Với khát vọng vươn lên, bản tính học hỏi, lòng kiên trì là chìa khóa giúp các thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp thành công.

Thanh niên dân tộc thiểu số với khát vọng xây dựng quê hương

Bằng tinh thần học tập, sáng tạo không ngừng nghỉ, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát khao cống hiến, các thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang có nhiều đóng góp cho quê hương. Sự mạnh dạn, dám nghĩ dám làm không chỉ giúp những thanh niên dân tộc thiểu số hiện thực hóa ước mơ của mình, đồng thời góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng và chung tay xây dựng bản làng nơi mình sinh sống ngày càng giàu đẹp, phát triển hơn.
Lớp học mầm non ở buôn Ka Ming. (Ảnh: Uông Thái Biểu)

Đất giàu, đất học Ka Ming

Ngày trước buôn Ka Ming thuộc xã Gung Ré, nay là một trong những khu phố của thị trấn Di Linh (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng). Với 100% dân số là đồng bào dân tộc Cơ Ho thuộc nhánh Srê, buôn làng này thật sự là một vùng đất lành, đất giàu và đặc biệt là đất học nổi tiếng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Một buổi biểu diễn của đội văn nghệ quần chúng phụ nữ dân tộc Mường tại Ba Vì, Hà Nội.

“Người thắp lửa, người cầm đuốc" trong vận động bình đẳng giới ở Hà Nội

Tại các thôn, xóm ngoại thành và vùng sâu, vùng xa Hà Nội, nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cuộc vận động bình đẳng giới đang tạo chuyển biến rõ nét nhờ cách làm linh hoạt, hiệu quả và sự tham gia tích cực của người dân. Bình đẳng giới không còn chỉ là chính sách mà đã trở thành nhu cầu tự nhiên trong đời sống chốn thôn quê.
Các đại biểu cắt băng khánh thành, khai trương Làng Văn hóa-Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân.

Quảng Ninh: Đổi mới cách làm du lịch từ Làng Văn hóa dân tộc tại Vân Đồn

Với mục tiêu rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, tỉnh Quảng Ninh đã thí điểm xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị các làng văn hóa dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng khu vực miền núi. Trong đó, Làng Văn hóa-Du lịch dân tộc Sán Dìu, xã Bình Dân (huyện Vân Đồn) vừa đi vào hoạt động một thời gian ngắn, đã dần trở thành điểm du lịch mới, thu hút nhiều khách tham quan đến để tìm hiểu và trải nghiệm.
Người dân xã Sỹ Bình (Bạch Thông) được hỗ trợ téc chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh. (Ảnh: THU TRANG).

Bắc Kạn ưu tiên nguồn lực cho vùng đặc biệt khó khăn

Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, năm 2025, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh sẽ triển khai nhiều dự án, trong đó, ưu tiên nguồn lực cho địa bàn xã, thôn đặc biệt khó khăn và xã An toàn khu (ATK).
Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ gà thịt do Hợp tác xã Nhung Lũy triển khai ở Ba Bể được hỗ trợ 5 tỷ đồng nhưng chỉ liên kết sản xuất cho 17 hộ. Trong ảnh: Gà dự án chăn nuôi tập trung tại hợp tác xã. (Ảnh: TUẤN SƠN)

Sớm chấn chỉnh công tác thẩm định dự án hỗ trợ sản xuất ở Bắc Kạn

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư hơn 182 tỷ đồng để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Tuy nhiên, một số dự án được phê duyệt với mức hỗ trợ vượt xa định mức kinh tế, kỹ thuật đã được quy định.
Bò của các hộ dân nhưng được nuôi tập trung tại chuồng trại của Hợp tác xã Nhung Lũy, huyện Ba Bể.

Bảo đảm hiệu quả các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh Bắc Kạn đã phê duyệt, cho phép triển khai nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng. Tuy nhiên, đã xảy ra tình trạng một số dự án có dấu hiệu thiếu minh bạch, không đúng với định mức kinh tế kỹ thuật đã hướng dẫn.
Bản Dốc Mây, xã Trường Sơn nhìn từ trên cao.

Ngày mới ở bản Dốc Mây

Dốc Mây (xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) là một bản nhỏ với gần 30 hộ dân sinh sống, nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, quanh năm ẩn hiện trong mây. Dẫu xa xôi diệu vợi, nhưng nhờ sự quan tâm của Đảng, các cấp chính quyền, sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng... cuộc sống trên Dốc Mây đang đổi thay từng ngày.
Chị Mang Thị Hồng ở thôn Láng Ngựa, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận) chăm sóc đàn dê được Dự án hỗ trợ giống nuôi sinh sản, mở ra hướng thoát nghèo.

Phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đang từng bước rút ngắn khoảng cách giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với đồng bằng và thành thị và mục tiêu "dân thụ hưởng" đang từng bước hiện thực hóa.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Dân tộc chụp ảnh cùng các em học sinh, sinh viên, thanh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu.

