Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận và điều trị khỏi hai trường hợp bị phản ứng sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) từ cơ sở y tế tư nhân với lời quảng cáo giúp “trẻ hóa khớp gối”.
Liên quan đến vụ việc 13 học sinh của Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên có biểu hiện sốt, đau đầu, đau bụng, nôn... và có một em tử vong, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đề nghị các bệnh viện phối hợp khẩn trương tìm nguyên nhân gây bệnh, đưa ra các biện pháp điều trị, kiểm soát lây nhiễm, hạn chế tối đa số mắc, số tử vong.
Chiều 3/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc họp để nghe các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo vụ việc hơn 10 học sinh Trường cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (Bộ Công thương) đóng trên địa bàn nhập viện trong những ngày vừa qua và chỉ đạo các giải pháp hỗ trợ học sinh, phòng, chống dịch bệnh.
Vừa qua, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận và tích cực điều trị cho ông N.V.H, 50 tuổi, ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn tiết canh hấp, nhưng bệnh diễn biến nặng nên ông H đã không qua khỏi.
Sau nhiều nỗ lực về chuyên môn, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, ngày 11/6, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1616/QĐ-BYT công nhận Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Chiều 9/5, tại Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Da liễu Trung ương ký kết hợp tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật và khai trương Phòng khám chuyên đề bệnh vẩy nến tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do có nhiều vết thương đâm vào bụng, xuyên lên ngực gây thủng gan, thủng tim và 3 lần ngừng tuần hoàn (ngừng tim), sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng phối hợp phẫu thuật kịp thời và hơn 20 ngày được chăm sóc tích cực, anh M.Đ.M, 46 tuổi, trú tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã hồi phục, được xuất viện trở về nhà.
Ngày 17/11, tại thành phố Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn quản lý chất lượng-an toàn người bệnh với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Y tế và 400 đại biểu là lãnh đạo nhiều bệnh viện lớn, chuyên gia, cán bộ quản lý, cán bộ y tế trong và ngoài nước.
Sau 17 ngày được các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên điều trị, chăm sóc tích cực, sức khỏe của cháu bé 18 tháng tuổi bị máy cắt đứt rời bàn tay đã ổn định, bàn tay phải của em đã hồi sinh sau phẫu thuật. Cháu bé đã được xuất viện trở về nhà.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận bệnh nhi N.M.A gần 18 tháng tuổi ở xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) trong tình trạng bị đứt rời bàn tay phải vào trưa ngày 29/9. Sau hơn 5 giờ tập trung phẫu thuật vi phẫu với quyết tâm cao, các bác sĩ Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ đã nối thành công bàn tay cho bệnh nhi.
Với mong muốn giúp phụ nữ điều trị bệnh ở vùng kín, khó nói mà chưa bệnh viện nào trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên điều trị được vì đây là lĩnh vực khó, Bệnh viện A Thái Nguyên đã cử bác sĩ đi học chuyên sâu để điều trị cho bệnh nhân. Kết quả đã mang lại chất lượng cuộc sống bình thường cho các bệnh nhân.
Công trình Nhà khám, chữa bệnh - Bệnh viện đa khoa huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã chính thức được đưa vào sử dụng. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên và nâng cao năng lực hệ thống cơ sở y tế của tỉnh.
Là bệnh viện hạng đặc biệt trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã và đang triển khai hầu hết các kỹ thuật cao, như ghép tạng, can thiệp tim mạch nội khoa và ngoại khoa, phẫu thuật thần kinh sọ não, riêng năm 2022 triển khai gần 100 kỹ thuật mới, chuyên sâu... để nâng cao chất lượng điều trị, giúp người dân không phải về Hà Nội chữa bệnh, giảm chi phí.
Là bệnh viện hạng I thuộc tỉnh Thái Nguyên, nhưng thời gian qua, Bệnh viện C Thái Nguyên gặp nhiều khó khăn do một vài nhân viên móc ngoặc với kẻ xấu để trục lợi bảo hiểm nhân thọ, bị khởi tố làm nhân viên khác hoang mang, dao động; nhiều bác sĩ, điều dưỡng giỏi nghỉ việc, cho nên hoạt động, chất lượng chăm sóc người bệnh suy giảm. Gần đây, Bệnh viện đã xốc lại kỷ cương, trách nhiệm để khắc phục tình trạng này.
Bước sang tuổi 73, với hơn 50 năm tuổi Đảng, mang trên mình nhiều thương tật sau khi tham gia nhiều trận chiến đấu bảo vệ và thống nhất đất nước, đại tá, thương binh 3/4, Thầy thuốc ưu tú Trần Văn Nhân (phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên) được người dân vùng Việt Bắc nhắc đến với cái tên “lương y vùng Việt Bắc”.
Theo thống kê, ba địa phương Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên đang thiếu nhân lực y tế, nhất là đội ngũ bác sĩ để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Đã thiếu, nhưng thời gian gần đây, một số bác sĩ lại nghỉ việc, trong khi nguồn bổ sung thì hạn hẹp.
Nhằm tạo đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, thời gian qua, ngành y tế tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều mô hình phù hợp, hiệu quả khi trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với số lượng công nhân lớn, sinh viên đông và nhiều thành phần dân cư.