Không chỉ góp phần quan trọng cùng Bộ đội Phòng không-Không quân, quân và dân miền bắc đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, mà hiện nay, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không-Không quân) còn luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng là “cái nôi” của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Ngày 31/12, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022).
Không nơi đâu trên trái đất này, những người từng ở hai đầu chiến tuyến lại có thể trở thành bạn bè, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh như câu chuyện của những cựu phi công Việt Nam và Hoa Kỳ.
Là nơi được lựa chọn phát triển thành phố công nghiệp của miền bắc xã hội chủ nghĩa, tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc ngày nay) là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ năm 1972. Cùng với quân, dân cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân Phú Thọ đã quả cảm, quật cường “chia lửa” cùng Thủ đô, góp phần cùng cả nước làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.
Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/9172 hòng “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Trong 12 ngày đêm, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng, tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn. Quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền bắc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến công vô cùng chói lọi!
Những ngày cuối tháng 12 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền bắc thật sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược, mà quan trọng hơn, ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi trực tiếp chỉ huy và thực thi nhiệm vụ đánh trả.
Qua lời gợi mở của một tùy viên quốc phòng, tôi tìm đến Bảo tàng bộ đội phòng không Nga. Trong không gian sắp xếp khoa học, góc Việt Nam hiện lên với những hiện vật giá trị, gợi nhớ trận đánh lịch sử của "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" cách đây 50 năm cùng nhiều sự kiện trong dòng chảy hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Tại lễ kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” sáng 26/12, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có diễn văn ôn lại cuộc chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của Đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn này.
Sáng 26/12, thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022). Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, “siêu pháo đài bay B-52” thảm bại, không lực Mỹ chịu tổn thất nặng nề.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2022), Bảo tàng Phòng không-Không quân mở cửa đón người dân Hà Nội và du khách tham quan những khí tài chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô suốt 12 ngày đêm bão lửa.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kỳ tích có một không hai, mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ 20 và là bản Hùng ca chói lọi chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sáng 26/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên (số 47, 49, 51 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội).
Những ngày cuối tháng 12 này, tại thành phố Hải Phòng nhộn nhịp các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng hào hùng của quân và dân Hải Phòng cùng Thủ đô Hà Nội và các địa phương miền bắc đã ngoan cường chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".
Trong trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, có một chiếc máy bay B-52 đã bị bắn cháy và rơi xuống nội thành Hà Nội. Bên xác chiếc máy bay ấy, những nhân chứng lịch sử đã làm sống lại những ký ức về một thời lửa đạn xưa.
Những tư liệu, tài liệu, hình ảnh được trưng bày tại triển lãm “Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử” do Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1 và Viện Viễn Đông Bác cổ thực hiện lần đầu tiên kể với công chúng những câu chuyện thú vị về cây cầu 120 tuổi này.
“Cụm từ “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã xuất hiện lần đầu trên Báo Nhân Dân, số báo đăng ngày 29/12/1972. Và từ đó, trở thành tên gọi cho Chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ, như một biểu tượng của chiến thắng hào hùng và những ngày đêm khói lửa không thể nào quên…”
Sáng 23/12, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã khai mạc lớp bồi dưỡng, cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn mới năm 2022 cho các đồng chí là lãnh đạo các phòng chuyên môn, cán bộ, chuyên viên phòng lý luận chính trị-lịch sử Đảng của hệ thống tuyên giáo Thủ đô; lãnh đạo trung tâm chính trị các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
Tiến sĩ Thawatchai Dulyasujarit, giảng viên Đại học Rajabhat Sakon Nakhon (Thái Lan) khẳng định, chiến thắng lẫy lừng “Điện Biên Phủ trên không” trước lực lượng không quân Mỹ trên bầu trời miền bắc Việt Nam 50 năm trước đã chứng minh tinh thần quả cảm không gì khuất phục nổi của quân và dân Việt Nam.
Khi điều khiển “pháo đài bay” B-52 vào ném bom với ý định “biến Hà Nội trở về thời đồ đá”, các phi công Mỹ được khích lệ: “Bay vào Hà Nội chỉ như cuộc dạo chơi trong đêm phương Đông, ở độ cao 10km, đối phương không thể với tới, các bạn chỉ cần ấn nút rồi trở về căn cứ an toàn, sạch sẽ”. Nhưng chúng không thể ngờ rằng, 12 đêm trên bầu trời Thủ đô cuối tháng 12/1972 thật sự là những đêm kinh hoàng.
50 năm trôi qua sau đêm máy bay B-52 rải thảm, từ đống đổ nát, người dân phố Khâm Thiên ngày ấy đã đứng dậy, vượt qua thương đau, mất mát, tạo dựng cuộc sống mới ngày một ấm no, sung túc hơn.
Tháng 11, Moscow tuyết ngập bàn chân. Kết thúc sự kiện ở Ủy ban Cựu chiến binh, ông Viktor Filippov kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện về trận đánh “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cách đây 50 năm, khi ông cùng những người đồng chí, người bạn Việt Nam dũng cảm góp sức đánh tan âm mưu quân đội đế quốc Mỹ.
Cách đây 50 năm, vào ngày 21 và 22/12, máy bay B-52 của Không quân Mỹ đã “rải thảm” hơn 100 quả bom xuống Bệnh viện Bạch Mai. Và từ chứng tích Bạch Mai, những thế hệ đi sau đã cùng nhìn lại một quá khứ đau thương nhưng hào hùng của dân tộc, trong sự kiện Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không".
Ngày 22/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", kỷ niệm 78 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức chương trình giao lưu: “Bầu trời và Mặt đất”, gặp gỡ một số nhân chứng lịch sử tham gia chiến đấu chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.
12 ngày đêm tháng 12/1972 khi không quân Mỹ dùng “pháo đài bay” B-52 điên cuồng bắn phá Hà Nội, Báo Nhân Dân hằng ngày vẫn được xuất bản đều đặn để kịp đến tay đồng bào, chiến sĩ. Những trang báo năm ấy được ra đời theo cách đặc biệt và ở một vị trí đặc biệt. Đó là căn hầm ngay tại trụ sở Tòa soạn 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, trung tâm Thủ đô Hà Nội.
Tối 21/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca bầu trời”.
Sáng 21/12, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức lễ Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (18/12/1972-18/12/2022). Tham dự có các nhân chứng lịch sử là nguyên lãnh đạo, y, bác sĩ và cán bộ, nhân viên của Bệnh viện đã từng trải qua trận chiến 12 ngày đêm không thể nào quên.
Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (18 đến 30/12/1972), máy bay Mỹ đã ném hơn 10 nghìn tấn bom xuống Hà Nội, làm 2.380 người chết, 1.355 người bị thương, nhiều công trình nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,... bị phá hủy.
Chia sẻ với phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga nhân dịp 50 năm chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không" (12/1972-12/2022), Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt, Giáo sư Vladimir Buyanov nhấn mạnh đây là sự kiện vẻ vang trong lịch sử quân sự của dân tộc Việt Nam.