Sau hai tháng, với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực của gia đình, ông Đinh Văn Đế ở xóm Ao Then, xã Yên Đổ, làm lại ngôi nhà sàn mới khang trang.

Nỗ lực ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ, sạt lở

Mưa lũ lịch sử, sạt lở trên diện rộng đầu tháng 9/2024 tại tỉnh Thái Nguyên gây thiệt hại lớn, trong đó huyện miền núi Phú Lương bị thiệt hại nặng nề. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huy động tối đa nguồn lực, nhân lực để khẩn trương khắc phục sạt lở, dựng lại nhà ở, khôi phục sản xuất nhằm ổn định đời sống người dân.
Chị Vũ Thị Thanh Hảo với thương hiệu Chè Thịnh An.

Người nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024

Với sự trân trọng và khát vọng vươn lên từ cây chè quê nhà, sau nhiều năm trăn trở, chị Vũ Thị Thanh Hảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Chè Thịnh An ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã xây dựng thành công thương hiệu chè, đưa hợp tác xã ngày càng phát triển, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Mỗi khi mưa lớn, nước lũ suối Nam Tiền dâng cao, phương tiện đi lại duy nhất của người dân là thuyền.

Vất vả dưới chân bãi thải

Sinh sống dưới chân bãi thải tây của Công ty Than Khánh Hòa đổ đất, đá cao như núi, người dân xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) phải đối mặt với nguy cơ sạt lở, bụi, lũ lụt, tiếng ồn và mong muốn được di chuyển đến nơi ở mới để ổn định đời sống lâu dài.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao 10 bò cái sinh sản tặng hộ nghèo ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai.

Thái Nguyên phát động Tháng cao điểm vì người nghèo

Sáng 14/10, tại xã vùng xa Vũ Chấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Võ Nhai tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau" và phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao quyết định đặc xá cho các phạm nhân.

Đặc xá 107 phạm nhân tại Trại giam Phú Sơn 4

Sáng 1/10, Trại giam Phú Sơn 4 (Bộ Công an) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước. Đến dự có đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Lớp học may công nghiệp được tổ chức cho hơn 30 chị em dân tộc H’Mông ở xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.

Khi phụ nữ dân tộc Mông ở vùng cao học nghề may công nghiệp

Bản Tèn có 145 hộ đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống, hầu hết thuộc diện hộ nghèo, là xóm ở trên cao, xa nhất xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phụ nữ dân tộc H'Mông ở Bản Tèn vốn chỉ quanh quẩn trong xóm, cấy lúa và làm nương rẫy, nay ra lớp học nghề may, cho thấy chuyển biến lớn về nhận thức, quyết tâm giảm nghèo bền vững.
Chiến dịch truyền thông với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" có nhiều hoạt động ý nghĩa.

Truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới

Chiến dịch truyền thông với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được tổ chức tại Thái Nguyên trong hai ngày 24 và 25/9.
Tỉnh Thái Nguyên thực hiện phương châm nước rút đến đâu, phun khử trùng, tiêu độc đến đấy nên đến nay không có dịch bệnh xảy ra sau lũ.

Thái Nguyên tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả bão lũ

Bão lũ vừa qua gây thiệt hại lớn đối với hạ tầng kinh tế-xã hội, nhà ở, sản xuất, đời sống người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Ngay sau bão lũ, tỉnh Thái Nguyên đã huy động tổng lực khắc phục hậu quả; đã hỗ trợ đợt 1 và chuẩn bị hỗ trợ đợt 2 để các địa phương, các ngành trong tỉnh khẩn trương khắc phục về nhà ở, sản xuất, hạ tầng.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 Quân khu I và nhân dân khắc phục sạt lở đường giao thông tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên kịp thời khắc phục sạt lở bảo đảm đi lại thông suốt

Đợt mưa to, lũ lớn trên diện rộng ở tỉnh Thái Nguyên gây thiệt hại lớn đối với ngành giao thông, hàng trăm điểm sạt lở cùng lúc xảy ra gây ách tắc. Nhưng với tinh thần chủ động, chuẩn bị chu đáo và tinh thần sẵn sàng khắc phục cao của ngành giao thông nên ngay từ đêm 11/9, khi mưa, lũ xảy ra, sạt lở tại hầu hết các tuyến đường trên địa bàn tỉnh cơ bản được khắc phục, thông tuyến để phục vụ ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ lũ lụt, đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, trao số tiền 3 tỷ đồng cho tỉnh Thái Nguyên hỗ trợ viên chức, người lao động bị thiệt hại do lũ lụt.

