Thực trạng hiện nay tại dự án đầu tư mở rộng giai đoạn II Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO-II) đang đòi hỏi cần khẩn trương xử lý dứt điểm để nhanh chóng chấm dứt tình trạng “đắp chiếu” tại TISCO-II, tránh kéo dài lãng phí nguồn lực kinh tế, nguy cơ gây nhiều hệ lụy xấu cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Đồng bào các dân tộc vùng An toàn khu (ATK) huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã bảo vệ tuyệt đối an toàn Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ trong suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngày nay, bà con cần cù, phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước để sản xuất ra gạo bao thai Định Hóa đặc sản, chế biến ra nhiều sản phẩm hàng hóa dẻo thơm để tăng giá trị hạt gạo, tăng thu nhập.
Trong hai ngày 6 và 7/11, Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029. Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Vũ Duy Hoàng, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên và hơn 200 hội viên Hội Nhà báo tỉnh dự Đại hội.
Ngày 5/11, đối thoại với cán bộ, nhân dân thành phố Thái Nguyên, đồng chí Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, tận lực, nắm chắc quy định của pháp luật để giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp nhằm tránh lãng phí thời gian, nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa phương.
Tri ân Hoàng đế Lý Nam Đế, người lập nước Vạn Xuân cách đây tròn 1.480 năm, người dân và chính quyền các cấp tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức chương trình khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo đền thờ khang trang, tương xứng với công lao to lớn của Đức Hoàng đế và đáp ứng nhu cầu giáo dục truyền thống, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân.
Tối 30/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Khi lúa mùa chín, đồng bào dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) khẩn trương thu hoạch, chọn ngày “lành” tổ chức Lễ cúng cơm mới. Lễ vật là cơm, bánh gói từ lúa mùa mới thu hoạch, thịt gà, thịt lợn thành kính dâng cúng tạ ơn trời đất, thần linh, thành hoàng, thần nông, tổ tiên phù hộ mùa màng bội thu. Là tín ngưỡng truyền thống được đồng bào bảo tồn, gắn kết dân tộc, làng xã.
Sông Đào, hay còn gọi là kênh chính dẫn nước từ sông Cầu, cung cấp nước tưới cho khoảng 20 nghìn ha đất nông nghiệp ở huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và tỉnh Bắc Giang. Đê kết hợp đường giao thông hai bên sông Đào được đưa vào sử dụng đã hơn 100 năm, nhưng duy tu bảo dưỡng hạn chế, thời gian gần đây mưa lớn kéo dài, xe tải lớn chở vật liệu xây dựng chạy suốt ngày làm đê, đường nhanh chóng xuống cấp, nguy cơ mất an toàn đê và an toàn giao thông.
Trong 2 ngày 23 và 24/10, tại thành phố Thái Nguyên diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV-năm 2024. Các đồng chí: Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy và 250 đại biểu đại diện cho hơn 384.000 người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh dự Đại hội.
Ngày 23/10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng vụ án "Nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và che giấu tội phạm" xảy ra tại Thái Nguyên và một số tỉnh, thành phố.
Sáng 21/10, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên tỉnh Thái Nguyên họp bàn giải pháp, phấn đấu đến ngày 30/6/2025 sẽ hỗ trợ xóa hết nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình trên địa bàn.
Hồ Núi Cốc có diện tích 25km2 trải rộng trên địa bàn hai thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên và huyện Đại Từ (Thái Nguyên) với non xanh, nước biếc, chuyện tình huyền thoại, hàng trăm đảo lớn nhỏ, khí hậu trong lành, nhưng đến nay du lịch chưa phát triển tương xứng là sự lãng phí không nhỏ. Cần giải pháp đồng bộ để khai thác tiềm năng du lịch danh thắng nổi tiếng này.
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên, đời sống người dân Võ Nhai ngày càng no ấm nhờ triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó có việc phát triển vùng trồng cây ăn quả theo hướng bền vững. Từ đó, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu được khai thác để xây dựng vùng na ngày càng lớn, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho nông dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số.
