Giờ thực hành về công nghiệp bán dẫn của sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên.

Thái Nguyên đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn, AI

Nắm bắt xu hướng, nhu cầu, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, tỉnh Thái Nguyên đã và đang triển khai đào tạo nhân lực công nghiệp bán dẫn, đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn, sản xuất thiết bị trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm làm cho môi trường đầu tư hấp dẫn, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế.
Nhà sinh hoạt cộng đồng xóm Bản Đông, xã Ôn Lương là ngôi nhà sàn truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày.

Bảo tồn làng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên có hơn 50 dân tộc thiểu số, với khoảng 380 nghìn người, chiếm 30% dân số toàn tỉnh; trong đó có 8 dân tộc thiểu số chiếm số đông như Tày, Nùng, Sán Chỉ, H'Mông, Dao. Hội nhập ngày càng sâu rộng, truyền thống dân tộc có nguy cơ mai một. Tỉnh Thái Nguyên triển khai 3 dự án bảo tồn làng truyền thống, qua đó bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy.
Sau hai tháng, với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực của gia đình, ông Đinh Văn Đế ở xóm Ao Then, xã Yên Đổ, làm lại ngôi nhà sàn mới khang trang.

Nỗ lực ổn định cuộc sống người dân sau mưa lũ, sạt lở

Mưa lũ lịch sử, sạt lở trên diện rộng đầu tháng 9/2024 tại tỉnh Thái Nguyên gây thiệt hại lớn, trong đó huyện miền núi Phú Lương bị thiệt hại nặng nề. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương huy động tối đa nguồn lực, nhân lực để khẩn trương khắc phục sạt lở, dựng lại nhà ở, khôi phục sản xuất nhằm ổn định đời sống người dân.
Từ gạo bao thai Định Hóa, Hợp tác xã Tâm Trà Thái sản xuất ra bún khô, phở khô được người tiêu dùng ưa chuộng.

Nâng giá trị gạo bao thai vùng ATK Định Hóa

Đồng bào các dân tộc vùng An toàn khu (ATK) huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã bảo vệ tuyệt đối an toàn Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ trong suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, bà con cần cù, phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước để sản xuất ra gạo bao thai Định Hóa đặc sản, chế biến ra nhiều sản phẩm hàng hóa dẻo thơm để tăng giá trị hạt gạo, tăng thu nhập.
Đại hội Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII xác định tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động.

Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Trong hai ngày 6 và 7/11, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Vũ Duy Hoàng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và hơn 200 hội viên Hội Nhà báo tỉnh dự Đại hội.
Buổi đối thoại cởi mở, thẳng thắn, chân tình giữa Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên với cán bộ, nhân dân trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đối thoại với cán bộ và nhân dân

Ngày 5/11, đối thoại với cán bộ, nhân dân thành phố Thái Nguyên, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực, nắm chắc quy định của pháp luật để giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp nhằm tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Lễ cúng cơm mới là tín ngưỡng truyền thống, ngày nay vẫn được bảo tồn, thể hiện sự coi trọng lúa gạo, nghề nông của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ

Lễ cơm mới của đồng bào Sán Dìu ở Đồng Hỷ

Khi lúa mùa chín, đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) khẩn trương thu hoạch, chọn ngày “lành” tổ chức Lễ cúng cơm mới. Lễ vật là cơm, bánh gói từ lúa mùa mới thu hoạch, thịt gà, thịt lợn thành kính dâng cúng tạ ơn trời đất, thần linh, thành hoàng, thần nông, tổ tiên phù hộ mùa màng bội thu. Là tín ngưỡng truyền thống được đồng bào bảo tồn, gắn kết dân tộc, làng xã.
Nhiều đoạn đường, đê sông Đào trên địa bàn huyện Phú Bình bị bong tróc, lún.

Đê cũ "cõng" xe tải lớn

Sông Đào, hay còn gọi là kênh chính dẫn nước từ sông Cầu, cung cấp nước tưới cho khoảng 20 nghìn ha đất nông nghiệp ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và tỉnh Bắc Giang. Đê kết hợp đường giao thông hai bên sông Đào được đưa vào sử dụng đã hơn 100 năm, nhưng duy tu bảo dưỡng hạn chế, thời gian gần đây mưa lớn kéo dài, xe tải lớn chở vật liệu xây dựng chạy suốt ngày làm đê, đường nhanh chóng xuống cấp, nguy cơ mất an toàn đê và an toàn giao thông.
Đại hội biểu thị các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên nguyện đoàn kết sát cánh bên nhau trong khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên đoàn kết, phát triển

Trong 2 ngày 23 và 24/10, tại thành phố Thái Nguyên diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV-năm 2024. Các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và 250 đại biểu đại diện cho hơn 384.000 người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh dự Đại hội.
Phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu và khách hàng ưa dùng, cây na là cây trồng ăn quả được bà con nông dân các xóm, xã dọc Quốc lộ 1B từ La Hiên đến tận Phú Thượng, huyện Võ Nhai phát triển mạnh.