Các cấp công đoàn chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt ở Thái Nguyên

Trận lũ lụt lịch sử vừa qua gây thiệt hại lớn đối với tỉnh Thái Nguyên, trong đó viên chức, người lao động bị thiệt hại không nhỏ. Ngay trong lũ và nước rút, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và các cấp công đoàn trên địa bàn chung tay cùng với tỉnh ứng phó và khắc phục thiệt hại, góp phần ổn định đời sống viên chức, người lao động.
Trong đợt lũ vừa qua, tỉnh Thái Nguyên có hơn 700 con lợn bị chết, lũ cuốn trôi.

Thái Nguyên tập trung khôi phục chăn nuôi sau lũ

Nước lũ lên nhanh, dâng cao, trên diện rộng, làm ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bị thiệt hại lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ, lợn, gia cầm, thủy cầm bị cuốn trôi là khoảng 302 nghìn con; vật tư chăn nuôi, chuồng trại hư hỏng, thiệt hại ước tính là gần 35 tỷ đồng; 865ha thủy sản bị ngập, thiệt hại hơn 32 tỷ đồng. Sau lũ, ngành nông nghiệp và nông dân toàn tỉnh đang nỗ lực khôi phục chăn nuôi.
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng thăm, tặng quà ông Nguyễn Văn Hiển, thương binh, sinh sống tại tổ 14, phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng kiểm tra việc khắc phục hậu quả lũ lụt ở Thái Nguyên

Chiều 15/9, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với tỉnh Thái Nguyên về việc lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra trên địa bàn tỉnh.
Vùng rau Túc Duyên ở thành phố Thái Nguyên vốn trù phú, sau lũ bị san phẳng.

Thái Nguyên: Nan giải khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ

Lũ lụt lịch sử đi qua, để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tổng diện tích lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập lên đến hơn 8.000ha, phần lớn là mất trắng; hơn 300 nghìn con gia súc, gia cầm, gần 900ha thủy sản bị ngập. Việc khôi phục đang trở nên nan giải, nhiều nơi người dân “bó tay” chờ sản xuất vụ sau.
Đường Hồ Chí Minh qua huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên không lưu thông được.

Đường Hồ Chí Minh qua Thái Nguyên tê liệt do sụt lún mặt đường

Ngày 14/9, đường Hồ Chí Minh tại Km205+900 qua địa phận xã Tân Dương, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị sụt lún mặt đường nghiêm dài khoảng 50m, rộng toàn bộ nền mặt đường, sâu cả mét nên không thể lưu thông được. Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên và Văn phòng quản lý đường bộ I.4 khẩn trương lên phương án phân luồng giao thông, xử lý sự cố.
Trong những ngày lũ lụt, Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên cấp nước sạch miễn phí cho người dân, cơ quan.

Thái Nguyên cấp nước trở lại cho người dân vùng lũ

Lũ lụt ngập sâu và mất điện, 12 giếng khai thác nước ngầm ở khu vực phường Quang Vinh và Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên phải ngừng hoạt động, dù đã đấu nối với hệ thống nước của thành phố. Sự cố ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân trên địa bàn, nhất là ở cuối nguồn. Ngay sau khi lũ rút, Công ty cổ phần Nước sạch Thái Nguyên đã cấp nước trở lại để người dân sinh hoạt, thau rửa nhà cửa, đồ đạc.
Tỉnh Thái Nguyên tổ chức cứu hộ suốt ngày đêm, không để ai nguy hiểm mà không được cứu

Cần thông tin khách quan, có trách nhiệm

Mưa lũ lịch sử, chưa từng xảy ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những ngày vừa qua gây ra những thiệt hại rất lớn về vật chất, tinh thần, để lại những hậu quả chưa thể khắc phục được trong thời gian ngắn. Trong lúc các cấp, các ngành đang nỗ lực ứng phó, khắc phục thì thời gian qua và hiện nay, trên mạng xã hội xuất hiện những thông tin sai sự thật, không khách quan, thiếu tính xây dựng, thậm chí lừa đảo nhằm trục lợi, gây hậu quả không nhỏ.
Người dân Thái Nguyên vất vả vượt qua lũ lớn.

