Các chương trình đào tạo đại học có yếu tố quốc tế đang cần chính sách cởi mở, linh hoạt và tự chủ nhiều hơn để có thể phát huy lợi thế.

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học

Nhiều hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đại học (GDĐH) ở Việt Nam đang làm thay đổi mạnh mẽ bức tranh về đào tạo bậc cao. Với những ưu, nhược điểm khác nhau, tất cả các hình thức này đã góp phần làm cho quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Đồng thời, nó cũng bộc lộ nhiều bất cập, thách thức đòi hỏi phải được nhìn nhận chính xác và đầy đủ.

Nhiều dự báo cho rằng, đợt xét tuyển bổ sung sẽ rất khốc liệt ở các trường top trên.

Vỡ trận vì thí sinh ảo?

Dù dự đoán trước tỷ lệ thí sinh (TS) “ảo” trong mùa tuyển sinh năm nay sẽ rất cao, từ 50 đến 70% và đã đề ra nhiều giải pháp sàng lọc, thế nhưng, các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) vẫn liên tục “vỡ trận” khi TS trúng tuyển không đến nhập học. Cực chẳng đã, các trường thậm chí phải sử dụng đến các biện pháp tiêu cực là chấp nhận gọi vượt (40% đến 100%) dù có khả năng bị phạt rất lớn…

Mùa tuyển sinh năm nay cho thấy, chưa có nhiều dấu hiệu tích cực cho đào tạo cao đẳng. Trong ảnh: Giờ thực hành ở Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.

Sớm vực dậy hệ thống đào tạo cao đẳng

Một vài năm gần đây, quy mô hệ đào tạo cao đẳng (CĐ) nước ta đang sụt giảm nghiêm trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng buồn này, cả từ hệ thống chính sách lẫn nỗ lực tự thân của các cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh nhu cầu xã hội và nhận thức của người dân đang dần dịch chuyển theo hướng chú trọng trình độ tay nghề, việc gỡ khó để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đào tạo CĐ đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Cần đổi mới phương thức giảng dạy đại học để tăng độ hiệu quả nhất là trong bối cảnh giáo dục cũng hội nhập sâu sắc hiện nay.

Tự chủ trong giáo dục đại học

Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo - một trong ba đột phá chiến lược cần thực hiện có hiệu quả trong giai đoạn mới. Để đạt được mục tiêu mong muốn, nhiệm vụ cụ thể ở đây là gì?

Dư luận vẫn băn khoăn, liệu quá trình thực thi việc sửa đổi Quy chế thi tuyển 2016 có được tốt đẹp như trên giấy…

Vẫn chưa thể yên lòng

Được coi như giải pháp nhằm “khắc phục triệt để những bất cập” của mùa tuyển sinh năm ngoái, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia và Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy năm 2016 (gọi chung là Quy chế thi tuyển 2016) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công bố. Tuy nhiên, vẫn còn những nỗi lo mùa thi trước chưa được tháo gỡ.

Niềm tin các nhà khoa học trẻ

Là những đảng viên trẻ, nhà khoa học trẻ, công trình nghiên cứu tuy mới ở chặng đầu, nhưng dấu ấn để lại không hề nhỏ. Bằng niềm tin tuyệt đối vào Đảng, vào lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, họ luôn tâm niệm hãy cố gắng làm điều tốt nhất và làm tốt nhất công việc của mình vì sự phát triển của cộng đồng, xã hội, và đó là thiết thực đóng góp xây dựng đất nước.

Tinh thần “positive”

Trở về Tổ quốc làm việc sau những năm tháng du học nước ngoài, những trí thức trẻ tiêu biểu này đã phải vật lộn, trăn trở để thích nghi và cống hiến, tạo nên nhiều thành quả sáng tạo được ghi nhận. Dẫu mang những sắc thái khác nhau, song tâm sự của mỗi nhà khoa học trẻ trên hành trình trở về phục vụ Tổ quốc với tinh thần positive (chủ động, tích cực) đủ gợi trong chúng ta biết bao suy ngẫm…

Diễn Đàn Đằng sau hàng ngàn điểm 0 môn Toán

Đó là sự thảng thốt, là cái giật mình của nhiều người ngay sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố thống kê điểm kỳ thi THPT quốc gia 2015. Không giật mình sao được, khi có đến gần 30 nghìn thí sinh bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) ở môn Toán, tỷ lệ cao nhất trong số tám môn thi. Trong đó, có đến hơn 5.000 bài thi điểm 0, có nghĩa là ngần ấy thí sinh không làm đúng dù chỉ một ý nhỏ nào trong đề thi Toán năm nay.

