Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã anh dũng chiến đấu, giành thắng lợi vang dội trước chiến dịch tập kích bằng B-52 của đế quốc Mỹ với mật danh Linebacker II. Chiến thắng của quân và dân miền bắc trong 12 ngày đêm (18/12/1972 – 29/12/1972) là sự kiện lịch sử trọng đại và là kỳ tích có một không hai - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần tạo ra bước ngoặt lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước. Chiến thắng lịch sử này tiếp tục để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tròn 50 năm trước, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều địa phương ở miền bắc đã trải qua 12 ngày đêm không ngủ trong chiến dịch không kích hủy diệt của đế quốc Mỹ. Riêng tại Hà Nội, trong 12 ngày đêm khói lửa (từ ngày 18/12 – 29/12/1972), Mỹ đã tiến hành cuộc ném bom rải thảm, trút xuống một khối lượng bom đạn khổng lồ tương đương sức công phá của 2 quả bom nguyên tử đã ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) tháng 8/1945.
Ngày 6/1/1973, Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở lại bàn đàm phán Paris mang theo ánh hào quang của chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không". Một thành viên cao cấp trong đoàn đàm phán Mỹ đã nói với Cố vấn Lê Đức Thọ rằng: "Nếu các ngài chỉ anh hùng không thôi thì các ngài đã bị chúng tôi nghiền nát; nhưng các ngài còn biết đánh"(1).
Cách đây nửa thế kỷ, quân và dân ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ trên bầu trời miền bắc, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Chiến thắng "Hà Nội-Ðiện Biên Phủ trên không" là một trong những chiến công oanh liệt nhất, biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, để lại nhiều bài học quý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không nơi đâu trên trái đất này, những người từng ở hai đầu chiến tuyến lại có thể trở thành bạn bè, cùng nhau hàn gắn vết thương chiến tranh như câu chuyện của những cựu phi công Việt Nam và Hoa Kỳ.
Không chỉ góp phần quan trọng cùng Bộ đội Phòng không-Không quân, quân và dân miền bắc đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, mà hiện nay, Sư đoàn 371 (Quân chủng Phòng không-Không quân) còn luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ, xứng đáng là “cái nôi” của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Theo TTXVN, nhà báo kỳ cựu người Đức Hellmut Kapfenberger vừa ra mắt cuốn sách mới về Việt Nam. Cuốn sách là những ghi chép và hình ảnh chân thực mà tác giả thu thập được về cuộc chiến ở Việt Nam năm 1972, khi ông đang là phóng viên thường trú hãng thông tấn ADN của Cộng hòa dân chủ Đức và báo Nước Đức mới tại Hà Nội.
Ngày 31/12, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc vận động sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật với chủ đề Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022).
Là nơi được lựa chọn phát triển thành phố công nghiệp của miền bắc xã hội chủ nghĩa, tỉnh Vĩnh Phú (Phú Thọ và Vĩnh Phúc ngày nay) là trọng điểm đánh phá trong chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ năm 1972. Cùng với quân, dân cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân Phú Thọ đã quả cảm, quật cường “chia lửa” cùng Thủ đô, góp phần cùng cả nước làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu.
Đế quốc Mỹ liên tiếp thực hiện hai cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc mà đỉnh cao là cuộc tập kích đường không chiến lược cuối tháng 12/9172 hòng “đưa miền bắc về thời kỳ đồ đá”. Trong 12 ngày đêm, giặc Mỹ muốn biến Hà Nội thành bãi chiến trường của cuộc đọ sức cuối cùng mà chúng tưởng nắm chắc phần thắng trong tay. Nhưng, tất cả mọi tính toán điên cuồng đó đều bị đảo lộn hoàn toàn. Quân và dân Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và một số địa phương miền bắc phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không quy mô lớn chưa từng có của đế quốc Mỹ, làm nên một chiến công vô cùng chói lọi!
Những ngày cuối tháng 12 lịch sử, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vui mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, trong bối cảnh cả nước đang ra sức thi đua vượt qua khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp vào cuộc sống.
Đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay ném bom B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số mục tiêu trọng điểm khác trên miền bắc thật sự là một cuộc đấu trí, đấu lực cân não không chỉ của lãnh đạo cấp chiến lược, mà quan trọng hơn, ở cấp chiến dịch và chiến thuật, nơi trực tiếp chỉ huy và thực thi nhiệm vụ đánh trả.
Qua lời gợi mở của một tùy viên quốc phòng, tôi tìm đến Bảo tàng bộ đội phòng không Nga. Trong không gian sắp xếp khoa học, góc Việt Nam hiện lên với những hiện vật giá trị, gợi nhớ trận đánh lịch sử của "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" cách đây 50 năm cùng nhiều sự kiện trong dòng chảy hợp tác Việt Nam-LB Nga.
Là một trong những phóng viên ảnh trực tiếp tác nghiệp trong 12 ngày đêm giặc Mỹ ném bom Hà Nội tháng 12/1972, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành đã ghi lại những khoảnh khắc không thể quên về một Hà Nội chìm trong khói lửa đau thương mà hào hoa, nghĩa tình. Kỷ niệm 50 năm sự kiện lịch sử này, được sự đồng ý của tác giả, Báo Nhân Dân xin giới thiệu tới bạn đọc bộ ảnh đặc biệt đó.
Là người trực tiếp ghi lại khoảnh khắc lịch sử “Hà Nội 12 ngày đêm”, nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành (nguyên phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam) vẫn không thể quên được những ký ức đau thương nhưng không kém phần hào hùng 50 năm về trước.
Tại lễ kỷ niệm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” sáng 26/12, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có diễn văn ôn lại cuộc chiến đấu anh dũng, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược đường không của Đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài diễn văn này.
Sáng 26/12, thành phố Hà Nội và Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (12/1972-12/2022). Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh, “siêu pháo đài bay B-52” thảm bại, không lực Mỹ chịu tổn thất nặng nề.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2022), Bảo tàng Phòng không-Không quân mở cửa đón người dân Hà Nội và du khách tham quan những khí tài chiến đấu bảo vệ vùng trời Thủ đô suốt 12 ngày đêm bão lửa.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là kỳ tích có một không hai, mang tầm vóc lịch sử ở thế kỷ 20 và là bản Hùng ca chói lọi chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Sáng 26/12, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Di tích Đài tưởng niệm Khâm Thiên (số 47, 49, 51 phố Khâm Thiên, phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội).
Những ngày cuối tháng 12 này, tại thành phố Hải Phòng nhộn nhịp các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng hào hùng của quân và dân Hải Phòng cùng Thủ đô Hà Nội và các địa phương miền bắc đã ngoan cường chiến đấu đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ, làm nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không".