Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã anh dũng chiến đấu, giành thắng lợi vang dội trước chiến dịch tập kích bằng B-52 của đế quốc Mỹ với mật danh Linebacker II. Chiến thắng của quân và dân miền bắc trong 12 ngày đêm (18/12/1972 – 29/12/1972) là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần tạo ra bước ngoặt lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử này tiếp tục để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trọng tâm
Hà Nội 12 ngày đêm khói lửa: Bản hùng ca lịch sử Chi tiết
Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã trải qua 12 ngày đêm không ngủ trong chiến dịch không kích hủy diệt của đế quốc Mỹ. Riêng tại Hà Nội, trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12 – 29/12/1972), Mỹ đã tiến hành cuộc ném bom rải thảm, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương sức công phá của 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) tháng 8/1945.
Ngày 6/1/1973, Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở lại bàn đàm phán Paris mang theo ánh hào quang của chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không". Một thành viên cao cấp trong đoàn đàm phán Mỹ đã nói với Cố vấn Lê Đức Thọ rằng: "Nếu các ngài chỉ anh hùng không thôi thì các ngài đã bị chúng tôi nghiền nát; nhưng các ngài còn biết đánh"(1).
Cách đây nửa thế kỷ, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời miền bắc, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công oanh liệt nhất, biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không nơi đâu trên trái đất này, những người từng ở hai đầu chiến tuyến lại có thể trở thành bạn bè, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh như câu chuyện của những cựu phi công Việt Nam và Hoa Kỳ.
Không chỉ góp phần quan trọng cùng Bộ đội Phòng không-Không quân, quân và dân miền bắc đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, mà hiện nay, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không-Không quân) còn luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng là “cái nôi” của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Theo TTXVN, nhà báo kỳ cựu người Đức Hellmut Kapfenberger vừa ra mắt cuốn sách mới về Việt Nam. Cuốn sách là những ghi chép và hình ảnh chân thực mà tác giả thu thập được về cuộc chiến ở Việt Nam năm 1972, khi ông đang là phóng viên thường trú hãng thông tấn ADN của Cộng hòa dân chủ Đức và báo Nước Đức mới tại Hà Nội.
Ngày 31/12, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022).
Là nơi được lựa chọn phát triển thành phố công nghiệp của miền bắc xã hội chủ nghĩa, tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc ngày nay) là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ năm 1972. Cùng với quân, dân cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân Phú Thọ đã quả cảm, quật cường “chia lửa” cùng Thủ đô, góp phần cùng cả nước làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.
Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/9172 hòng “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Trong 12 ngày đêm, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng, tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn. Quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền bắc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến công vô cùng chói lọi!
Những ngày cuối tháng 12 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền bắc thật sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược, mà quan trọng hơn, ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi trực tiếp chỉ huy và thực thi nhiệm vụ đánh trả.
Qua lời gợi mở của một tùy viên quốc phòng, tôi tìm đến Bảo tàng bộ đội phòng không Nga. Trong không gian sắp xếp khoa học, góc Việt Nam hiện lên với những hiện vật giá trị, gợi nhớ trận đánh lịch sử của "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" cách đây 50 năm cùng nhiều sự kiện trong dòng chảy hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Là một trong những phóng viên ảnh trực tiếp tác nghiệp trong 12 ngày đêm giặc Mỹ ném bom Hà Nội tháng 12/1972, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành đã ghi lại những khoảnh khắc không thể quên về một Hà Nội chìm trong khói lửa đau thương mà hào hoa, nghĩa tình. Kỷ niệm 50 năm sự kiện lịch sử này, được sự đồng ý của tác giả, Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh đặc biệt đó.
Là người trực tiếp ghi lại khoảnh khắc lịch sử “Hà Nội 12 ngày đêm”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành (nguyên phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam) vẫn không thể quên được những ký ức đau thương nhưng không kém phần hào hùng 50 năm về trước.
