Từ gạo bao thai Định Hóa, Hợp tác xã Tâm Trà Thái sản xuất ra bún khô, phở khô được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nâng giá trị gạo bao thai vùng ATK Định Hóa

Đồng bào các dân tộc vùng An toàn khu (ATK) huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã bảo vệ tuyệt đối an toàn Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ trong suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, bà con cần cù, phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước để sản xuất ra gạo bao thai Định Hóa đặc sản, chế biến ra nhiều sản phẩm hàng hóa dẻo thơm để tăng giá trị hạt gạo, tăng thu nhập.
Samsung là doanh nghiệp có giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn nhất tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn với sản lượng hàng hóa xuất khẩu luôn đứng thứ tư cả nước, thời gian vừa qua, tỉnh Thái Nguyên và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực khôi phục, phát triển sản xuất công nghiệp; đồng thời sản xuất sản phẩm mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, duy trì và tìm kiếm thị trường nên giá trị xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm đến nay tăng cao.
Thi công hạ tầng Cụm công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên).

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp

Tận dụng lợi thế có quy mô diện tích không lớn, vốn đầu tư hạ tầng vừa phải, phù hợp với các doanh nghiệp vừa, nhỏ, công nghệ cao, sử dụng ít lao động, quản lý môi trường tập trung, những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã phát triển hàng chục cụm công nghiệp, đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động.
Thiếu đá xây dựng làm tiến độ xây dựng tuyến đường liên kết, kết nối các tỉnh Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc bị chậm trễ.

Giải bài toán khan hiếm vật liệu xây dựng ở Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên đang triển khai nhiều dự án phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, khu dân cư, đặc biệt là một số dự án giao thông có quy mô lớn để tạo dư địa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm vật liệu đất đắp, đá dăm xây dựng đã khiến giá tăng cao, tăng chi phí đối với các nhà thầu và có nguy cơ làm chậm tiến độ công trình.
Gần 3 triệu tấn quặng nghèo đang lưu trữ tại Mỏ sắt Tiến Bộ là sự lãng phí lớn

Hàng triệu tấn quặng “đắp chiếu” ở Thái Nguyên

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang lưu giữ hàng triệu tấn quặng sắt nghèo, xít than đã được khai thác, đang “đắp chiếu” mà nhiều năm liền chưa thể đưa vào chế biến, gây lãng phí, bào mòn nguồn lực của các đơn vị khai thác, ngân sách không thu được thuế, phí và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Du khách trải nghiệm hái chè Shan tuyết tại xã Gia Hội, huyện Văn Chấn (Yên Bái).

Nâng cao chất lượng, sản phẩm chè

Chè là một trong những loại cây công nghiệp phát triển ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động và mang lại hiệu quả kinh tế tốt đối với nhân dân ở các địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc. Hiện nay, nông dân đang đưa nhiều giống mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Với việc cải tiến quy trình kỹ thuật và công nghệ, công suất Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên tăng từ 10 nghìn tấn theo thiết kế lên 12,5 nghìn tấn kẽm/năm.

Hiệu quả cải tiến kỹ thuật, công nghệ ở nhà máy kẽm duy nhất Việt Nam

Sau khi xây dựng, chuyển giao toàn bộ quy trình công nghệ, trong quá trình vận hành, đội ngũ kỹ sư Nhà máy Kẽm điện phân Thái Nguyên ở thành phố Sông Công (Thái Nguyên), nhà máy sản xuất kẽm thỏi duy nhất ở nước ta của Công ty cổ phần Kim loại màu Thái Nguyên - VIMICO (công ty con của Tổng Công ty Khoáng sản - TKV) đã nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng kẽm phục vụ nền kinh tế.
Nằm bên đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội, Cụm Công nghiệp Hạnh Phúc-Xuân Phương cần sớm hoàn thiện để thu hút đầu tư.

Sớm gỡ "nút thắt" cho các cụm công nghiệp ở Thái Nguyên

Trong khi bất động sản công nghiệp trên địa bàn không còn nhiều, nhu cầu thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách là rất lớn, nhưng việc triển khai xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang gặp khó khăn, bị chậm tiến độ. Điều này không chỉ đội vốn đầu tư hạ tầng, mà còn làm lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp.
Đường vành đai 5 vùng Thủ đô Hà Nội chạy ngang phía nam tỉnh, có tính kết nối cao, tạo thuận lợi để Thái Nguyên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Thái Nguyên tạo không gian thu hút đầu tư

Với việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp, giao thông kết nối thuận lợi, trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được 10,5 tỷ USD vốn FDI, là điểm đến của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh luôn đứng thứ tư trong cả nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thường xuyên đi cơ sở để chỉ đạo tháo gỡ khó khăn những dự án lớn, trọng điểm.