Với sự trân trọng và khát vọng vươn lên từ cây chè quê nhà, sau nhiều năm trăn trở, chị Vũ Thị Thanh Hảo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Chè Thịnh An ở thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã xây dựng thành công thương hiệu chè, đưa hợp tác xã ngày càng phát triển, được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024”.
Trong thời gian qua, công tác đầu tư kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc đã có kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng triển khai tại một số dự án đầu tư xây dựng các khu, cụm công nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc, việc giao đất cho chủ đầu tư hạ tầng còn chậm.
Sinh sống dưới chân bãi thải tây của Công ty Than Khánh Hòa đổ đất, đá cao như núi, người dân xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) phải đối mặt với nguy cơ sạt lở, bụi, lũ lụt, tiếng ồn và mong muốn được di chuyển đến nơi ở mới để ổn định đời sống lâu dài.
Sáng 14/10, tại xã vùng xa Vũ Chấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Nguyên phối hợp với huyện Võ Nhai tổ chức phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua "Vì người nghèo-không để ai bị bỏ lại phía sau" và phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh đến năm 2025.
Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, Thái Nguyên có diện tích chè lớn nhất cả nước với 22.500ha; kinh nghiệm trồng, ứng dụng công nghệ chế biến và quảng bá làm cho danh tiếng chè Thái vang xa, đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi quốc tế; trong nước được mệnh danh là “Đệ nhất” danh trà. Ngày nay, giá trị vùng chè đang được khai thác để phát triển du lịch.
Trong hai ngày 9 và 10/10, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Nguyên tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029 với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện hơn 300 nghìn thanh niên trên địa bàn.
Tôn vinh, nhân lên, lan tỏa, rút ra bài học quý về sự kiên định, sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, mang lại hiệu quả thiết thực của những tấm gương điển hình, mô hình hay là mục đích của Chương trình giao lưu các điển hình tiêu biểu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía bắc được Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 3/10 tại Thái Nguyên.
Trận lũ lụt lịch sử vừa qua để lại hậu quả nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên với gần 10 nghìn ha lúa, hoa màu, cây trồng bị thiệt hại; hơn 380 nghìn con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; hơn 560ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sau lũ, nông dân đang tích cực “tái thiết” để từng bước ổn định sản xuất, cuộc sống.
Bám sát chỉ đạo của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các văn bản hướng dẫn của Trung ương về chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, cấp ủy các cấp tỉnh Thái Nguyên đặc biệt coi trọng chất lượng văn kiện, nhân sự nhiệm kỳ mới.
Sáng 1/10, Trại giam Phú Sơn 4 (Bộ Công an) tổ chức Lễ công bố quyết định đặc xá năm 2024 của Chủ tịch nước. Đến dự có đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.
Sáng 30/9, tỉnh Thái Nguyên tổ chức hội nghị công bố các quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều đồng chí lãnh đạo, quản lý các sở, ngành. Các quyết định có thời hạn 5 năm, bắt đầu từ ngày 1/10.
Cũng như nhiều địa phương khác, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu sinh sống ở miền núi, nơi đất rộng, người thưa, nhưng nhiều hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến khó thoát nghèo bền vững.
Bản Tèn có 145 hộ đồng bào dân tộc H'Mông sinh sống, hầu hết thuộc diện hộ nghèo, là xóm ở trên cao, xa nhất xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Phụ nữ dân tộc H'Mông ở Bản Tèn vốn chỉ quanh quẩn trong xóm, cấy lúa và làm nương rẫy, nay ra lớp học nghề may, cho thấy chuyển biến lớn về nhận thức, quyết tâm giảm nghèo bền vững.
Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vừa được tổ chức tại Thái Nguyên cuối tháng 9/2024.
Chiến dịch truyền thông với chủ đề "Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển" nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được tổ chức tại Thái Nguyên trong hai ngày 24 và 25/9.