Thạc sĩ Phạm Huy Hoàng: "Chỉ khi nào người có năng lực được đánh giá đúng và không bị cản trở phát triển, lúc đó tình hình mới được cải thiện".

Mong ước của chúng tôi...

Phạm Huy Hoàng, 32 tuổi, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Cấp thoát nước và môi trường tại Đại học KU Leuven của Bỉ và tiếp tục được trường này nhận làm nghiên cứu sinh bậc Tiến sĩ. Dương Viết Cường, 34 tuổi, tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ hóa học trong nước, từ tháng 8-2010 trúng tuyển học Tiến sĩ tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia (CNRS) và ĐH Strasbourg (Pháp). Cuộc trò chuyện đầu năm 2014 với hai nhà khoa học trẻ này vẫn xoay quanh những vấn đề cốt tử: môi trường nào là phù hợp để mở cửa phòng thí nghiệm đi vào phục vụ đời sống thực tế?

"Tiếp lửa" cho nhà khoa học trẻ

"Tiếp lửa" cho nhà khoa học trẻ

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân dành cả cuộc đời cho nghiên cứu khoa học, miệt mài giảng dạy, và phục vụ các đối tượng ngành giáo dục và nông nghiệp. Dù tuổi đã cao nhưng ông không ngơi nghỉ, vẫn xắn tay vào nhiều công việc khác nhau. Hiện ông là Chủ tịch HĐQT Trung tâm Nghiên cứu Mía Đường Thành Công Tây Ninh; Giám đốc Nhóm Phát triển Nông nghiệp Việt-Phi châu và nhiều cương vị quan trọng khác. PV Báo Nhân Dân cuối tuần có cuộc trao đổi với giáo sư về những trăn trở trong việc tạo dựng môi trường, động lực cống hiến cho các nhà khoa học trẻ.

Nhiều chuyên gia cho rằng không nên tổ chức lớp chọn ở cấp Tiểu học và THCS, nhưng có thể tổ chức lớp chuyên ở cấp THPT.

Cấm lớp chọn... vẫn "chọn lớp"

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có quy định không tổ chức lớp chọn trong trường phổ thông ở tất cả các cấp học, nhưng trên thực tế các "lớp chọn" vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức và tên gọi khác nhau. Cái gì tồn tại ắt có lý, và nếu tồn tại lâu dài hẳn phải xuất phát từ nhu cầu thực tế nào đó. Điều quan trọng là Nhà nước cần có biện pháp quản lý hữu hiệu, phù hợp đòi hỏi của xã hội. Và hơn hết, phải vì mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.

Sẽ có nhiều đổi mới trong tuyển sinh đại học theo hướng giảm áp lực.

Kinh nghiệm từ nước Mỹ

Sau một thời gian dài chuẩn bị, đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" đã được thông qua tại Hội nghị Trung ương VIII vừa qua. Một trong những nội dung đáng chú ý là kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ được đổi mới theo hướng kiểm tra năng lực, và kết quả của nó sẽ được sử dụng như một trong những căn cứ để tuyển sinh, thay thế cho kỳ thi đại học hiện nay. Việc lựa chọn giải pháp thi cử này đang tạo nên nhiều luồng ý kiến trong xã hội...

Ký ức ngày khai trường

1. Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện của chính mình. Chẳng biết nếu tôi không sinh ra trên mảnh đất ấy, không cắp sách đi học tại cái đình làng ấy và không học những bài thơ đã găm vào trí nhớ tôi, thì tôi có thành nhà văn hay không?

Còn nhiều trăn trở

Hai đợt thi chủ yếu, mùa tuyển sinh ÐH, CÐ năm nay đã khép lại. Thế nhưng, trước yêu cầu của thực tiễn, trước chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, xã hội vẫn đặt những câu hỏi: làm sao để giảm áp lực, và thi cử thế nào cho thật sự hiệu quả?

Muôn trùng tầm mắt Việt Nam

Sau bao nhiêu phập phồng hồi hộp của ba lần trì hoãn vì lý do thời tiết, 9 giờ 06 phút 31 giây ngày 7-5-2013, vệ tinh viễn thám VNREDSAT-1 đã nương theo tên lửa đẩy VEGA, từ bãi phóng Ku-ru, Guy-a-na (Kourou, Guyana) tiến thẳng vào quỹ đạo. Một thời khắc lịch sử. Một bước tiến vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam.
Hướng dẫn kiểm tra độ ô nhiễm của nước tại điểm trường Cửa Vạn (Trường THCS Hùng Thắng, TP Hạ Long, Quảng Ninh).