Tiềm năng để xây dựng Thái Nguyên giàu đẹp

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thể hiện khát vọng xây dựng Thái Nguyên “Bình yên, hạnh phúc, sung túc và thân thiện”. Một trong những nền tảng quan trọng là Thái Nguyên đã vận dụng Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 để xây dựng định hướng phát triển bền vững văn hóa trong quy hoạch tỉnh và đây sẽ là nguồn lực để triển khai quy hoạch này.
Một mô hình gắn nghề chè với phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái ở Thái Nguyên.

Nâng cao giá trị và thương hiệu trà Thái Nguyên

Với lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu, kỹ thuật trồng, chế biến của người dân, những năm qua, nghề trồng, chế biến trà ở Thái Nguyên đã phát triển mạnh mẽ, làm nên thương hiệu “Đệ nhất danh trà Thái Nguyên”, được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết sản xuất, chế biến chè còn hạn chế; diện tích chè hữu cơ còn thấp; thu hút doanh nghiệp đầu tư trồng, chế biến chè còn gặp nhiều khó khăn.
Công nhân Công ty cổ phần DAP VINACHEM tại Khu công nghiệp Ðình Vũ (Hải Phòng) vận hành máy phát điện tua-bin hơi nước. (Ảnh NGÔ QUANG DŨNG)

Doanh nghiệp ứng phó với tình trạng thiếu điện

Hơn hai tuần qua, tình trạng thiếu điện đã diễn ra ở khắp các tỉnh, thành phố miền bắc, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ðể ứng phó với tình trạng thiếu điện, chính quyền một số tỉnh, thành phố đã có phương án điều chỉnh cấp điện, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thực hiện các giải pháp cắt giảm, tiết kiệm năng lượng để bảo đảm duy trì sản xuất.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu ý kiến tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Công ty SEVT.

10 năm thành lập Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên

Sáng 20/4, tại Thái Nguyên, Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Tới dự có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên.
Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và tỉnh Thái Nguyên khảo sát thực tế Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2.

Tìm hướng khôi phục Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2

Kiểm tra thực tế, làm việc với các cơ quan liên quan về Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, mới đây, đồng chí Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, các cơ quan chức năng đang nỗ lực, quyết tâm cao, tìm hướng khôi phục dự án này.
Đến nay, Khu công nghiệp Sông Công 2 (giai đoạn I) đã được lấp đầy.

Thái Nguyên lập quy hoạch thêm 4 khu công nghiệp

Triển khai quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt, tỉnh Thái Nguyên chuẩn bị lập quy hoạch mới 4 khu công nghiệp, gồm Yên Bình 2, Yên Bình 3, Thượng Đình và Khu công nghiệp-Đô thị-Dịch vụ tây Phổ Yên với tổng diện tích gần 1.860ha để thu hút đầu tư trong những năm tới.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương”.

Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 5/4, tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) công bố quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức trồng và chế biến chè Tân Cương”. Đây là sự kiện ý nghĩa đối với người dân, góp phần quảng bá chè đặc sản Tân Cương để phát triển kinh tế.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên làm việc với lãnh đạo Samsung.

Samsung tiếp tục phát triển sản xuất ở Thái Nguyên

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thái Nguyên mới đây, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam khẳng định: Thời gian vừa qua, Tổ hợp Samsung Việt Nam tiếp tục đầu tư rất lớn để mở rộng, phát triển sản xuất tại tỉnh Thái Nguyên.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh làm việc với Tổng thầu MCC cuối năm 2022. (Ảnh: PHƯƠNG HÀ)

Diễn biến mới về tiến độ xử lý tồn tại, vướng mắc tại dự án TISCO 2

Theo kế hoạch, ngày 18/3, Đoàn công tác của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp do đồng chí Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh làm Trưởng đoàn sẽ có buổi làm việc trực tiếp với Công ty hữu hạn Tập đoàn Khoa học công nghiệp luyện kim Trung Quốc về các nội dung liên quan đến Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Tuyến đường liên kết, kết nối Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc đang được thi công.

Thái Nguyên chấn chỉnh đầu tư công

Trước một số bất cập trong triển khai đầu tư công, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn.
Công ty Phú Cường phải dừng khai thác mỏ đất vì không giải phóng được mặt bằng.

Thỏa thuận bồi thường, khai thác đất san lấp gặp khó

Luật Đất đai hiện hành quy định, đất san lấp cũng là một loại khoáng sản, sau khi trúng đấu giá, doanh nghiệp phải thỏa thuận bồi thường với người dân có quyền sử dụng đất. Rất nhiều trường hợp người có quyền sử dụng đất “đòi” bồi thường quá cao, doanh nghiệp đành “bó tay”, hoặc cả hai đều vi phạm quy định. Người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương đều mong muốn tháo gỡ vướng mắc này khi sửa đổi Luật Đất đai.
Nhiều sản phẩm chè được trưng bày bên lề hội nghị.

Nâng cao giá trị và thương hiệu chè Thái Nguyên

Ngày 23/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị bàn giải pháp nâng cao giá trị và thương hiệu chè Thái Nguyên, với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, cùng các địa phương trong tỉnh, nhiều nhà khoa học nông nghiệp, hiệp hội chè, hợp tác xã, người trồng, chế biến, tiêu thụ chè.
back to top