Thế hệ trẻ dân tộc thiểu số phấn đấu, rèn luyện, tự tin bước vào “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Năm 2024 là năm thứ 11, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu có thành tích cao trong học tập, rèn luyện, thi đấu thể thao và khởi nghiệp hiệu quả. Những công nhận này đã tạo niềm tin để thanh niên dân tộc thiểu số khẳng định vai trò của mình, thêm quyết tâm, nghị lực để phấn đấu xây dựng quê hương, dân tộc ngày càng phát triển.
Người có uy tín Sầm Văn Cắm ở xã Ia Hla (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế, đoàn kết giúp nhau thoát nghèo bền vững. (Ảnh Gia Hân)

Vai trò người có uy tín trong tuyên truyền pháp luật cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được quan tâm . Trong những hiệu quả của công tác này phải kể đến đội ngũ người có uy tín, họ chính là cầu nối lan tỏa kiến thức, pháp luật trong cộng đồng dân cư và đưa chính sách trợ giúp pháp lý đến gần hơn với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Kpă Séo và các thanh niên dân tộc thiểu số tiêu biểu, xuất sắc năm 2024.

Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số

Ở buôn Ia Prong (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), anh Kpă Séo (sinh năm 1995, dân tộc Gia Rai) là tấm gương tiêu biểu của tuổi trẻ dân tộc thiểu số dám nghĩ, dám làm để lập thân, lập nghiệp. Với những đóng góp của mình, anh được lựa chọn là một trong 11 thanh niên tiểu biểu, xuất sắc của cả nước được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI, năm 2024.
Dự án 8 đã mang lại nhiều kết quả tích cực với phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi.

Nỗ lực vì mục tiêu bình đẳng giới

Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ chủ trì thực hiện, là nỗ lực vì bình đẳng giới nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Giữ tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số

Giữ tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số

Trong đêm Gala vinh danh Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng Human Act Prize 2024, dự án Bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc Ba Na (Bahnar) đã được trao là một trong ba giải thưởng hạng mục Dự án Triển vọng. Dự án do Đại học VinUni cùng cộng đồng người Bahnar tại Kon Tum thực hiện.
Quang cảnh hội thảo khoa học “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

Quảng Nam tìm giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội

Ngày 26/12, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Hội thảo tiếp nhận 25 tham luận và nhiều ý kiến phát biểu của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu; các đồng chí lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh.
Người có uy tín ở Sơn La thường xuyên phối hợp các lực lượng tuyên truyền, vận động người dân phát triển kinh tế.

Vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La

Tỉnh Sơn La có khoảng 2.200 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là những hạt nhân quan trọng, cánh tay nối dài trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền tại tỉnh Sơn La. Trong đó, nổi bật là việc Sơn La phát huy tốt vai trò người có uy tín trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng xã, bản ngày một giàu mạnh, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Xây dựng nông thôn mới giúp đời sống văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với hơn 35% dân số của tỉnh. Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số đã và đang phát huy hiệu quả, đưa đời sống người dân ngày càng phát triển...
Đồng bào dân tộc H'Mông tỉnh Điện Biên thi giã bánh dày trong Ngày Tết truyền thống của dân tộc.

Điện Biên đạt nhiều thành tựu giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Điện Biên là tỉnh miền núi, thuộc diện thụ hưởng cả ba chương trình Mục tiêu quốc gia, giai đoạn 2021-2025. Do vậy, ngay khi triển khai ba chương trình, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, toàn diện, đúng yêu cầu hướng dẫn của Trung ương và các bộ, ngành.
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật khu vực biên giới bằng hình thức sân khấu hóa.

Giúp đồng bào dân tộc thiểu số Sơn La nâng cao kiến thức pháp luật

Tỉnh Sơn La có hơn 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn. Do vậy, việc đưa các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước tới đồng bào gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với những giải pháp, nỗ lực phù hợp với thực tiễn, Sơn La đã làm tốt việc đưa các chủ trương, đường lối, chính sách, đặc biệt là công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, đưa pháp luật vào cuộc sống, bảo đảm an ninh trật tự ngay từ cơ sở.
Công trình cấp nước tập trung xã Đà Vị, huyện Na Hang phục vụ nhu cầu nước sạch cho người dân.

Tuyên Quang nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân để thực hiện hiệu quả các đề án. Từ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.
Các đại biểu dự Ðại hội đại biểu dân tộc thiểu số Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ IV năm 2024.

Đồng bào dân tộc thiểu số đồng hành xây dựng và phát triển thành phố

Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiều chính sách thiết thực nhằm nâng cao chất lượng sống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Với sự nỗ lực, nét văn hóa riêng, đồng bào các dân tộc thiểu số cũng đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm phong phú hơn bản sắc văn hóa của thành phố.