Vệ sinh học đường còn nhiều bất cập

Chuyện nhỏ mà không nhỏ, vấn đề vệ sinh học đường đã trở nên bức xúc, ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh, sinh viên. Chưa nói đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa mà ngay tại các thành phố lớn, việc xây dựng nhà vệ sinh và các trang thiết bị vệ sinh trường học vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Việc đưa giáo dục giới tính vào nhà trường còn kém hấp dẫn.

Khi "hươu non" lạc đường

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên không chỉ đang thiếu kinh nghiệm sống mà ngay cả vấn đề sức khỏe sinh sản, giới tính cũng có một "lỗ hổng" lớn. Ðiều đó không chỉ khiến các em hoang mang mà còn dễ lĩnh nhận hậu quả bởi cách nghĩ non nớt hay một phút ngã lòng.
Tiến sĩ Ðinh Ðoàn nói chuyện về giới tính cho học sinh trường THCS huyện Cao Phong - Hòa Bình.

Cần có những chương trình hiệu quả

"Giáo dục giới tính", cụm từ nghe đã quen tai, song thực chất vấn đề lại chưa được hiểu một cách cặn kẽ, còn nhiều tranh cãi. Bên cạnh mặt tích cực mà công tác giáo dục giới tính (GDGT) thời gian gần đây đem lại, vẫn còn rất nhiều vướng mắc: gia đình chưa "cởi mở", nhà trường chưa có phương pháp dạy và học hiệu quả, xã hội chưa thật sự coi trọng. Chung quanh vấn đề này, Báo Nhân dân Cuối tuần đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tư vấn tâm lý Ðinh Ðoàn, giọng nói quen thuộc trên chương trình tư vấn trực tiếp "Cửa sổ tình yêu" của Ðài Tiếng nói Việt Nam.
Ảnh minh họa

Ðừng bắt trẻ "gánh" quá nặng !

Phải "chạy" trước mấy năm để con được học trường điểm, rồi lại  tìm "cửa" xin vào lớp chuyên, lớp chọn... Ðó là những điều ám ảnh tâm trạng hầu hết các bậc phụ huynh, khi con cái đến tuổi tới trường và chuyển cấp.
Khám bệnh ở một trạm y tế xã (tỉnh Hòa Bình).

Vùng cao chờ bác sĩ

Hòa Bình là tỉnh miền núi, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Trong những năm qua, công tác tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực ngành y tế còn rất bất cập. Mặc dù toàn tỉnh đã đạt 6,75 bác sĩ/10 nghìn dân, 60% trạm y tế xã có bác sĩ, nhưng thực trạng nguồn nhân lực y tế Hòa Bình hiện tại và trong những năm tới vẫn còn thiếu hụt cả về lượng và chất.
TP Ðà Nẵng đang tập trung đầu tư cho giáo dục, phấn đấu đến năm 2016 tất cả học sinh tiểu học đều được bán trú và học ha

Siết thế nào cho chặt ?

Căn cứ Thông tư 17/2012/TT-BGDÐT của Bộ GD-ÐT và tình hình thực tế, nhiều tỉnh, thành đã dự thảo hoặc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm (DT, HT). Những quy định cụ thể về nguyên tắc, tổ chức, thủ tục cấp phép, trách nhiệm quản lý DT, HT... nhằm siết chặt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội, tránh tiêu cực trong hoạt động này. Ngoài quy định trên giấy, những biện pháp quyết liệt chấn chỉnh cũng được áp dụng. Liệu những động thái nói trên có giải quyết triệt để "căn bệnh" trầm kha bấy lâu?
Phân bổ nguồn lực

Phân bổ nguồn lực

Thực hiện Ðề án 1816, ngành y tế đã phần nào thực hiện lời giải cho bài toán về sự thiếu hụt, hoặc phân bổ không đồng đều nguồn lực y tế giữa các vùng miền, giữa tuyến trên và tuyến dưới. Tất nhiên, hiện vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Các nhà quản lý, chuyên môn đã trao đổi thêm về vấn đề này... 
Thực hiện Ðề án 1816 - cán bộ y tế tuyến trên tăng cường về cơ sở.

Giảm tải, nâng cao năng lực y tế

Thực hiện Ðề án 1816 "Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ tuyến trên về tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh" và Ðề án Bệnh viện vệ tinh đang được Bộ Y tế triển khai quyết liệt nhằm giảm tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên và nâng cao năng lực tuyến dưới đã từng bước được cải thiện.
Bác sĩ tình nguyện khám bệnh cho trẻ em vùng cao.

