Nhận chức chiều 6/9, đây là hoạt động đầu tiên của đồng chí Nguyễn Huy Dũng trên cương vị Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương kiểm tra vận hành xả lũ hồ Núi Cốc, bảo đảm an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông qua tràn Đá Mài, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên; đập Líp, phường Châu Sơn, thành phố Sông Công; tuyến đê Chã, vùng bị ngập Soi Cốc; việc sẵn sàng tiêu úng của trạm bơm tiêu Cống Táo ở thành phố Phổ Yên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
Các ngành, địa phương trong tỉnh dự báo, đánh giá mức độ rủi ro, nguy cơ và đưa ra từng kịch bản để ứng phó với bão, mưa lớn có thể xảy ra, nhất là việc rà soát các điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét, lũ ống; chủ động rà soát các phương án, triển khai công tác ứng phó với bão số 3 với tinh thần chủ động, phương châm “bốn tại chỗ” nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Cuộc sống người dân Thái Nguyên trở lại bình thường sau mưa lớn, ngập úng
Đồng chí đặc biệt lưu ý các địa phương rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ ngập sâu do nước dâng, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngầm- đường tràn không bảo đảm an toàn.
Đồng thời bảo đảm an toàn công trình đê điều, hồ, đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.
Đến chiều 7/9, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận thiệt hại, nhưng đã xuất hiện gió lớn và mưa. Với tinh thần không được chủ quan, tỉnh yêu cầu sẵn sàng đối phó, khắc phục hậu bão và mưa lớn, toàn tỉnh đã lên phương án, chuẩn bị phương tiện, nhận lực ứng cứu khi có yêu cầu.
Đến chiều 7/9, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa ghi nhận thiệt hại, nhưng đã xuất hiện gió lớn và mưa. Với tinh thần không được chủ quan, tỉnh yêu cầu sẵn sàng đối phó, khắc phục hậu bão và mưa lớn, toàn tỉnh đã lên phương án, chuẩn bị phương tiện, nhận lực ứng cứu khi có yêu cầu.
Thành phố Sông Công bố trí hơn 1.100 người sẵn sàng tham gia ứng phó với mưa bão, lũ, lụt, giúp đỡ nhân dân. Qua rà soát, trên địa bàn thành phố Sông Công có 59 hộ, với 166 nhân khẩu cần phải di chuyển; lực lượng dân quân các xã, phường đã hỗ trợ 4 hộ dân di chuyển tới nơi tạm trú an toàn.
Các địa phương trong tỉnh duy trì lực lượng trực chốt tại những điểm xung yếu, nhất là ở các ngầm, đập tràn trên các tuyến đường để bảo đảm tính mạng người dân; các điểm có nguy cơ sạt lở, lũ quét để sẵn sàng hỗ trợ người dân khi cần thiết.
Cử lực lượng thường xuyên nắm bắt tình hình tại 434 hồ chứa, 511 đập dâng, 328 trạm bơm để có giải pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn. Từ 8 giờ ngày 7/9, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi Thái Nguyên xả hồ Núi Cốc với lưu lượng 150m3/giây, theo dõi lượng nước về hồ để xả phù hợp nhằm bảo đảm an toàn đập.
Trạm bơm tiêu Cống Táo ở thành phố Phổ Yên với 11 tổ máy, công suất bơm hơn 32 nghìn m3/giờ sẵn sàng vận hành tiêu úng cho khoảng 1.500 ha lúa. Các đơn vị đã kiểm tra, có giải pháp kịp thời để không để xảy ra sạt lở gây thiệt hại tại các bãi thải khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.