Tại lễ kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” sáng 26/12, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có diễn văn ôn lại cuộc chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của Đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn này.
Sáng 26/12, thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022). Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, “siêu pháo đài bay B-52” thảm bại, không lực Mỹ chịu tổn thất nặng nề.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2022), Bảo tàng Phòng không-Không quân mở cửa đón người dân Hà Nội và du khách tham quan những khí tài chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô suốt 12 ngày đêm bão lửa.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kỳ tích có một không hai, mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ 20 và là bản Hùng ca chói lọi chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sáng 26/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên (số 47, 49, 51 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội).
Những ngày cuối tháng 12 này, tại thành phố Hải Phòng nhộn nhịp các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng hào hùng của quân và dân Hải Phòng cùng Thủ đô Hà Nội và các địa phương miền bắc đã ngoan cường chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".
Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/9172 hòng “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Trong 12 ngày đêm, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng, tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn. Quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền bắc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến công vô cùng chói lọi!
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (18 đến 30/12/1972), máy bay Mỹ đã ném hơn 10 nghìn tấn bom xuống Hà Nội, làm 2.380 người chết, 1.355 người bị thương, nhiều công trình nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,... bị phá hủy.
Mỹ đã sử dụng các căn cứ không quân trên đảo Guam, Thái Lan và Đà Nẵng (Việt Nam) để thực hiện chiến dịch ném bom đánh phá miền bắc Việt Nam và Hà Nội tháng 12/1972.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã sử dụng 197 máy bay B-52, tương đương gần 50% (197/400) máy bay B-52 của toàn nước Mỹ, thực hiện 729 lần ném bom xuống miền bắc Việt Nam và Hà Nội.
Trong chiến dịch phòng không (CDPK) bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền bắc cuối tháng 12/1972, Tiểu đoàn 77 nằm trong đội hình chiến đấu của Trung đoàn tên lửa 257, Sư đoàn phòng không (PK) 361, được giao nhiệm vụ bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Tiểu đoàn 77 đã lập nên một kỳ tích vang dội: Bắn rơi 4 chiếc máy bay B-52 của đế quốc Mỹ, trong đó 3 chiếc rơi tại chỗ. Với chiến công xuất sắc này, Tiểu đoàn 77 là một trong hai tiểu đoàn tên lửa bắn rơi nhiều máy bay B-52 nhất trong toàn bộ chiến dịch.
Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã trải qua 12 ngày đêm không ngủ trong chiến dịch không kích hủy diệt của đế quốc Mỹ. Riêng tại Hà Nội, trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12 – 29/12/1972), Mỹ đã tiến hành cuộc ném bom rải thảm, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương sức công phá của 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) tháng 8/1945.
Trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12-29/12/1972), quân và dân Hà Nội đã khiến "siêu pháo đài bay B-52” thất trận lần đầu tiên trong lịch sử và không quân Mỹ phải chịu thiệt hại nặng nề. Chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không” đã tạo bước ngoặt và đòn quyết định buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Nhân Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức trưng bày triễn lãm “Điện Biên Phủ trên không - Bước ngoặt lịch sử”.
Không nơi đâu trên trái đất này, những người từng ở hai đầu chiến tuyến lại có thể trở thành bạn bè, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh như câu chuyện của những cựu phi công Việt Nam và Hoa Kỳ.
Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền bắc thật sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược, mà quan trọng hơn, ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi trực tiếp chỉ huy và thực thi nhiệm vụ đánh trả.
Là một trong những phóng viên ảnh trực tiếp tác nghiệp trong 12 ngày đêm giặc Mỹ ném bom Hà Nội tháng 12/1972, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành đã ghi lại những khoảnh khắc không thể quên về một Hà Nội chìm trong khói lửa đau thương mà hào hoa, nghĩa tình. Kỷ niệm 50 năm sự kiện lịch sử này, được sự đồng ý của tác giả, Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh đặc biệt đó.
