khoác trên mình bộ đồ bảo hộ có thể khiến người mặc sốc nhiệt và kiệt sức để chạy đua phòng, chống dịch, thì ở góc khác có những người âm thầm đi hiến máu. Dù ở vị trí nào - họ, phần lớn là người trẻ, mang đến niềm tin yêu về một thế hệ sống đẹp, tự nhiên mà đẹp.

Hàng hóa được chuẩn bị để gửi tặng công nhân trong KCN.

Tình người trong tâm dịch Bắc Giang

Bắc Giang đang trong những ngày dịch Covid-19 hoành hành. Cả hệ thống chính trị và toàn dân gồng mình chống dịch. Các F0 ngày một tăng. Tổng số ca F0 trong toàn tỉnh (tính đến ngày 25-5-2021) là hơn 1.000 trường hợp. Âm thầm ngoài kia là các y, bác sĩ, các chiến sĩ bộ đội, công an, hàng nghìn thanh niên tình nguyện làm công tác chống dịch; nhiều nhóm, cá nhân làm công tác thiện nguyện, quyên góp, cứu trợ không quản gian khổ vì mục đích đẩy lùi dịch bệnh.

Trận địa ở độ cao 1.000 m so mực nước biển, nơi pháo binh ta giáng sấm sét xuống đầu thù.

Bên hầm pháo trên đỉnh Pú Hồng Mèo

Ba năm qua, tôi đã đặt chân lên tất cả các ngọn núi quanh lòng chảo lịch sử. Những địa danh như bản Mển, bản Tấu, bản Nghịu, Hồng Lếch, Pú Pha Song, Pú Hồng Mèo, Pú Tà Lèng… vẫn còn đây. Một vài nơi, chúng ta vẫn gặp những vách ta-luy của bộ đội mở đường cho pháo vào vị trí, vẫn gặp những đường hào của 67 năm về trước. Dưới trời Điện Biên mây trắng, chiến công của pháo binh Đại đoàn Công - Pháo 351 hiện lên như chỉ mới hôm qua.

Thiếu tá Nguyễn Trọng Thúy hướng dẫn cho bà con Tiểu khu 179 viết chữ.

Lớp học trong đêm

Suốt 10 năm qua, ở những nơi nghèo khó nhất của vùng phía bắc tỉnh Lâm Ðồng, đã có những lớp học chỉ diễn ra trong đêm - dưới ánh sáng hiu hắt của bóng đèn tích điện. Lớp học mà người cầm phấn trắng đứng trước bảng đen tóc còn xanh, còn học trò có người mái đầu đã pha sương bởi hơn nửa cuộc đời đầy mưa nắng. Ở những lớp học trong đêm ấy, ngoài nghĩa thầy trò nồng thắm, còn ấm áp tình quân dân.

Không gian một thư viện hiện đại Utopia ở Bỉ.

Thư viện hiện đại và "bộ gene" chia sẻ

Biết tôi học nghề thư viện tại Bỉ, bạn bè gốc Việt lắc đầu "tranh nổi việc với dân bản xứ không". Học viên bản xứ cũng băn khoăn: "Bây giờ Google trả lời trong một nốt nhạc, đọc sách online, xem báo miễn phí. Ai vào thư viện?". Giảng viên dạy Nhập môn cười: "Ðấy, còn hỏi, còn băn khoăn nghĩa là còn cần thư viện".

Ðền thờ Bác Hồ trên đảo Cô Tô.

Cô Tô - vùng đất “phên giậu” thiêng liêng

Trong khuôn viên Tượng đài Bác Hồ trên đảo Cô Tô, hàng tùng đang đâm chồi nảy lộc xanh biếc, hoa đua nở rực rỡ, tỏa ngát hương. Lá cờ Tổ quốc đỏ tươi tung bay trên nền trời xanh thẳm. Ngoài khơi xa, văng vẳng tiếng còi tàu vươn khơi, nhịp sống mới bắt đầu.

Những người còn lại trong đoàn quân đưa trâu, bò ra bắc sơ tán vui vẻ nhớ chuyện xưa.

Cuộc sơ tán chưa từng có

Huyện Vĩnh Linh đang có đàn trâu, bò với số lượng lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, để có được như hôm nay, một câu chuyện ít người được biết đó là vào cuối những năm 60 thế kỷ trước, Vĩnh Linh đã tổ chức một cuộc sơ tán rầm rộ 760 con trâu, bò ra tỉnh Hà Tĩnh để bảo toàn công cụ sản xuất. Cuộc sơ tán hoàn thành được xem như một kỳ tích. 34 thanh niên khỏe mạnh nhận nhiệm vụ nặng nề sơ tán đàn trâu, bò ngày ấy nay chẳng còn lại được mấy người.

Tình nguyện viên dọn rác ở Ninh Hòa. Ảnh: THÁI THỊNH

Những ngư dân chọn sống xanh

Cháy bỏng niềm mong mỏi biển luôn trong xanh, phía bờ không còn rác, nhất là rác thải nhựa, nhiều ngư dân ở một số làng chài ven biển Khánh Hòa xem việc tự nguyện làm sạch biển như làm sạch chính ngôi nhà của mình. Với họ, thói quen ấy đã trở thành mục tiêu, giúp chất lượng đời sống tăng lên đồng thời có thể hòa quyện với tự nhiên.

Tìm giải pháp tiêu thụ cà-rốt cho nông dân trên cánh đồng xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng.

Tình người nơi “tâm dịch”

Nhờ sự vào cuộc, ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ tích cực của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân cả nước, đặc biệt sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã tháo gỡ “rào cản”, việc tiêu thụ nông sản ùn ứ tại tỉnh Hải Dương đã cơ bản được giải quyết.

back to top