Quả ngọt trên núi

Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, đời sống người dân Võ Nhai ngày càng no ấm nhờ triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có việc phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững. Từ đó, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu được khai thác để xây dựng vùng na ngày càng lớn, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đều được bố trí ở những vị trí có giao thông thuận lợi. (Ảnh THẾ BÌNH)

Gỡ nút thắt về mặt bằng khi triển khai các khu, cụm công nghiệp

Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên trao 10 bò cái sinh sản tặng hộ nghèo ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai.

Thái Nguyên phát động Tháng cao điểm vì người nghèo

Sáng 14/10, tại xã vùng xa Vũ Chấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Võ Nhai tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau" và phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Bàn tay khéo léo và kinh nghiệm trồng, chế biến lâu đời tạo ra chè Thái nổi tiếng.

“Đệ nhất” danh trà Thái Nguyên

Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, Thái Nguyên có diện tích chè lớn nhất cả nước với 22.500ha; kinh nghiệm trồng, ứng dụng công nghệ chế biến và quảng bá làm cho danh tiếng chè Thái vang xa, đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi quốc tế; trong nước được mệnh danh là “Đệ nhất” danh trà. Ngày nay, giá trị vùng chè đang được khai thác để phát triển du lịch.
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ghi nhận, biểu dương 33 điển hình, mô hình làm tiêu biểu học tập, làm theo Bác Hồ khu vực phía bắc.

Nhân lên, lan tỏa điển hình học tập và làm theo Bác Hồ

Tôn vinh, nhân lên, lan tỏa, rút ra bài học quý về sự kiên định, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, mang lại hiệu quả thiết thực của những tấm gương điển hình, mô hình hay là mục đích của Chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía bắc được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 3/10 tại Thái Nguyên.
Nông dân phường Đồng Bẩm, thành phố Thái Nguyên, trồng lại rau sau lũ.

Nông dân Thái Nguyên khôi phục trồng trọt, chăn nuôi sau lũ

Trận lũ lụt lịch sử vừa qua để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên với gần 10 nghìn ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; hơn 380 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 560ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sau lũ, nông dân đang tích cực “tái thiết” để từng bước ổn định sản xuất, cuộc sống.
Thường trực Huyện ủy Phú Lương về xã để triển khai chuẩn bị đại hội đảng bộ, xây dựng báo cáo chính trị và phương án nhân sự.

Thái Nguyên coi trọng chất lượng văn kiện, nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ tới

Bám sát chỉ đạo của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, cấp ủy các cấp tỉnh Thái Nguyên đặc biệt coi trọng chất lượng văn kiện, nhân sự nhiệm kỳ mới.
Đồng bào H’Mông thiếu đất ở, đất sản xuất ở Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ sẽ được giải quyết theo chính sách đất đai của tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên giải quyết vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cũng như nhiều địa phương khác, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu sinh sống ở miền núi, nơi đất rộng, người thưa, nhưng nhiều hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khó thoát nghèo bền vững.
Lớp học may công nghiệp được tổ chức cho hơn 30 chị em dân tộc H’Mông ở xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ.

Khi phụ nữ dân tộc Mông ở vùng cao học nghề may công nghiệp

Bản Tèn có 145 hộ đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống, hầu hết thuộc diện hộ nghèo, là xóm ở trên cao, xa nhất xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phụ nữ dân tộc H'Mông ở Bản Tèn vốn chỉ quanh quẩn trong xóm, cấy lúa và làm nương rẫy, nay ra lớp học nghề may, cho thấy chuyển biến lớn về nhận thức, quyết tâm giảm nghèo bền vững.
Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 346 Quân khu I và nhân dân khắc phục sạt lở đường giao thông tại xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Thái Nguyên kịp thời khắc phục sạt lở bảo đảm đi lại thông suốt

Đợt mưa to, lũ lớn trên diện rộng ở tỉnh Thái Nguyên gây thiệt hại lớn đối với ngành giao thông, hàng trăm điểm sạt lở cùng lúc xảy ra gây ách tắc. Nhưng với tinh thần chủ động, chuẩn bị chu đáo và tinh thần sẵn sàng khắc phục cao của ngành giao thông nên ngay từ đêm 11/9, khi mưa, lũ xảy ra, sạt lở tại hầu hết các tuyến đường trên địa bàn tỉnh cơ bản được khắc phục, thông tuyến để phục vụ ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ lũ lụt, đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.