Là người trực tiếp ghi lại khoảnh khắc lịch sử “Hà Nội 12 ngày đêm”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành (nguyên phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam) vẫn không thể quên được những ký ức đau thương nhưng không kém phần hào hùng 50 năm về trước.
Những tư liệu, tài liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 và Viện Viễn Đông Bác cổ thực hiện lần đầu tiên kể với công chúng những câu chuyện thú vị về cây cầu 120 tuổi này.
“Cụm từ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã xuất hiện lần đầu trên Báo Nhân Dân, số báo đăng ngày 29/12/1972. Và từ đó, trở thành tên gọi cho Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ, như một biểu tượng của chiến thắng hào hùng và những ngày đêm khói lửa không thể nào quên…”
Khi điều khiển “pháo đài bay” B-52 vào ném bom với ý định “biến Hà Nội trở về thời đồ đá”, các phi công Mỹ được khích lệ: “Bay vào Hà Nội chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông, ở độ cao 10km, đối phương không thể với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ”. Nhưng chúng không thể ngờ rằng, 12 đêm trên bầu trời Thủ đô cuối tháng 12/1972 thật sự là những đêm kinh hoàng.
Cách đây 50 năm, vào ngày 21 và 22/12, máy bay B-52 của Không quân Mỹ đã “rải thảm” hơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai. Và từ chứng tích Bạch Mai, những thế hệ đi sau đã cùng nhìn lại một quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc, trong sự kiện Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
12 ngày đêm tháng 12/1972 khi không quân Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 điên cuồng bắn phá Hà Nội, Báo Nhân Dân hằng ngày vẫn được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ. Những trang báo năm ấy được ra đời theo cách đặc biệt và ở một vị trí đặc biệt. Đó là căn hầm ngay tại trụ sở Tòa soạn 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Tròn nửa thế kỷ trước, Hà Nội oằn mình gánh chịu hàng chục nghìn tấn bom, hàng trăm quả tên lửa trong suốt 12 ngày đêm cuối cùng của tháng 12 năm 1972. Tròn nửa thế kỷ sau, khán phòng Nhạc viện thánh thót dòng thác thanh âm tuyệt diệu của Hanoi The Transcendence. Trọn bộ 12 Transcendental Studies S.139 của nhà soạn nhạc thiên tài Franz Liszt gợi liên tưởng 12 cung bậc cảm xúc mà Hà Nội đã trải qua, trong 12 ngày đêm đã làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không. Và người Hà Nội hôm nay, trong đêm 9/12/2022 đã được sống lại dòng ký ức đau thương nhưng rất đỗi hào hùng ấy, qua ngón đàn giàu xúc cảm của nghệ sĩ dương cầm tài năng Lưu Hồng Quang.
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (1972-2022), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc tập truyện ký Người lính phi công kể chuyện của tác giả Nguyễn Công Huy.
"28 người tử nạn sau trận ném bom rạng sáng 22/12/1972 nhưng tôi quyết định không sơ tán bệnh viện về Ứng Hòa, Hà Tây. Tập thể nhân viên tiếp tục bám trụ vì còn hàng trăm bệnh nhân cần phải cứu chữa. Anh em hỏi: “Nếu Mỹ tiếp tục ném bom thì sao, anh không thực hiện Chỉ thị, không sợ bị kỷ luật à?”. Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đỗ Doãn Đại đáp: “Nếu bị ném bom lần nữa thì có lẽ mình cũng chết trong đống đổ nát này, còn sống đâu mà sợ kỷ luật”.
50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972 - 12/2022) là dịp cùng nhìn lại lịch sử để thêm tự hào về tinh thần chiến đấu gan dạ, dũng cảm của quân và dân ta. Âm nhạc với khả năng lan tỏa rộng rãi đã góp phần gợi về hào khí của những chiến công.
Tối 16/12, tại khu vực sân khấu đền Bà Kiệu, phố Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Hà Nội tổ chức Chương trình nghệ thuật “Rạng rỡ - Kiêu hùng: 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022) của UBND thành phố Hà Nội.
