Năm 1954, Hiệp định Geneva tạm thời chia cắt nước ta thành hai miền nam - bắc qua Vĩ tuyến 17. Sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trở thành “nhân chứng lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt của dân tộc ròng rã hơn 20 năm. Nằm ở Vĩ tuyến 17, vùng đất Vĩnh Linh thuộc bờ bắc sông Bến Hải với vị trí “đầu sóng ngọn gió”, “đứng mũi chịu sào” vào năm 1955 đã được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ quyết định thành lập thành một đơn vị hành chính đặc biệt (đặc khu) - “ngang với một tỉnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ Trung ương”, với tên gọi chính thức là Khu vực Vĩnh Linh. Kể từ đó, Vĩnh Linh vừa là đầu cầu giới tuyến, vừa là tiền đồn miền bắc xã hội chủ nghĩa và là hậu phương cho chiến trường miền nam.
Hơn 20 năm đất nước bị chia cắt, vượt lên bom đạn của kẻ thù, của nỗi đau li tán là khát vọng hòa bình, thống nhất non sông luôn chảy trong huyết quản của mỗi người dân nơi Vĩ tuyến 17.
Bước ra khỏi chiến tranh, những "vùng đất lửa" năm nào ở đôi bờ Bến Hải đã và đang đổi thay từng ngày, trở thành biểu tượng của niềm vui đoàn tụ, khát vọng hòa bình của thời đại.
Trong hơn 7.000 ngày đêm khắc khoải đợi chờ, có những mối tình đã nảy nở ở cả hai bờ nam bắc. Tình yêu và sự sống mang theo hy vọng cũng là những điều chưa từng nguội tắt suốt hơn 20 năm dòng Bến Hải, cầu Hiền Lương bị chia đôi, xẻ nửa.
Để giải phóng miền nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975, lịch sử dân tộc có những giai đoạn bi hùng và đau thương. Cha ông chúng ta đã không quản hy sinh, gian khổ, đứng lên đấu tranh với khát vọng non sông thống nhất để hôm nay mọi người được sống trong không khí hòa bình, đoàn kết và hòa hợp vì một Việt Nam anh hùng, thịnh vượng.
Từ năm 1956, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng hòa từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử hiệp thương thống nhất hai miền, đồng thời tuyên bố khóa tuyến, chặt đứt đường giao thương giữa hai miền qua cầu Hiền Lương. Vào thời điểm ấy, ở phía bờ Nam, một cuộc chiến đấu lặng thầm cũng bắt đầu được dấy lên cùng khát vọng hòa bình, thống nhất non sông cháy bỏng.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Trị, xin trân trọng gửi tới bạn đọc những câu chuyện, cũng là góc nhìn của chính những người đã từng gắn bó cả thanh xuân với sông tuyến, cầu ma (như cách gọi của cụ Nguyễn Tuân) nơi vĩ tuyến 17 huyền thoại ngày nào.
Huyện Vĩnh Linh đang có đàn trâu, bò với số lượng lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, để có được như hôm nay, một câu chuyện ít người được biết đó là vào cuối những năm 60 thế kỷ trước, Vĩnh Linh đã tổ chức một cuộc sơ tán rầm rộ 760 con trâu, bò ra tỉnh Hà Tĩnh để bảo toàn công cụ sản xuất. Cuộc sơ tán hoàn thành được xem như một kỳ tích. 34 thanh niên khỏe mạnh nhận nhiệm vụ nặng nề sơ tán đàn trâu, bò ngày ấy nay chẳng còn lại được mấy người.
Tròn 50 năm trước, có một vết thương hằn mãi trong lòng dân Vĩnh Linh. Ðó là câu chuyện về chuyến xe chở học sinh của Vĩnh Linh sơ tán ra miền Bắc bị máy bay Mỹ ném bom làm chết 39 em nhỏ trong chiến dịch mang mật danh K8. Trong trang sử của mảnh đất này, cái chết của 39 em bé trên chuyến xe định mệnh ấy là nỗi đau khắc khoải nhất, dù đã tròn nửa thế kỷ trôi qua.
NDĐT - Là một trong số những nhà làm phim tài liệu thời kỳ chiến tranh chống Mỹ xông pha vào chiến trường Quảng Trị những năm 1968-1972, nhà quay phim lão thành Ma Cường đã có một số bộ phim tài liệu “để đời”, trong đó “Lũy thép Vĩnh Linh” do ông thực hiện, đạo diễn, NSND Nguyễn Ngọc Quỳnh chỉ đạo đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh cao quý.
Cách đây 45 năm, một trận đánh bi tráng đã diễn ra vào ngày 16-10-1968 tại Cao điểm 21 xã Gio Mỹ (Gio Linh, Quảng Trị) làm 32 cán bộ, chiến sĩ Trung đội 6 (Ðại đội 2, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 270, Ðặc khu Vĩnh Linh) và phân đội hỏa lực tăng cường anh dũng hy sinh, chỉ còn một người duy nhất trở về sau trận đánh, đó là thương binh Hoàng Ngọc Bích, chiến sĩ liên lạc Ðại đội 2.
Chương trình nghệ thuật chính luận “Vĩ tuyến 17 - Khát vọng hòa bình” tại Kỳ đài bờ bắc sông Bến Hải-cầu Hiền Lương vừa khép lại với nhiều cảm xúc của đông đảo khán giả, đặc biệt là với người dân Quảng Trị ở đôi bờ giới tuyến 70 năm trước. Xin điểm lại những hình ảnh xúc động của chương trình.
Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải là nơi phân chia giới tuyến, chia cắt hai miền nam-bắc 70 năm trước. Cụm di tích chứa đựng trong mình những giá trị lịch sử, đồng thời cũng là biểu tượng cho khát vọng hòa bình.