Thái Nguyên kêu gọi ủng hộ người dân bị thiệt hại do bão lũ

Ngày 10/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên trân trọng kêu gọi các cấp, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại trên địa bàn tỉnh do bão số 3 gây ra với tinh thần đoàn kết, “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách”, góp phần chia sẻ khó khăn, nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống.
Sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn ngập lụt tại Tổ 2, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng (Cao Bằng). (Ảnh MINH TUẤN)

Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ ở các tỉnh miền núi phía bắc

Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa lớn ở các tỉnh miền núi phía bắc. Tại các địa phương Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Cao Bằng..., mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Các địa phương đã khẩn trương triển khai công tác hỗ trợ, ứng cứu, đồng thời bằng nhiều biện pháp, cố gắng bảo đảm an toàn cho người dân.
Trong lũ lịch sử, tỉnh Thái Nguyên ưu tiên coi tính mạng con người là cao nhất.

Lũ lịch sử ở Thái Nguyên

Mưa rất lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và thượng nguồn sông Cầu ở Bắc Kạn nên xảy ra lũ lịch sử ở Thái Nguyên. Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, mực nước lũ tại trạm thủy văn Gia Bẩy ở thành phố Thái Nguyên, lúc 13 giờ ngày 9/9 vượt báo động 3 là 1,5 mét, cao hơn 36cm so với trận lũ lịch sử xảy ra ngày 2/7/1959 và vẫn đang tiếp tục dâng cao.
Lũ trên sông Cầu tại thành phố Thái Nguyên dâng cao nhất trong vòng hơn 20 năm qua.

Thái Nguyên khẩn cấp chống lũ lớn

Ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và thượng nguồn mưa lớn làm nước sông Cầu lên nhanh, vượt báo động 3 gần 100cm là mức rất nguy hiểm, gây ngập nhiều nơi. Giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, tỉnh Thái Nguyên khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó trong đêm 8/9.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng kiểm tra vận hành xả lũ, bảo đảm an toàn hồ Núi Cốc.

Thái Nguyên ứng phó bão số 3 với phương châm “bốn tại chỗ”

Ngày 7/9, kiểm tra tại các điểm xung yếu, nguy cơ bị thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng chỉ đạo: Các địa phương, các ngành trong tỉnh phòng chống, khắc phục hậu quả bão số 3 với tinh thần chủ động, theo phương châm “bốn tại chỗ” để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.
Một số người dân ngăn cản vận chuyển vật tư, vật liệu trên đường dân sinh ra, vào công trường ảnh hưởng đến triển khai dự án.

Xử lý nghiêm hành vi cản trở triển khai Dự án du lịch Đá Thiên

Dự án Khu du lịch sinh thái-văn hóa Đá Thiên ở thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ được tỉnh Thái Nguyên quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn gần 800 tỷ đồng. Khi hoàn thành, đây sẽ là thiết chế văn hóa thu hút nhiều du khách, giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số ở địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, chủ đầu tư có một số sai phạm, người dân cản trở thi công. Các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm.
Sau các lớp tập huấn do Sở Nội vụ Thái Nguyên tổ chức, công tác văn thư-lưu trữ trên địa bàn đi vào nền nếp, khoa học và đúng quy định.

Thái Nguyên đổi mới đào tạo nâng cao năng lực cán bộ dân tộc thiểu số

Tỉnh Thái Nguyên có khoảng 30% cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số, phần lớn trong số này công tác trong hệ thống chính trị ở các huyện vùng cao, miền núi trên địa bàn; một số công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số, tuổi cao, ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin còn hạn chế; cán bộ công tác ở vùng dân tộc chưa thuần thục tiếng dân tộc. Khắc phục vấn đề này, tỉnh có nhiều đổi mới trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ dân tộc thiểu số.
Người dân huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) có nhu cầu học nghề may, nhưng Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 không thể hỗ trợ được.

Thái Nguyên: Nhiều địa phương gặp khó trong triển khai dự án phát triển giáo dục nghề vùng nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên lúng túng, không thể thực hiện được Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4 về phát triển giáo dục nghề vùng nghèo, vùng khó khăn. Trong khi đó, kinh phí hằng năm vẫn được cấp về mà không thể triển khai được.
back to top