Năm mươi năm đã qua. Mỗi lần nhớ về 12 ngày đêm Hà Nội chìm ngập trong lửa bom rải thảm B-52 của không lực Hoa Kỳ, khi cả Hà Nội là một chiến trường đánh giặc trên không, lại dội lên những ký ức không bao giờ quên trong đời làm báo. Qua 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" ấy, ta càng hiểu thêm sức mạnh tiềm ẩn, vẻ đẹp bất tận, phẩm giá con người Thủ đô trước bom đạn vô cùng tàn bạo của kẻ thù.
"Chúng tôi đã tập huấn về cách đánh B-52; đã biết vệt rải thảm tạo nên bình địa chết chóc hàng cây số vuông, nên vào cuộc chiến là xác định sẵn sàng hy sinh!"- Đại tá Nguyễn Đình Kiên, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), nguyên sĩ quan điều khiển, Tiểu đoàn 57, Trung đoàn Tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không 361 bảo vệ Hà Nội trong 12 ngày đêm lịch sử, nói.
Đã nửa thế kỷ trôi qua, nhưng ký ức về những ngày tháng chuẩn bị và chiến đấu chống cuộc tập kích không quân chiến lược của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội cuối tháng 12/1972 ấy vẫn là những dấu ấn đậm nét, đáng nhớ nhất trong cuộc đời binh nghiệp của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt - nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân. Có những điều, theo ông, cần nói lại và khẳng định.
Ngẫu nhiên, mà lại rất trùng hợp, cuộc chiến đấu chống lại trận tập kích đường không của Mỹ vào Hà Nội và khi Hà Nội bước vào Toàn quốc kháng chiến đều diễn ra vào những ngày cuối tháng 12. Ở đó, không chỉ có những trận đánh, những bản hùng ca. Ở đó, còn có những câu chuyện về số phận những con người làm nên lịch sử. Và khi hiểu con người Hà Nội, thì ta sẽ hiểu, vì sao chiến thắng là lẽ tất yếu.
Những ngày cuối tháng 12 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Qua lời gợi mở của một tùy viên quốc phòng, tôi tìm đến Bảo tàng bộ đội phòng không Nga. Trong không gian sắp xếp khoa học, góc Việt Nam hiện lên với những hiện vật giá trị, gợi nhớ trận đánh lịch sử của "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" cách đây 50 năm cùng nhiều sự kiện trong dòng chảy hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Tại lễ kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” sáng 26/12, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có diễn văn ôn lại cuộc chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của Đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn này.
Tiến sĩ Thawatchai Dulyasujarit, giảng viên Đại học Rajabhat Sakon Nakhon (Thái Lan) khẳng định, chiến thắng lẫy lừng “Điện Biên Phủ trên không” trước lực lượng không quân Mỹ trên bầu trời miền bắc Việt Nam 50 năm trước đã chứng minh tinh thần quả cảm không gì khuất phục nổi của quân và dân Việt Nam.
12 ngày đêm tháng 12/1972 khi không quân Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 điên cuồng bắn phá Hà Nội, Báo Nhân Dân hằng ngày vẫn được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ. Những trang báo năm ấy được ra đời theo cách đặc biệt và ở một vị trí đặc biệt. Đó là căn hầm ngay tại trụ sở Tòa soạn 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Cách đây tròn 50 năm (tháng 12 năm 1972) quân và dân Hà Nội phối hợp cùng các mặt trận cả nước lập nên kỳ tích "Điện Biên Phủ trên không" đánh sập dã tâm dùng chiến lược "pháo đài bay" B-52 để "đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá", buộc ta phải chấp nhận những yêu sách phi lý do Mỹ đưa ra tại Hội nghị đàm phán ở Pa-ri nhằm lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tròn nửa thế kỷ trước, Hà Nội oằn mình gánh chịu hàng chục nghìn tấn bom, hàng trăm quả tên lửa trong suốt 12 ngày đêm cuối cùng của tháng 12 năm 1972. Tròn nửa thế kỷ sau, khán phòng Nhạc viện thánh thót dòng thác thanh âm tuyệt diệu của Hanoi The Transcendence. Trọn bộ 12 Transcendental Studies S.139 của nhà soạn nhạc thiên tài Franz Liszt gợi liên tưởng 12 cung bậc cảm xúc mà Hà Nội đã trải qua, trong 12 ngày đêm đã làm nên kỳ tích Điện Biên Phủ trên không. Và người Hà Nội hôm nay, trong đêm 9/12/2022 đã được sống lại dòng ký ức đau thương nhưng rất đỗi hào hùng ấy, qua ngón đàn giàu xúc cảm của nghệ sĩ dương cầm tài năng Lưu Hồng Quang.
Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga nhân dịp 50 năm chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không" (12/1972-12/2022), Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt, Giáo sư Vladimir Buyanov nhấn mạnh đây là sự kiện vẻ vang trong lịch sử quân sự của dân tộc Việt Nam.
Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã trải qua 12 ngày đêm không ngủ trong chiến dịch không kích hủy diệt của đế quốc Mỹ. Riêng tại Hà Nội, trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12 – 29/12/1972), Mỹ đã tiến hành cuộc ném bom rải thảm, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương sức công phá của 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) tháng 8/1945.
Ngày 6/1/1973, Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở lại bàn đàm phán Paris mang theo ánh hào quang của chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không". Một thành viên cao cấp trong đoàn đàm phán Mỹ đã nói với Cố vấn Lê Đức Thọ rằng: "Nếu các ngài chỉ anh hùng không thôi thì các ngài đã bị chúng tôi nghiền nát; nhưng các ngài còn biết đánh"(1).
"Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" là chiến thắng có tầm chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam, đóng vai trò trực tiếp và quyết định vào việc ép đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trong trận chiến chống lại cuộc tập kích đường không của quân đội Mỹ những ngày cuối năm 1972, bên cạnh lực lượng chính quy, lực lượng dân quân tự vệ các cơ quan tại Hà Nội đã góp phần tạo nên lưới lửa dày đặc, cùng toàn thể quân dân tạo nên trận Điện Biên Phủ trên bầu trời Thủ đô. Đó là chiến thắng của thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
Nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2022), sáng 9/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972” - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại.
Cách đây nửa thế kỷ, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời miền bắc, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công oanh liệt nhất, biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với hơn 130 tham luận được nghiên cứu công phu, Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không 1972 - Sức mạnh Việt Nam và tầm vóc thời đại” sẽ diễn ra vào ngày 9/12 tới đây tại Thủ đô Hà Nội.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; quán triệt sâu sắc lời căn dặn của Người: “Muốn bắt cọp thì phải vào tận hang”, ngay từ tháng 5/1966, theo chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh, Đảng ủy Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ) đã đưa Trung đoàn Tên lửa 238 vào tuyến lửa Vĩnh Linh vừa trực tiếp chiến đấu, vừa nghiên cứu cách đánh B-52.
Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, đế quốc Mỹ đã phá vỡ đàm phán và bí mật lập kế hoạch chuẩn bị chiến dịch mang mật danh Linebacker II" vào đánh phá Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972. Nhưng với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Bác Hồ đã dự đoán trước được âm mưu và thủ đoạn đó của địch, nên đã lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân ta chủ động mở chiến dịch phòng không (CDPK) đánh bại cuộc tập kích đường không (TKĐK) chiến lược bằng B-52 của địch, làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” (1972-2022), sáng 16/11, Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức Hội thảo khoa học “Điện Biên Phủ trên không: Ý chí và niềm tin tất thắng”.
Ngày 31/12, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022).
Sáng 26/12, thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022). Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, “siêu pháo đài bay B-52” thảm bại, không lực Mỹ chịu tổn thất nặng nề.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kỳ tích có một không hai, mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ 20 và là bản Hùng ca chói lọi chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sáng 26/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên (số 47, 49, 51 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội).