Áo xanh ấm áp nghĩa tình

Ðoàn công tác của Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam lên Hà Giang, đúng vào lúc tiết trời trở lạnh. Sương mù, mưa phùn, đường trơn trượt, khó đi. Tham gia cùng Ðoàn là các bác sĩ Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam trong Chương trình  ra quân "Tình nguyện Mùa đông năm 2012", với chủ đề "Thanh niên hành động vì an sinh xã hội". Ðây cũng là một trong những việc làm thiết thực chào mừng Ðại hội Ðoàn toàn quốc lần thứ X và Ðại hội Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam toàn quốc lần thứ hai.
Thầy giáo Trần Văn Lực trong một giờ giảng.

"Trồng người" trên đỉnh Ngọc Linh

Quanh mâm cơm đạm bạc,  bếp lửa rực hồng xua tan bớt cái buốt giá nơi miền sơn cước, là những câu chuyện với bao nỗi niềm của thầy giáo, cô giáo trẻ - những người "cắm bản". Họ đã vượt qua khó khăn, gian khổ, ngược lên rừng thẳm với một ước mong "gùi" con chữ đến với các em nhỏ ở Trà Linh Nam, huyện Trà My (Quảng Nam), một xã cao nhất trên đỉnh Ngọc Linh.
Liên tục tuyển dụng nhưng hệ mầm non và tiểu học tại TP Hồ Chí Minh lúc nào cũng trong tình trạng thiếu giáo viên. 

Không dễ trụ vững với nghề

Năm học 2012-2013, Sở Giáo dục và Ðào tạo thành phố Hồ Chí Minh thông báo tuyển dụng 3.298 chỉ tiêu giáo viên, cho các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông. Có đến gần 5.000 hồ sơ gửi tham gia dự tuyển. Và, để có một suất trong số hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng trên, không phải ai muốn cũng có thể đặt chân vào. Trong khi thực tế trên địa bàn thành phố, việc thiếu giáo viên vẫn cứ thiếu. Nguyên nhân từ đâu?...
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang có chiều hướng tăng.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Những năm gần đây, ngành y tế đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong công tác phòng, chữa và điều trị, nâng cao chất lượng sống cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT). Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, việc phòng, chống và phát hiện sớm để giảm số người mắc căn bệnh này đang là thách thức không nhỏ...
Một trong những công việc thường ngày của cô giáo vùng cao. Ảnh: ÐỨC KỲ

Nỗi lo toan của người thầy

Nghề sư phạm vốn phải rèn luyện công phu và nghiêm túc. Nhà giáo phải làm việc vất vả, chịu nhiều áp lực. Thế nhưng, với mức lương, chế độ đãi ngộ và tuyển dụng giáo viên (GV) như hiện nay thì chưa thể bảo đảm đời sống để những thầy giáo, cô giáo tâm huyết gắn bó với nghề. Thực tế cũng cho thấy vị thế xã hội của nhà giáo đang giảm sút; ngành sư phạm không còn hấp dẫn các bạn trẻ như trước; chất lượng sinh viên đầu vào thấp dần... Tất cả hiện trạng đó đã khiến nỗi âu lo của những người thầy ngày càng thêm nặng.
Bà Nguyễn Thị Kim Chi

Từ trái tim đến trái tim

Nỗ lực giảm đến mức thấp nhất số trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS rất cần sự chung tay, sẻ chia và vào cuộc của cả xã hội. Những ý kiến tâm huyết cùng đề xuất, kiến giải của người trong cuộc không ngoài mong muốn để các em nhỏ thiệt thòi sớm có tương lai tươi sáng hơn.
Dù đã phải uống thuốc phơi nhiễm HIV, chị Nguyễn Thị Thái (người ngồi) vẫn gắn bó với các cháu bé có "H" ở Trung tâm bảo

Những ước mơ thầm lặng

Khó bút mực nào diễn tả hết tâm huyết những thầy thuốc, giáo viên, cán bộ trung tâm bảo trợ xã hội, nơi chăm sóc, nâng giấc từng bữa ăn, giấc ngủ, chắp cánh khát khao tri thức cho những đứa trẻ nhiễm HIV. Trái tim thương yêu và tấm lòng nhân hậu đã vượt lên nỗi lo hiểm nguy luôn rình rập, xua tan bóng đêm u tối của bệnh tật và cả nỗi cô đơn, giá lạnh trong lòng con trẻ.
back to top