Những ngày cuối tháng 12 này, tại thành phố Hải Phòng nhộn nhịp các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng hào hùng của quân và dân Hải Phòng cùng Thủ đô Hà Nội và các địa phương miền bắc đã ngoan cường chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".
Trong trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, có một chiếc máy bay B-52 đã bị bắn cháy và rơi xuống nội thành Hà Nội. Bên xác chiếc máy bay ấy, những nhân chứng lịch sử đã làm sống lại những ký ức về một thời lửa đạn xưa.
50 năm trôi qua sau đêm máy bay B-52 rải thảm, từ đống đổ nát, người dân phố Khâm Thiên ngày ấy đã đứng dậy, vượt qua thương đau, mất mát, tạo dựng cuộc sống mới ngày một ấm no, sung túc hơn.
Tháng 11, Moscow tuyết ngập bàn chân. Kết thúc sự kiện ở Ủy ban Cựu chiến binh, ông Viktor Filippov kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện về trận đánh “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cách đây 50 năm, khi ông cùng những người đồng chí, người bạn Việt Nam dũng cảm góp sức đánh tan âm mưu quân đội đế quốc Mỹ.
Ngày 22/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", kỷ niệm 78 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chương trình giao lưu: “Bầu trời và Mặt đất”, gặp gỡ một số nhân chứng lịch sử tham gia chiến đấu chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Tối 21/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca bầu trời”.
Sáng 21/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972-18/12/2022). Tham dự có các nhân chứng lịch sử là nguyên lãnh đạo, y, bác sĩ và cán bộ, nhân viên của Bệnh viện đã từng trải qua trận chiến 12 ngày đêm không thể nào quên.
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân; 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chiều 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt đoàn đại biểu các cựu chiến binh Bộ đội Tên lửa phòng không và Sư đoàn 361.
Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội bổ sung nhiều hiện vật, tài liệu quý liên quan đến sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở, làm việc, viết Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, Hà Nội) vào cuối năm 1946.
Chiều 19/12, tại Hà Nội, Quân chủng Phòng không-Không quân long trọng tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” và đón Chủ tịch nước thăm, làm việc tại Quân chủng đúng vào dịp kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 33 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 76 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Sáng 19/12, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã thăm, tặng quà các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.
Hồ Hữu Tiệp là nơi duy nhất tại nội thành Hà Nội có xác máy bay B-52 trúng tên lửa rơi xuống. Vào dịp này, quận Ba Đình đã tổ chức triển lãm hình ảnh, hiện vật ngay bên hồ để ôn lại ký ức năm xưa.
Những năm tháng lịch sử, những ký ức của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm oanh liệt của quân và dân Hà Nội đã được kể lại qua những câu chuyện, những hiện vật và cả những nhân chứng tại triển lãm “Máu và Hoa - Hà Nội 12 ngày đêm” tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, số 25 Tôn Đản, Hà Nội.
Tháng 12, nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972 - 12/2022). Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, triển lãm đã và đang được tổ chức.
Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chiều 16/12, tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp Bảo tàng Chiến thắng B52 (Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) khai mạc trưng bày, giới thiệu các hiện vật, hình ảnh về chiến dịch Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
20 giờ 13 phút 18/12/1972 Máy bay B-52 đầu tiên bị lực lượng phòng không bắn rơi trên bầu trời Hà Nội
7 giờ sáng 30/12/1972 Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục đàm phán, ký kết Hiệp định Paris
81 Máy bay các loại của không quân Mỹ bị bắn rơi trong 12 ngày đêm
34 Máy bay B-52 bị bắn rơi trong 12 ngày đêm
Không quân Mỹ tổn thất Hơn 100 phi công trong 12 ngày đêm
Hơn 100 ngàn tấn bom Không quân Mỹ đã rải xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền bắc trong 12 ngày đêm
2.368 Dân thường thiệt mạng do bom đạn của không quân Mỹ trong 12 ngày đêm
5.480 Ngôi nhà bị phá sập do bom đạn của không quân Mỹ trong 12 ngày đêm